Ngổn ngang bức tranh thế giới 2016

Chưa đầy một tuần nữa, thế giới sẽ bước sang năm 2017 với nhiều vấn đề ngổn ngang mà năm 2016 để lại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 10 sự kiện đối ngoại nổi bật 2016
ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 10 kết quả nổi bật, 9 tồn tại, hạn chế năm 2016

Nhân dịp này, Báo Thế giới & Việt Nam xin chia sẻ những đánh giá của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an, về thế giới trong năm qua với những xu thế kinh tế – chính trị lớn có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện quốc tế trong tương lai gần.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016
Bức tranh thế giới năm 2016 có gì đặc biệt hơn so với năm 2015 và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến năm 2017? (Nguồn: The Economist)

Mảnh đất phát triển khó khăn

Về cơ bản, bức tranh kinh tế thế giới năm 2016 có thể đánh giá dựa trên hai mảnh ghép lớn của Nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới G20 bởi G20 hiện chiếm đến 85% nền kinh tế thế giới, 90% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Hai mảnh ghép này sẽ gồm Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) và những nước còn lại (tạm gọi là G13).

“Mọi chuyện bắt đầu từ kinh tế, chính trị – an ninh cũng bắt nguồn từ lợi ích kinh tế, một quốc gia hành xử như thế nào cũng tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế của họ mà thôi”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Trong năm 2016, nền kinh tế của G7 về cơ bản giậm chân tại chỗ, không có bước tiến rõ rệt so với năm 2015. Trong nhóm bảy nước, Mỹ là khá hơn cả nhưng vẫn chưa thể bứt lên rõ rệt. Các thành viên G7 khác như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) vẫn loay hoay. Nếu trừ đi khủng hoảng Hy Lạp, khó khăn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy,… có thể nói bức tranh kinh tế châu Âu không sáng hơn năm 2015 bao nhiêu. Bên cạnh đó, Nhật Bản gần như giậm chân tại chỗ, chiến lược kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe –Abenomic, không phát huy được hiệu quả rõ nét như năm 2015.

Trong 3 trung tâm kinh tế thế giới hiện nay thì Mỹ khá hơn cả nhưng nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ này vẫn chưa bước vào một giai đoạn phát triển mới. Đó là nét mới trong năm 2016 bởi, từ đại suy thoái 1929-1933 cho đến nay thì Mỹ đã trải qua 7 cuộc suy thoái. Sáu lần trước chỉ kéo dài tối đa 3 năm, sau đó Washington sẽ bước vào giai đoạn phát triển. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng 2008, phải mất đến 4 năm (2012) Washington mới thoát khỏi đáy suy thoái để phát triển, nhưng với tốc độ rất chậm. Tính đến nay, đã qua 8 năm mà nước Mỹ vẫn chưa thể có bước tiến lớn nào.

Còn trong G13, chỉ có Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi là có tình hình khả quan hơn cả. Với chính sách kinh tế mới, ông Modi đã giúp nền kinh tế Ấn Độ phát triển ở mức tương đối nhưng cũng đủ để khả quan hơn so với Trung Quốc. Mười hai quốc gia còn lại trong nhóm này vẫn nặng nề: Trung Quốc ngày càng tăng trưởng chậm, loay hoay tìm mô hình phát triển mới. Với một nền kinh tế được ví như “con bạch tuộc khổng lồ”, Bắc Kinh sẽ còn phải mất hàng chục năm để tìm ra hướng phát triển mới. Do đó Trung Quốc vẫn không làm được gì nhiều hơn so với năm 2015.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016

“May thay, kinh tế thế giới năm 2016 không có nhiều điểm đen như năm 2015”, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an Lê Văn Cương nhận định. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, năm 2016 cũng là năm mà sự giằng co giữa xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa vô cùng mạnh mẽ.

Ở Đại Tây Dương, là sự khó khăn của Hiệp định Thương mại tự do Xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU và Mỹ, cho dù đã được cứu vớt lại ở nửa cuối năm bởi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Canada và EU cùng sự tiến bộ không thể phủ nhận của 12 quốc gia thành viên khi hoàn tất đàm phán Hiệp định này.

Bên cạnh đó, năm 2016 cũng nổi lên sự giằng co giữa toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa, rõ rệt hơn nhiều so với năm 2015. Sự kiện nước Anh trưng cầu dân ý để rời khỏi EU - Brexit hay bầu cử Tổng thống Mỹ với sự đắc cử của ứng cử viên đảng Cộng hòa mang tư tưởng bảo hộ mậu dịch mạnh mẽ như ông Donald Trump đều là những biểu hiện thực chất của cuộc đối đầu này. Năm 2016 có thể coi là “bước ngoặt lịch sử” trong công cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa trong lịch sử phát triển nhân loại.

Sự giằng co quyết liệt giữa toàn cầu hóa, chống toàn cầu hóa và khu vực hóa trong năm 2016 khiến chủ nghĩa dân túy phát triển. "Chủ nghĩa dân túy đã phát triển mạnh mẽ như thế trên mảnh đất kinh tế của nó. Như nhiều hệ tư tưởng khác, chủ nghĩa dân túy có cội nguồn kinh tế của nó", Thiếu tướng Lê Văn Cương lý giải.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016

Những mảng sáng-tối đan xen

Về an ninh – chính trị, cục bộ thế giới có những mảng sáng tối căng thẳng đối đầu và hợp tác xen lẫn nhau nhưng không có sự kiện nào đột phá làm thay đổi tương quan lực lượng của các trung tâm quyền lực.

