Nhỏ Bình thường Lớn

Người Việt trở về từ Guinea Xích đạo - Chuyến bay thắm nghĩa đồng bào

TGVN. Đúng 15h10 ngày 29/7, chuyến bay chở 219 lao động Việt Nam trở về từ vùng Guinea Xích Đạo xa xôi đã hạ cánh xuống Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài - Hà Nội an toàn, mang theo cảm xúc vỡ òa sung sướng của những hành khách, tổ bay và phi hành đoàn.
TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Hình ảnh đoàn bay lên đường hỗ trợ 219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước
Covid-19: Người Việt dương tính từ Guinea Xích đạo trở về được điều trị ở đâu?
dich covid 19 hinh anh chuyen bay tham tinh dong bao tu guinea xich dao 32
Công dân Việt Nam gửi lời cảm ơn Chính phủ cùng các bộ ngành, đơn vị đã tổ chức chuyến bay đưa họ về nước.

Cùng với chuyến bay đón lao động từ Libya năm 2011 và chuyến bay đón công dân Việt từ tâm dịch Covid-19 Vũ Hán (Trung Quốc) thì đây cũng một là chuyến bay đặc biệt, có nguy cơ lây nhiễm rất cao khi có tới quá nửa hành khách của chuyến bay nghi nhiễm Covid-19.

Triển khai thần tốc

Từ đầu tháng Bảy, ngay sau khi nhận được những thông tin đầu tiên về tình trạng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong nhóm công nhân Việt Nam đang làm việc tại Dự án Nhà máy Thủy điện Sendje ở Guinea Xích đạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam đã gửi công văn tới Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kiêm nhiệm Guinea Xích đạo; báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; tạo điều kiện để doanh nghiệp đưa lao động về nước theo nguyện vọng của người lao động.

Nhận thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng với tỷ lệ lây nhiễm cao, trong khi vụ việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tổ chức chuyến bay cứu hộ công dân để đưa toàn bộ số lao động trên về nước, đồng thời đảm bảo cách ly y tế và điều trị theo quy định.

Chỉ vài ngày sau đó, với tinh thần bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân ngay từ những ngày đầu chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu tổ chức ngay chuyến bay cứu hộ công dân tại Guinea Xích đạo.

Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao, các đại sứ, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài làm hết sức mình để bảo hộ công dân. Chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng đã được các ban, ngành liên quan gấp rút triển khai ngay sau đó.

Một loạt cuộc họp đã được tiến hành nhằm đưa ra những phương án tối ưu về kế hoạch để thực hiện chuyến bay trong thời gian sớm nhất, công tác bảo đảm an toàn bay, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, thủ tục bay cũng như các biện pháp hỗ trợ tối đa cho những hành khách “đặc biệt” trong suốt hành trình.

Sau hàng chục chuyến bay đưa công dân tại nhiều khu vực trên thế giới về nước, đây là lần đầu tiên Việt Nam tiếp nhận nhiều người nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cùng một thời điểm như vậy, đòi hỏi công tác chuẩn bị đặc biệt kỹ lưỡng đến từng chi tiết.

Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác tổ chức chuyến bay đã được triển khai thần tốc, chưa đến ba tuần tính từ thời điểm yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho đến khi máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài.

Để phục vụ chuyến bay đặc biệt này, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đã huy động toàn bộ lực lượng trong chuỗi dây chuyền phục vụ chuyến bay và phân công nhiệm vụ cụ thể với mục tiêu đảm bảo tuyệt đối an toàn cho chuyến bay và không để lây nhiễm chéo ra hành khách khác cũng như nhân viên tại sân bay.

Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài đã chuẩn bị đầy đủ theo phân công của Ban chỉ đạo: bố trí vị trí đỗ tàu bay tại khu vực biệt lập; chuẩn bị xe dẫn các phương tiện tham gia phục vụ chuyến bay; bố trí giải phân cách mềm tại khu vực đón khách và bệnh nhân; kiểm soát người vào sân đỗ tàu bay; tăng cường giám sát an ninh hàng không; giải phóng các bãi tập kết phương tiện; vệ sinh môi trường khu vực tàu bay ngay sau khi cơ quan kiểm dịch y tế phun khử khuẩn…

Các cơ quan, lực lượng đã phối hợp tích cực theo kế hoạch đảm bảo quy trình phòng chống dịch cao nhất, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác hàng không tại Nội Bài vẫn diễn ra bình thường.

Với chuyến bay đưa 219 lao động Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước, một lần nữa cho thấy, cho dù là đối với tổ chức hay từng cá nhân đơn lẻ, nhưng đứng trước những thử thách khắc nghiệt, tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, tinh thần “đặt mạng sống của người dân lên trên hết” đã biến thành quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong phòng chống đại dịch.

2038 covid
Các công dân trên máy bay về nước.

Những “anh hùng” thời bình

Nếu như chuyến bay giải cứu lao động Việt Nam lần này là chuyến bay đặc biệt với số lượng bệnh nhân nhiễm Covid-19 rất lớn thì những y bác sĩ, phi hành đoàn trên chuyến bay được ví như “những anh hùng” trong thời bình khi sẵn sàng đối mặt với khó khăn và nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Với họ, chặng bay thẳng hơn 30 tiếng Hà Nội – Bata – Hà Nội không đơn thuần là một chặng bay dài với nhiều thử thách mà còn đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng khó quên.

Là một trong những tiếp viên đầu tiên xung phong vao đội tiếp viên gồm 125 người tới Guinea Xích đạo, dù đã có kinh nghiệm phục vụ các chuyến bay chở công dân người Việt trở về từ vùng dịch trước đó, anh Phạm Xuân Trường - tiếp viên trưởng của chuyến bay vẫn không khỏi lo lắng, hồi hộp khi lên đường thực hiện nhiệm vụ.

Những cảm xúc khó quên đã được anh ghi lại trong nhật ký hành trình từ Hà Nội đến Bata: “Những đồng hương của chúng ta được tập trung từ rất sớm tại 1 hanga (nhà để máy bay), nơi đó họ chỉ đứng, khi mệt quá lại ngồi bệt xuống đất. Nơi tập trung cho hành khách không 1 ghế ngồi, không quạt mát, không nước uống. Thật thương lắm những đồng bào xa xứ nơi đất khách quê người.

Cửa máy bay mở, công việc được kết nối giữa phi hành đoàn và mặt đất. Hơn 200 bộ đồ bảo hộ chuyển đến cho hành khách. Hơn 90 tấn dầu được bơm cho máy bay, đây thực sự là công việc khó khăn của 1 sân bay địa phương với chỉ duy nhất 1 xe bồn dung tích 16 tấn. Vậy là thời gian chờ đợi khoảng 6 tiếng đồng hồ cho việc tiếp nhiên liệu.

Trong (nhà chứa máy bay) xa xa, hành khách đã mặc đồ bảo hộ, mắt luôn hướng về chiếc máy bay màu xanh, hết đứng rồi ngồi xuống đất và chờ đợi giờ phút được ra máy bay. Thỉnh thoảng tiếp viên chúng tôi lại mang lá cờ Việt Nam ra cửa máy bay vẫy chào để họ yên tâm, tạo thêm động lực ở nơi đây tình người Việt luôn bên mọi người”.

Anh Trường cho biết, khoảng một giờ sau khi cất cánh, từ khoang có hành khách dương tính liên tục phát tín hiệu SOS yêu cầu sự trợ giúp của bác sĩ. Một bệnh nhân sốt cao, rồi hai đến ba người, và cứ thế số, bệnh nhân cần trợ giúp tăng lên.

“Cứ thế, sự liên lạc Ding Dong giữa các khoang vang lên, 2 anh điều dưỡng viên đi lên, đi xuống. Phía trên, bác sĩ nắm tình hình bệnh nhân và đưa ra y lệnh, các tiếp viên chung tay hỗ trợ. Với chuyên môn nghiệp vụ cùng kinh nghiệm và sự phối hợp ăn ý. Chúng ta đã giải quyết mọi vấn đề khó khăn nhất”, anh Trường xúc động kể lại.

