Những kịch bản nào khả thi cho tương lai của Myanmar?

An Bình
TGVN. Gần 2 tháng sau cuộc chính biến, Myanmar vẫn đang chìm sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa lối thoát, với con số người chết trong các cuộc biểu tình vẫn không ngừng tăng lên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những kịch bản nào khả thi cho tương lai của Myanmar?
Một con đường ở Yangon, Myanmar như chiến trường sau một cuộc biểu tình phản đối đảo chính. (Nguồn: Reuters)

Các cuộc biểu tình phản đối vẫn diễn ra hầu như hàng ngày, trên khắp các thành phố lớn của Myanmar, cùng với đó các tin tức về những người biểu tình thiệt mạng, bị bắt khi đối đầu với lực lượng an ninh.

Theo thống kê của một nhóm hoạt động, cho tới nay ít nhất 248 người biểu tình đã thiệt mạng do sự trấn áp của lực lượng an ninh. Trong khi đó, quân đội cho biết 2 cảnh sát cũng thiệt mạng trong khi đối phó với các cuộc biểu tình. Ngoài ra, hơn 2.000 người biểu tình cũng bị cảnh sát bắt giữ.

Kể từ cuộc chính biến ngày 1/2, giới chức quân đội Myanmar đã nỗ lực thay đổi bức tranh chính trị của nước này bằng việc gây sức ép đối với đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, bắt giữ các lãnh đạo của đảng này và thiết lập một chính quyền dân sự.

Tin liên quan
Chính biến ở Myanmar: Từ các góc nhìn đến kịch bản Chính biến ở Myanmar: Từ các góc nhìn đến kịch bản

Tuy nhiên, cuộc chính biến chưa được xem là thành công, do quân đội thiếu khả năng kiểm soát các bộ máy nhà nước, dân số và nền kinh tế vốn đang lao dốc. Phong trào phản kháng đang lan khắp các bộ ngành chủ chốt của nước này.

Lấy ví dụ, các nhân viên tại Ngân hàng Trung ương Myanmar và các ngân hàng thương mại cũng tham gia biểu tình, và các giới hạn được đặt ra đối với việc rút tiền báo hiệu một cuộc khủng hoảng thanh khoản đang rình rập.

Ngoại thương của Myanmar bị đóng băng, với sản lượng xuất khẩu sụt giảm 90%. Nhiều chuyên gia đang biểu tình và 2/3 bệnh viện ở nước này hiện không hoạt động đầy đủ, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tràn lan. Ngay cả một số cảnh sát cũng tham gia các cuộc biểu tình, từ chối tuân thủ mệnh lệnh của quân đội.

Làn sóng biểu tình vẫn đang lan rộng khắp đất nước và chưa có dấu hiệu dừng lại, với sự tham gia của nhiều người trẻ. Một câu hỏi được đặt ra là, tình trạng lộn xộn, bạo lực như hiện nay sẽ đi về đâu?

Giới chuyên gia nhận định, một loạt các kịch bản có khả năng xảy ra, tùy vào các nhân tố tạo điều kiện.

Kịch bản thứ nhất là quân đội nắm quyền hoàn toàn. Nếu điều này xảy ra, quân đội có thể trì hoãn tổ chức một cuộc bầu cử mới trong vài năm với lý do để phục hồi sự ổn định.

Kịch bản thứ hai là Myanmar đi theo lộ trình mà Tướng Min Aung Hlaing đã vạch ra: Tổ chức bầu cử trong vòng 1 năm và tái thiết lập một quốc hội nửa dân cử.

Quân đội giờ đây nhiều khả năng đã nhận ra rằng hệ thống chính trị mà họ thiết kế theo hiến pháp không đảm bảo chiến thắng chính trị của họ. Đảng Liên minh đoàn kết và phát triển (USDP) được quân đội hậu thuẫn đã không thể có đủ ghế để "vượt mặt" NLD, ngay cả với lợi thế 1/4 số ghế Quốc hội được giao cho quân đội.

Chính quyền quân sự có thể cố gắng thiết kế lại hệ thống bầu cử dựa trên việc đại diện theo tỷ lệ, coi đây là cơ hội để các đảng phái chính trị và sắc tộc khác giành được nhiều ghế hơn trong cuộc bầu cử mới. Một cuộc bầu cử cũng có thể diễn ra sau đó để NLD bị loại khỏi bản đồ bầu cử.

Kịch bản thứ ba là, cuộc chính biến không thành công hay thất bại rõ ràng, gây ra một cuộc khủng hoảng kéo dài.

Một cuộc khủng hoảng kéo dài cũng có thể xảy ra nếu có sự tái tổ chức quyền lực lớn trong quân đội dẫn đến các cuộc cạnh tranh quyền lực không lường trước được.

Những bế tắc tiềm tàng do các nhóm quân sự và dân sự không công nhận lẫn nhau để đàm phán cũng có thể dẫn tới các tình huống bế tắc kéo dài.

Kịch bản thứ 4, cuộc chính biến có thể thất bại và Myanmar trở lại hình thức chính phủ theo hiến pháp năm 2008, trong đó các thành viên của đảng NLD được phóng thích và kết quả cuộc bầu cử 2020 được tôn trọng, như kêu gọi của Liên hợp quốc và phần lớn cộng đồng quốc tế.

Viễn cảnh này có thể thành hiện thực nếu vị thế lãnh đạo của Tướng Min Aung Hlaing sụt giảm. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng viễn cảnh này khó xảy ra với ông với tư cách là chỉ huy các lực lượng vũ trang.

Những kịch bản nào khả thi cho tương lai của Myanmar?
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. (Nguồn: Times)

Viễn cảnh cuối cùng là cuộc chính biến thất bại và chính phủ dân sự lãnh đạo một sự chuyển tiếp mới. Nhiều người biểu tình và các nhóm đang kêu gọi một sự dàn xếp chính trị mới thông qua việc loại quân đội khỏi đời sống chính trị và hiến pháp 2008 do quân đội soạn thảo.

Thay vì ủng hộ mạnh mẽ NLD hay bà Aung San Suu Kyi, nhiều người tại Myanmar đang tuần hành vì một chủ nghĩa liên bang dân chủ - một hệ thống mà các nhóm thiểu số đã đấu tranh kể từ năm 1947.

Nếu kịch này xảy ra, một cuộc chống chính biên ngay trong quân đội có thể cần thiết để có một ban lãnh đạo mới sẵn sàng làm việc dưới quyền của chính phủ dân sự.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nằm ở chính người dân Myanmar. Họ phải lựa chọn số phận và hệ thống chính phủ một cách hợp pháp. Một chính phủ không hợp pháp kéo dài sẽ chỉ làm gia tăng khó khăn và bất ổn cho người dân.

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật lên án cuộc chính biến ở Myanmar
Tình hình Myanmar: Chính quyền quân sự thêm cáo buộc mới với Bà Aung San Suu Kyi
Tình hình Myanmar: Trung Quốc nêu quan điểm, Mỹ cấp quy chế tị nạn tạm thời cho công dân Myanmar
Nhật Bản 'công nhận' 'Ngoại trưởng mới' của Myanmar?
Chính biến ở Myanmar: Từ các góc nhìn đến kịch bản
(theo Dân trí)

Bài viết cùng chủ đề

Chính biến Myanmar

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 8 vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển ...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 (15/10) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

'Ngọc Điệp Kỳ Nam' sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 15/11. Lịch âm 15/11/2024? Âm lịch hôm nay 15/11. Lịch vạn niên 15/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Phiên bản di động