Tuy nhiên, các vụ việc – vấn đề đối đầu theo cặp quan hệ nước lớn lại bùng nổ gay gắt hơn. Ở Đại Tây Dương là cặp quan hệ Mỹ – Nga. Sự hợp tác chống tổ chức Nhà nước Hồi giao (IS) tự xưng ở Syria đầu 2016 đến tháng 10 tạo ra thời kỳ tương đối yên ổn. Tuy nhiên, khi chiến trường Syria chuyển sang bước ngoặt với sự thắng thế của lực lượng Tổng thống Syria Bashar al-Assad cùng sự hậu thuẫn của Moscow, quan hệ Mỹ – Nga xuống thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Nga lập tức cho dừng thực thi thỏa thuận tiêu hủy 30 tấn plutonium có thể dùng để tạo ra 17.000 quả bom nguyên tử, điều khiến không chỉ Washington mà còn cả cộng đồng quốc tế quan ngại. Và tất nhiên, chiến trường Syria lại đi vào bế tắc. Có thể nói, tình hình phía Tây bán cầu căng thẳng hơn 2015.

Ở Châu Á – Thái Bình Dương, đối đầu Mỹ – Trung cũng cam go hơn so với năm trước. Những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông như cải tạo đảo, xây công trình phục vụ mục đích quân sự ngày càng nguy hiểm. Việc Bắc Kinh lắp 2 tổ hợp 8 tên lửa đất đối không ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), lắp 4 tổ hợp radar tần số cao phục vụ mục đích quân sự ở Trường Sa tạo nên nguy cơ to lớn khi rất có thể, từ tháng 6/2016 thì mọi máy bay tàu thuyền đi vào Biển Đông qua eo biển Malacca đều bị Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016
Mối quan hệ nước lớn Mỹ - Nga - Trung trong năm 2016 có phần gay gắt hơn do nhiều tình tiết mới tại khu vực. (Nguồn: You Tube)

Một sự kiện động trời khác là vào ngày 12/7, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 ra phán quyết về vụ tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Đây có thể coi là một dấu mốc đáng ghi nhận trong lịch sử tài phán quốc tế khi 7/15 điểm mà Philippines yêu cầu được Tòa trọng tài thụ lý với phán quyết bác bỏ gốc rễ yêu sách đường 9 đoạn của Bắc Kinh. Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, phán quyết này làm thức tỉnh toàn thế giới, giúp các quốc gia nhận thức được rõ hơn cục diện tranh chấp trên Biển Đông cũng như là “giọt nước tràn ly” làm quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng hơn.

Nhân tố thứ hai khiến quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng là cách hành xử của Triều Tiên. Đầu năm Bình Nhưỡng cho thử tên lửa đạn đạo, sau đó là thử vũ khí hạt nhân – các hành động đi ngược lại 4 nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hành động này dẫn đến hậu quả tất yếu là Hàn Quốc không còn kiên nhẫn nữa.

Kể từ khi nhậm chức năm 2012, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã cố gắng hợp tác với Trung Quốc và hy vọng thông qua đây có thể kiềm chế Triều Tiên. Năm 2014-2015 có thể coi là đỉnh cao quan hệ Trung – Hàn. Nhưng đến năm 2016, Seul đã hướng đến biện pháp phòng thủ thực tế hơn – đó là cho phép Mỹ thiết lập Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Điểm mới ở châu Á – Thái Bình Dương là trong năm 2016, mối quan hệ Mỹ – Nhật – Hàn đã được thắt chặt hơn để, có thể với lý do để kiềm chế Triều Tiên, nhưng cũng là để ngăn chặn Trung Quốc. Nhưng về cơ bản Mỹ – Nga vẫn căng hơn Mỹ – Trung.

Những vấn đề toàn cầu khác như việc chung tay giải quyết vấn đề môi trường, xóa đói giảm nghèo,… vẫn chỉ có những bước tiến nhỏ. Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bước đầu đã thành công khi được sự ủng hộ của các quốc gia phát thải khí lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng di cư không chỉ ở châu Âu mà còn lan ra toàn thế giới.

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 2016 - Năm đặc biệt của lịch sử thế giới

Năm 2016 là một năm khá đặc biệt với lịch sử thế giới. Nhiều sự kiện đã diễn ra khiến nhân loại không thể nào ...

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 Những gương mặt nổi bật trên chính trường quốc tế năm 2016

Theo Tân Hoa xã, đó là Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May và tân Tổng thư ký Liên hợp ...

ngon ngang bu c tranh the gio i 2016 2016: Năm của nhiều bất ngờ

Tờ Le Figaro (Pháp) đã điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong năm vừa qua và đề xuất hai hướng đi cho ngành ...

Minh Tuấn (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Nhìn lại năm 2016

Đọc thêm

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động