Trực tiếp tham gia hỗ trợ các bệnh nhân trên chuyến bay, bác sĩ Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) kể: “Từ khi lên máy bay không ai cho phép mình được mệt mỏi, được uể oải. Bởi mọi bất ngờ có thể xảy ra và ập đến lúc nào”.

Trong quá trình bay, những hành khách có biểu hiện khó thở đã được cấp cứu kịp thời, sau đó sức khỏe đã trở lại bình thường và được kíp y, bác sỹ chăm sóc cẩn thận. Có một trường hợp bệnh nhân Covid-19 kèm bệnh tiêu chảy và một bệnh nhân khác bị kèm bệnh sốt rét đã được các y bác sĩ xử lý, sức khỏe ổn định.

dich covid 19 hinh anh chuyen bay tham tinh dong bao tu guinea xich dao 34
Tại sân bay Nội Bài, những chiếc xe chở công dân và bệnh nhân về khu cách ly và chữa trị đã sẵn sàng.

Sau chuyến bay dài với trách nhiệm nặng nề, bác sỹ Hùng tâm sự: “Mọi người trong đoàn đều hơi mệt, nhưng việc cả đoàn an toàn về nước như trút đi được một gánh nặng. Bởi khi đội ngũ y bác sỹ và tổ bay đều mang trong mình trách nhiệm lớn phải đảm bảo an toàn cho số lượng lớn bệnh nhân dương tính, có những bệnh nhân có thể diễn biến xấu trong quá trình bay nên áp lực lớn”.

Phi công Vũ Đức Nghĩa, 26 tuổi là một trong những người đầu tiên đăng ký tham gia chuyến bay lịch sử. Chưa có phi công nào từ Việt Nam từng bay tới sân bay quốc tế Guinea Xích đạo nên từ rất sớm, nhiều cuộc họp đã được tổ chức để xác định lộ trình di chuyển và quy trình vận hành phù hợp. Hầu hết thành viên của phi hành đoàn đều phải có nhiều kinh nghiệm và Vũ Đức Nghĩa là một trong năm phi công được lựa chọn vào tổ bay lần này. “Tôi cảm thấy vô cùng tự hào vì đã có thể vượt qua sự lo lắng và cảm thấy như người lính chiến thắng trở về nhà”, Nghĩa nhớ lại giây phút khi máy bay vừa đáp xuống sân bay Nội Bài.

Phi công trẻ của Vietnam Airlines tâm sự, một trong những ấn tượng khó quên nhất đối với anh sau chặng bay dài là khi chứng kiến hình ảnh một trong những phi công của tổ bay giương cờ Tổ quốc trên ô cửa sổ buồng lái và hình ảnh những công dân Việt Nam giơ lá cờ Tổ quốc và chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh để gửi lời cảm ơn phi hành đoàn...

Dịch Covid-19: Hình ảnh chuyến bay thắm tình đồng bào từ Guinea Xích đạo

Dịch Covid-19: Hình ảnh chuyến bay thắm tình đồng bào từ Guinea Xích đạo

TGVN. 15h10 ngày 29/7, chuyến bay chở 219 người Việt về từ Guinea Xích đạo (trong đó có 129 ca nhiễm Covid-19) đã hạ cánh an toàn ...

219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo đã về nước an toàn

219 công dân Việt Nam từ Guinea Xích Đạo đã về nước an toàn

TGVN. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong hai ngày 28 và 29/7, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ ...

Covid-19: Sáng nay (28/7), máy bay lên đường tới Guinea Xích đạo đón công dân Việt Nam

Covid-19: Sáng nay (28/7), máy bay lên đường tới Guinea Xích đạo đón công dân Việt Nam

TGVN. Chiếc Airbus 350 của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cất cánh rời Hà Nội đi Guinea Xích đạo đón 219 công ...

Xuân Cúc