Những nét chính trong Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản

Phan Quân
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản thể hiện rõ quan điểm của Tokyo trong nhiều vấn đề lợi ích then chốt như xung đột Nga-Ukraine, quan hệ nước lớn, láng giềng khu vực và hợp tác toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao, ngày 11/4/2023. (Nguồn: Wikipedia)
Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao, ngày 11/4/2023. (Nguồn: Wikipedia)

Ngày 11/4, Nhật Bản đã công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2023 phiên bản tiếng Nhật. Đây là tài liệu thường niên, thể hiện quan điểm của xứ sở Mặt trời mọc về tình hình khu vực, thế giới, cũng như vị thế đất nước hiện nay. Đồng thời, văn bản này nêu chủ trương, chính sách đối ngoại Tokyo đã và đang triển khai năm qua. Sách Xanh này có gì đặc biệt?

Ưu tiên mới

Trước hết, Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản năm 2023 có thay đổi về mặt cấu trúc. Trong phiên bản năm 2022, tình hình đại dịch Covid-19 cũng như chính sách của Nhật Bản trong quãng thời gian chống dịch được nêu chi tiết và rõ nét trong chuyên mục riêng rẽ, với xung đột Nga-Ukraine chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên, trong Sách Xanh năm nay, chuyên mục riêng rẽ này đã được dành cho xung đột Nga-Ukraine với độ dài 15 trang, cùng một trang đề cập vụ ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Điều này phản ánh sự thay đổi về ưu tiên của Tokyo qua thời gian, với xung đột Nga-Ukraine hiện là ưu tiên đối ngoại hàng đầu của nước này năm 2023.

Tương tự tài liệu năm 2022, Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản cho rằng, xung đột Nga-Ukraine là “biểu tượng” cho thấy trật tự hậu Chiến tranh Lạnh đang khép lại và cộng đồng quốc tế sẽ phải đối mặt với bước ngoặt lịch sử.

Tuy nhiên, điểm khác biệt đến từ thái độ gay gắt của Tokyo liên quan đến nguy cơ vũ khí hạt nhân được sử dụng trong xung đột. Điều này có thể hướng tới một số tuyên bố trước đó của quan chức Moscow về quyền sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm bảo vệ các vùng lãnh thổ đang kiểm soát, cũng như việc xứ bạch dương công bố kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus.

Bên cạnh mô tả những sự kiện quan trọng trong xung đột, Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản dành nhiều thời lượng đề cập sự ủng hộ dành cho Ukraine, các viện trợ “tài chính và nhân đạo” trị giá 7,1 tỷ USD, tới người dân của các vùng chịu ảnh hưởng do xung đột gây ra, cùng nỗ lực tái thiết hậu xung đột. Tokyo cũng nhấn mạnh lập trường trong vấn đề hợp tác song phương với Mỹ, phương Tây cùng một số nước khác và đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Tương tự tài liệu năm 2022, Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản cho rằng, xung đột Nga-Ukraine là “biểu tượng” cho thấy trật tự hậu Chiến tranh Lạnh đang khép lại và cộng đồng quốc tế sẽ phải đối mặt với bước ngoặt lịch sử.

Thái độ trái ngược

Quan hệ của Nhật Bản với Mỹ và Trung Quốc xuất hiện xuyên suốt trong tài liệu này. Tokyo khẳng định, Washington là “đồng minh duy nhất” và mối quan hệ vững chắc giữa hai nước là “hòn đá tảng” trong chính sách ngoại giao, an ninh của mình, cũng như hòa bình và an ninh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong tài liệu chiến lược này, Nhật Bản đã liệt kê các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao thường xuyên với phía Mỹ. Đồng thời, Tokyo nhấn mạnh sự tham dự, vai trò chủ động trong các chính sách, sáng kiến do Washington khởi xướng, từ Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bộ tứ hay Ngũ nhãn. Trên các diễn đàn khu vực và đa phương, hai bên duy trì quan điểm tương đồng trong nhiều vấn đề, từ xung đột Nga-Ukraine, bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan và Biển Đông.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý hơn nằm ở việc Nhật Bản sẵn sàng thể hiện lập trường ngày một cứng rắn với Trung Quốc. Tokyo coi Bắc Kinh là “mối đe dọa”, “thách thức chiến lược lớn nhất”. Tài liệu này không ngại đề cập các điểm “nóng” với quan hệ song phương và Trung Quốc như quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, eo biển Đài Loan hay vấn đề Tân Cương. Nhật Bản cũng lo ngại về hợp tác Nga-Trung ngày càng chặt chẽ.

