Nhà nước Liên minh Nga-Belarus, cột mốc trên chặng đường dài

Vũ Đăng Minh
Sự hợp nhất Nhà nước liên minh Nga-Belarus sẽ tác động lớn, không chỉ đối với hai nước mà cả tình hình, cục diện khu vực thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhà nước liên minh Nga - Belarus, cột mốc trên chặng đường dài
Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Nhà nước tối cao Nga và Belarus tại Sevastopol, Crimea ngày 4/11. (Nguồn: Reuters)

“Bước nhảy” không bất ngờ

Ngày 4/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh Nga- Belarus. Đây là nỗ lực hiện thực hóa thỏa thuận giữa hai nước từ năm 1999.

Sau năm 1999, Nga và Belarus đã cụ thể hóa bằng một số thỏa thuận theo khuôn khổ Nhà nước Liên minh. Năm 2009, thỏa thuận bảo vệ chung không phận Nhà nước Liên minh, hình thành mạng lưới phòng không khu vực tích hợp. Năm 2013, thỏa thuận sử dụng, phát triển mạng lưới vệ tinh dẫn đường, định vị toàn cầu Glonass. Năm 2014, Nhà nước Liên minh phân bổ 3,2 tỷ Ruble (91,5 triệu USD) cho các dự án quân sự, công nghiệp quốc phòng. Nga và Belarus duy trì các cuộc diễn tập quân sự định kỳ mang tên Zapad…

Nhìn chung, vì nhiều lý do từ hai nước và từ bên ngoài mà việc triển khai thực hiện chậm, phần nhiều vẫn nằm trên giấy, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế, hợp tác quốc phòng.

Mặc dù năm 2018, ông John Bonlton, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ hứa hỗ trợ Belarus gia nhập NATO. Nhưng lời hứa cuốn theo chiều gió. Mỹ và phương Tây liên tục gây sức ép nhiều mặt. Đặc biệt là sau cuộc bầu cử Tổng thống tháng 8/2020 và vụ Belarus yêu cầu máy bay hạ cánh, bắt giữ Roman Protasevich, các lệnh trừng phạt kinh tế, ngoại giao càng gia tăng.

Mỹ, NATO thực thi chiến lược mở rộng không gian, triển khai lực lượng quân sự áp sát, vây quanh Nga, Belarus, tiến hành nhiều cuộc diễn tập răn đe; gia tăng sức ép, can thiệp vào hai nước. Bối cảnh đó thúc đẩy Nga và Belarus đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước Liên minh.

Nhà nước Liên minh Nga-Belarus dựa trên nền tảng quan hệ gắn bó trong lịch sử, nhu cầu, lợi ích chung, là sự tiếp nối, hoàn tất quá trình khởi động từ cách đây hơn 20 năm, nhằm đối phó các với thách thức bên trong và bên ngoài trong bối cảnh mới.

Sự kiện hợp nhất Nhà nước Liên minh là việc đoán định được, không bất ngờ với thế giới. Nhưng bước nhảy trong quan hệ song phương Nga-Belarus cũng ẩn chứa những điểm mới, đáng chú ý.

Những điểm mới, đáng chú ý

Hai Tổng thống Nga và Belarus đã thông qua 28 chương trình và định hướng chính để thực hiện các điều khoản của Hiệp ước thành lập Nhà nước Liên minh trong lộ trình 2021-2023.

Các văn kiện nhằm mục đích thống nhất luật pháp Nga, Belarus trong các lĩnh vực, ngành then chốt như tài chính, thị trường năng lượng, không gian vận tải, chính sách công nghiệp thống nhất…

Lãnh đạo hai nước thông qua Học thuyết quân sự chung, tăng cường gắn kết chính sách quốc phòng, quân đội, điều chỉnh kịp thời nhiệm vụ trước những biến động của tình hình, tạo cơ sở phòng thủ chung, bảo đảm tính toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ.

Văn kiện xác định lãnh thổ Nhà nước Liên minh bao gồm toàn bộ lãnh thổ của quốc gia thành viên. Qua đó khẳng định Crimea là bộ phận của Nga (trước đó Belarus giữ lập trường trung lập, né tránh vì sự nhạy cảm).

Nga, Belarus thống nhất khái niệm về chính sách di trú, định hướng hoạt động của Bộ Nội vụ, cơ quan An ninh, Biên phòng, đối ngoại trong lĩnh vực di trú. Đây là vấn đề rất quan trọng trước tình trạng di cư phức tạp hiện nay ở Belarus và khu vực.