Ngay sau khi các quan điểm này được công bố, cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã phản bác: “Chúng tôi kêu gọi Nhật Bản ngừng khiêu khích và thành lập liên minh đối lập”. Đồng thời, quan chức ngoại giao này cũng nhấn mạnh rằng hợp tác Nga-Trung “không nhằm vào bên thứ ba”.

Những nét chính trong Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (ảnh) đã phản đối lập trường của Nhật Bản về quan hệ Nga-Trung. (Nguồn: AFP)

Song dù có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh, Tokyo sẽ tiếp tục “đối thoại ở nhiều cấp độ”, nhất là giữa hai Ngoại trưởng, thúc đẩy “hành vi có trách nhiệm”, “đối thoại thực chất” và hợp tác trong các vấn đề cùng quan tâm.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, hai bên đã tăng cường tiếp xúc nhằm cải thiện quan hệ, đặc biệt sau dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ song phương vào năm 2022. Tuần trước, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa gặp người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương ở Bắc Kinh, đề cập khả năng điện đàm cấp cao. Hai bên đã nhất trí thiết lập đường dây nóng quân sự nhằm giảm thiểu các sự cố ngoài ý muốn, đặc biệt trong bối cảnh vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tiếp tục diễn biến phức tạp.

Với Nga, Nhật Bản cho rằng, xứ bạch dương là “một thế lực gây bất ổn trong trật tự thế giới”, đồng thời chỉ trích mạnh mẽ “chiến dịch quân sự đặc biệt” của chính quyền Tổng thống Vladimir Putin, cũng như sáp nhập ba vùng lãnh thổ của thuộc Ukraine. Khẳng định sự ủng hộ với Kiev, Tokyo nhấn mạnh nước này sẽ xử lý quan hệ với Moscow theo cách “bảo đảm lợi ích quốc gia”. Dù vậy, Nhật Bản vẫn khẳng định rằng đàm phán, đạt thỏa thuận về vùng Lãnh thổ phương Bắc/Kuril vẫn là một ưu tiên hàng đầu trong quan hệ song phương.

Thực tế cho thấy, trong một năm qua, quan hệ giữa Tokyo và Moscow xấu đi nhanh chóng. Sau khi xung đột bùng phát. Nhật Bản nằm trong số các nước đi đầu về áp lệnh trừng phạt Nga và các cơ quan tài chính của xứ bạch dương. Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm ngoái, Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định, xung đột Nga-Ukraine đã “rung chuyển nền tảng của trật tự thế giới”. Ngày 21/3, trong một động thái đặc biệt, nhà lãnh đạo này đã thăm Kiev cùng lúc với chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Moscow.

Khi xung đột Nga-Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp và Nhật Bản đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên G7, vốn có lập trường phản đối Moscow, quan hệ song phương sẽ khó có nhiều tiến triển trong năm nay.

Chuyện láng giềng

Với Hàn Quốc, Sách Xanh nhấn mạnh, đây là “láng giềng quan trọng” với Nhật Bản và không sử dụng cách diễn đạt năm ngoái khi nói rằng, mối quan hệ song phương đang “ở trong tình huống cực kỳ khó khăn”. Nhật Bản bỏ đi phần mô tả cam kết về kế thừa “nhận thức lịch sử của các chính phủ tiền nhiệm” trong xử lý vấn đề lao động thời chiến với Hàn Quốc.

Sự thay đổi này phản ánh diễn biến tích cực trong quan hệ song phương thời gian qua. Hồi tháng Ba, Seoul đã có động thái giải quyết tranh chấp lâu dài với Tokyo về vấn đề bồi thường lao động thời chiến, hướng tới hàn gắn rạn nứt trong quan hệ song phương. Đặc biệt, ông Yoon Suk Yeol đã trở thành nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên thăm Nhật Bản kể từ năm 2019. Cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Kishida Fumio tại Tokyo, nhận lời mời tham dự Thượng đỉnh G7 và thưởng thức món cơm trứng đã góp phần hâm nóng quan hệ song phương.

Tuy nhiên, Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản không vì thế mà bỏ qua khác biệt giữa hai nước. Sau khi tài liệu này một lần nữa nhấn mạnh chủ quyền của Tokyo với quần đảo Dokdo/Takeshima, Seoul đã lập tức gửi công hàm phản đối, cho rằng những tuyên bố này không góp phần xây dựng mối quan hệ “hướng tới tương lai”.

Những nét chính trong Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Tokyo, ngày 16/3. (Nguồn: Văn phòng Nội các Nhật Bản)

Bên cạnh đó, Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản đã dành thời lượng không nhỏ nhắc đến vấn đề Triều Tiên. Nêu lại các cuộc thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng trong năm qua, tài liệu khẳng định Tokyo tiếp tục hợp tác cùng cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết tình trạng phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, bao gồm hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn và tại các cơ chế khu vực, đa phương. Văn bản cũng khẳng định hồi hương công dân nghi bị Triều Tiên bắt cóc tiếp tục là “vấn đề quan trọng nhất” với cá nhân Thủ tướng Kishida Fumio.

Đặc biệt, Nhật Bản lần đầu tiên đề cập tăng cường hợp tác với các quốc gia “Nam bán cầu”. Đây là thuật ngữ chỉ chung các nước đang phát triển và kém phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, thay cho cụm từ “thế giới thứ ba” thường được dùng để chỉ các nước không ngả theo Mỹ hay Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Trong thời gian qua, Ngoại trưởng Hayashi Yoshimasa đã thăm nhiều nước khu vực này. Năm nay kỷ niệm 50 năm quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đối tác quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh của Tokyo tại khu vực. Vừa qua, hai bên đã mở đường dây nóng về quốc phòng, qua đó đưa xứ sở Mặt trời mọc trở thành quốc gia đầu tiên ngoài ASEAN thiết lập đường dây nóng với khối.

Đặc biệt, lần đầu tiên trong Sách Xanh Ngoại giao, Nhật Bản đề cập đến tăng cường hợp tác với các quốc gia “Nam bán cầu”. Đây là thuật ngữ chỉ chung các nước đang phát triển và kém phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, thay cho cụm từ “thế giới thứ ba” để chỉ các nước không ngả theo Mỹ hay Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Thủ tướng Kishida Fumio cũng thúc đẩy quan hệ với những đối tác trên thông qua hàng loạt đợt công du, trong đó có chuyến thăm New Delhi, gặp gỡ người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi (19-21/3). Sắp tới, ông sẽ thăm châu Phi ngay trước thềm Thượng đỉnh G7 tại Hiroshima tháng Năm tới, tiếp nối cam kết đầu tư 30 tỷ USD trong vòng ba năm dành cho lục địa này tháng 8/2022.

Như vậy, Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản năm 2023 đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu của đất nước mặt trời mọc về những vấn đề then chốt với lợi ích nước này hiện nay. Song “nói thì dễ, làm lại khó”. Trước tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, việc hoàn thành những mục tiêu đã đề ra, đặc biệt trong năm Nhật Bản làm Chủ tịch G7, sẽ là nhiệm vụ không đơn giản dành cho chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio/

Bị 'mất điểm' trong quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng

Bị 'mất điểm' trong quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng

Kết quả của cuộc khảo sát do hãng Gallup Korea công bố hôm 31/3 cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Hàn Quốc Yoon ...

Thế giới và những dịch chuyển về chính trị, ngoại giao

Thế giới và những dịch chuyển về chính trị, ngoại giao

Các chuyển dịch chính trị, ngoại giao có tác động đa chiều và các nước dù không muốn chọn bên cũng chịu tác động từ ...

Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2023: Xung đột Nga-Ukraine đặt thế giới trước 'bước ngoặt lịch sử', lần đầu tiên Tokyo đưa ra cam kết này

Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2023: Xung đột Nga-Ukraine đặt thế giới trước 'bước ngoặt lịch sử', lần đầu tiên Tokyo đưa ra cam kết này

Ngày 11/4, Nhật Bản đã công bố Sách Xanh Ngoại giao năm 2023.

Nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc: Nhật Bản nên hiểu rõ tình hình và đưa ra lựa chọn độc lập

Nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc: Nhật Bản nên hiểu rõ tình hình và đưa ra lựa chọn độc lập

Bên lề Hội nghị An ninh Munich lần thứ 59 diễn ra ở miền Nam nước Đức từ 17-19/2, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban ...

Tổng thống Pháp và Chủ tịch EC thăm Trung Quốc: Chuyến thăm ‘kết nối lại’

Tổng thống Pháp và Chủ tịch EC thăm Trung Quốc: Chuyến thăm ‘kết nối lại’

Ngày 5-7/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thăm Trung Quốc.

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động