Các văn kiện mới hoàn tất quá trình đàm phán kéo dài, thực hiện hội nhập sâu rộng hơn của Nga và Belarus trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh, trên các lĩnh vực then chốt. Quốc hội, chính phủ hai nước, Hội đồng tối cao sẽ tiếp tục cụ thể hóa, triển khai các chính sách.

Tổng thống Alexander Lukashenko phản bác quan điểm của phương Tây nói thỏa thuận Nga-Belarus là một dự án chính trị thuần túy. Ông khẳng định đây là sự hội nhập duy nhất, tiến bộ trên mọi phương diện. Cả trong chính trị, chính sách đối ngoại, quốc phòng, an ninh và có sự phát triển vượt bậc.

Nhà nước Liên minh sẽ mang lại lợi ích chung cho hai nước. Đặc biệt là lợi ích kinh tế, năng lượng, quốc phòng, an ninh cho Belarus. Lợi ích lớn của Nga là ràng buộc Belarus, tạo vùng đệm và giúp Nga có thể hiện diện quân sự, tiếp cận trực tiếp với NATO, EU.

Sự hợp nhất Nhà nước liên minh Nga-Belarus phù hợp với xu thế tăng cường hợp tác, liên minh, liên kết của thế giới. Điều đó sẽ tác động lớn, không chỉ đối với hai nước mà cả tình hình, cục diện khu vực thế giới.

Nhà nước liên minh Nga - Belarus, cột mốc trên chặng đường dài
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko trong giờ giải lao sau trận đấu
khúc côn cầu trên băng tại Sochi, Nga ngày 7/2/2020. (Nguồn: EPA)

Chặng đường phía trước và “nỗi lòng” của Mỹ, NATO

Một số học giả nhận xét việc nhất thể hóa về lập pháp, hành pháp, tạo động lực cho Nhà nước Liên minh là cách làm mới, rút kinh nghiệm từ mô hình EU. Đó là “đắp nền vững” để “đổ mái cao”.

Nhà nước Liên minh và Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) là nòng cốt, cơ sở để giữ vững an ninh, ổn định không gian hậu Xô Viết; từng bước thu hút các quốc gia, mở rộng Liên minh, tạo đối trọng với EU, NATO.

Tuy nhiên, quá trình hình thành Nhà nước liên minh trước đó đã gặp không ít trục trặc, từ những toan tính riêng. Belarus từng nghi ngờ Nga can thiệp bầu cử, thỉnh thoảng lại nêu trở ngại trong quan hệ song phương.

Theo học giả quốc tế, nhà cầm quyền Minsk cho rằng “Nga không thể để mất đồng minh cuối cùng thời hậu Xô viết”. Do đó, Belarus có thể duy trì quan hệ song phương theo hướng nhận được lợi ích kinh tế tối đa từ Nga mà chỉ phải đổi lợi ích chính trị tối thiểu.

Belarus không ít lần nhấn mạnh sự lệch pha, bấp bênh trong quan hệ với Nga làm “chất xúc tác”, “con bài” để “phá băng” quan hệ với Mỹ và phương Tây. Minsk từng bắn tín hiệu sẵn sàng thay đổi để Mỹ và phương Tây dỡ bỏ trừng phạt.

Trong quan hệ quốc tế, không ít nước nhỏ sử dụng vị trí địa chiến lược của mình để đặt điều kiện, mặc cả, trục lợi với nước lớn, “bắt cá hai tay”. Ngược lại, nước lớn cũng sử dụng ưu thế để chi phối, gây sức ép, can dự vào nước nhỏ. Việc thỏa hiệp, nhượng bộ thường mang tính nhất thời, thiếu nền tảng để phát triển quan hệ bền vững, lâu dài.

Một số quốc gia cho rằng hình thức liên thủ, liên kết, hợp tác sẽ linh hoạt, hiệu quả, ít bị ràng buộc hơn so với hình thức Nhà nước Liên minh, nhất là trong xu thế đề cao quan hệ đa phương, tồn tại các quan hệ đan xen, chồng chéo lợi ích hiện nay. Gia nhập Nhà nước Liên minh thường chỉ xảy ra khi quốc gia bị sức ép quá lớn, buộc phải dựa vào nhau để tồn tại. Nhà nước Liên minh thu hút, mở rộng thêm quốc gia thành viên là việc không dễ dàng.

Nội bộ Belarus cũng xuất hiện những mâu thuẫn xã hội giữa những người ủng hộ và không ủng hộ Nhà nước Liên minh. Mỹ và phương Tây lợi dụng, móc nối, hỗ trợ lực lượng đối lập, lôi kéo, kích động người dân chống đối chính quyền, gây bất ổn chính trị để can dự lật đổ.

Mỹ và NATO sớm nhận thấy mối nguy hại từ Nhà nước Liên minh Nga-Belarus. Trong bối cảnh hiện nay, Nga và Belarus không muốn đối đầu với EU, xung đột quân sự với Mỹ và NATO, trừ tình huống bất khả kháng.

Nhưng có nhà quân sự vẫn dự báo tình huống cực kỳ nguy hiểm. Nga sử dụng căn cứ trên lãnh thổ Belarus, khống chế hành lang Suwalki trên biên giới Ba Lan-Litva, chia cắt 3 nước Baltic với phần còn lại, biến Kaliningrad thành “con dao kề yết hầu” NATO.

Tổng thư ký NATO Stoltenberg tuyên bố “sẵn sàng bảo vệ lẫn nhau chống lại bất kỳ mối đe dọa nào xuất phát từ Minsk và Moscow”. Mỹ, EU, NATO đang và sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể, để chia rẽ, ngăn cản sự phát triển Nhà nước Liên minh. Nhưng càng gây sức ép, lại càng đẩy Belarus xích lại gần Nga.

Nhà nước Liên minh Nga-Belarus có bước phát triển, định rõ hơn mục tiêu, lộ trình. Nhưng trước bối cảnh phức tạp cả bên trong và bên ngoài, chặng đường phía trước còn dài và không ít chông gai.

Tuy nhiên, muốn đi xa, bay cao, không còn cách nào khác là nỗ lực, vược qua chính mình, vượt qua mọi thách thức.

Hé lộ phàn nàn của Tổng thống Belarus trong ngày ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh

Hé lộ phàn nàn của Tổng thống Belarus trong ngày ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh

Ngày 4/11, trong ngày Nga-Belarus chính thức ký kết 28 sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh, trùng với Ngày Thống nhất Dân tộc ...

Lãnh đạo Nga, Belarus ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh

Lãnh đạo Nga, Belarus ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh

Tại cuộc họp ngày 4/11 của Hội đồng Nhà nước tối cao, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ký ...

Đọc thêm

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024 Toyota Hilux đội sổ với danh số bết bát không có chiếc nào được bán ra, xếp ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 34 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

TC Motor vừa ra mắt mẫu MPV Hyundai Stargazer X tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản X và X cao cấp, đi kèm mức giá từ 599 ...
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình và sơ tán người bị ...
Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Tên lửa Ukraine phá hủy bệ phóng và radar S-400 ở Crimea

Hai tên lửa đạn đạo MGM-140 ATACMS do Mỹ sản xuất được cho là đã tấn công vào sân bay quân sự của không quân Nga gần thành phố Dzhankoy ở Crimea đêm 17/4.
Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tin thế giới 17/4: Sở chỉ huy quân đội Ukraine bị tấn công, Trung Quốc nhắc Mỹ thứ 'đừng bao giờ đụng đến', Israel đã ra quyết định?

Tình hình Ukraine và Trung Đông, quan hệ Mỹ-Trung, Hàn Quốc tập bắn đạn thật gần biên giới Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Australia tung Chiến lược phòng thủ quốc gia đầu tiên: Định hình lại quân đội, mạnh tay với khoản đầu tư lịch sử

Chính phủ Australia đang thực hiện khoản đầu tư mang tính lịch sử vào Quốc phòng và đã đưa ra những quyết định cứng rắn nhằm định hình lại ADF.
Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Israel tiết lộ kế hoạch phản đòn Iran, Mỹ cũng chuẩn bị ra tay trên một 'mặt trận'

Lực lượng Phòng vệ Israel đã quyết định cách thức sẽ phản công Iran và các lực lượng ủy nhiệm, nhưng vẫn chưa chốt về thời điểm thực hiện.
Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta lần thứ 9: Nỗ lực quốc tế bảo vệ 'ngôi nhà chung' của sinh vật biển

Hội nghị Đại dương của chúng ta, được phát động vào năm 2014, là sự kiện quốc tế đầu tiên nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đại dương.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động