Nhìn lại thế giới quý đầu năm 2023

Lê Diệu Cầm
Quý đầu năm 2023 vừa qua đi với nhiều sự kiện, chiều hướng của năm 2022 đồng thời hé lộ không ít sự kiện, hiện tượng mới. Ta hãy điểm lại tình hình trong quý và vài ngày đầu tháng Tư.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sự sụp đổ bất ngờ của ngân hàng SVB và Credit Suisse gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ suy thoái  toàn cầu. (Nguồn: Getty Images)
Sự sụp đổ bất ngờ của ngân hàng SVB và Credit Suisse gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ suy thoái toàn cầu. (Nguồn: Getty Images)

Phục hồi trong thận trọng

Nhìn chung, nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19; trong đó nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu là Trung Quốc đã từ bỏ chính sách “zero Covid”, mở cửa và bước vào phục hồi kinh tế thế giới. Tuy nhiên, theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế, tốc độ tăng trưởng năm nay nói chung sẽ thấp, có thể chỉ dưới 3%. Lạm phát có phần hạ nhiệt ở nhiều nền kinh tế, mức độ và biên độ tăng lãi suất ngân hàng không còn cao như năm ngoái, song tiêu dùng vẫn hạn chế, lĩnh vực tài chính tiền tệ tiềm ẩn nhiều điều bất an, bất định. Việc OPEC+ quyết định hạn chế sản lượng có thể khiến giá nhiên liệu sẽ lại gia tăng.

Tuy nhiên, theo dự báo gần đây nhất của Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF)… tốc độ tăng trưởng năm nay nói chung sẽ thấp, có thể chỉ dưới 3%. Lạm phát có phần hạ nhiệt ở nhiều nền kinh tế, mức độ và biên độ tăng lãi suất ngân hàng không còn cao như năm ngoái, song tiêu dùng vẫn hạn chế, lĩnh vực tài chính tiền tệ tiềm ẩn nhiều điều bất an, bất định. Tỷ lệ lạm phát ở nhiều nước vẫn cao, nhất là ở một số nước Mỹ Latinh, châu Phi, Trung Cận Đông… Việc OPEC+ quyết định hạn chế sản lượng có thể khiến giá nhiên liệu sẽ lại gia tăng.

Đặc biệt, hiện tượng các ngân hàng danh tiếng ở Mỹ như SVB, First Republic Bank, Signature… phải cứu trợ, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ phải “bán mình” cho UBS với giá 3,5 tỷ USD… gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ suy thoái toàn cầu, tương tự như năm 2008 khi Lehman Brothers (Mỹ) sụp đổ.

Một chiều hướng đáng báo động khác là nguy cơ khủng hoảng nợ. Theo Liên hợp quốc, nợ song phương của các nước nghèo nhất năm 2023 so với 2001 đã tăng tới 35%, khiến tổng số tiền phải trả thêm trong năm lên tới 1.100 tỷ USD! Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) phải triệu tập một hội nghị về cách giúp các nước nghèo xử lý nợ. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận không đi tới kết quả, bởi ngay cả các nước chủ nợ còn đang chật vật ứng phó nợ công, lấy sức đâu “vác tù và hàng tổng”, chưa kể đôi co về những khía cạnh chính trị-chiến lược.

Việc các ngân hàng danh tiếng ở Mỹ như SVB, First Republic Bank, Signature…phải cứu trợ, ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ phải “bán mình” cho UBS với giá 3,5 tỷ USD… gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ suy thoái toàn cầu, tương tự như năm 2008 khi Lehman Brothers (Mỹ) sụp đổ.

Mặc dù bức tranh kinh tế toàn cầu không lấy gì làm sáng sủa, quá trình tái cấu trúc sản xuất, thương mại, đầu tư, tiền tệ, tiêu dùng… vẫn diễn ra mạnh mẽ. Dường như một cấu trúc mới đang dần định hình. Nhiều nước dành ưu tiên cao cho kinh tế số và kinh tế xanh. Sự xuất hiện và lan truyền của ChatGPT dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra một xu hướng hoàn toàn mới trong đời sống nhân loại.

Chuỗi cung ứng dầu khí từ Nga sang châu Âu đang chuyển mạnh sang châu Á, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, kéo theo sự gia tăng phương thức thanh toán bằng nội tệ các nước này thay vì đồng USD. Các cơ sở sản xuất hàng hóa nói chung, bán dẫn nói riêng có xu hướng chuyển dần sang Đông Nam Á đặt trọng tâm vào năm lĩnh vực: công nghệ (technology), thu nhập (income), chuyển đổi xanh (green), cơ sở hạ tầng năng lượng (energy) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo thành từ TIGER, tiếng Anh nghĩa là “con hổ”.

Bên cạnh đó là sự điều chỉnh chính sách kinh tế ở nhiều nước. Đáng chú ý, những thay đổi này tại cả Mỹ và Trung Quốc vô hình trung có nhiều nét tương đồng như dành ưu tiên cao cho các ngành công nghệ mới, chú trọng thị trường nội địa, nhà nước gia tăng can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh…

Ngoài khó khăn kinh tế-tài chính, thế giới tiếp tục đối mặt với những biểu hiện cực đoan về biến đổi khí hậu, điển hình là trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tháng 2/2022 làm gần 50.000 người thiệt mạng. Hạn hán lan rộng toàn cầu cầu đến mức Liên hợp quốc triệu tập một hội nghị chuyên bàn về nước. Trên một chục bang ở Mỹ hứng chịu những trận cuồng phong, lốc xoáy kinh hoàng!

Những diễn biến trên cùng nhiều vấn đề chính trị nội bộ khác đẩy nhiều quốc gia vào các xung đột xã hội gay gắt, kể cả ở phát triển lẫn đang phát triển khắp các châu lục, nổi lên là những xáo động xã hội ở Pháp liên quan tới ý định nâng tuổi hưu, đình công dài ngày của các ngành vận tải ở Đức đòi tăng lượng, biểu tình lớn ở Israel liên quan tới chủ trương cải cách tư pháp…

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow, ngày 21/3.  (Nguồn: AFP)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow, ngày 21/3. (Nguồn: AFP)

Cạnh tranh chiến lược thêm “nóng”

Trong quý I/2023, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn không hề thuyên giảm. Trái lại, chạy đua vũ trang nói chung, đe dọa hạt nhân nói riêng có chiều hướng gia tăng. Cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga có nhiều diễn biến mới.

Ngày 24/2 vừa qua, xung đột Nga-Ukraine đã tròn một năm song chưa có dấu hiệu nào cho thấy thời điểm và phương cách kết thúc. Ngược lại, xung đột quân sự lại có chiều hướng gia tăng và lan rộng. Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đưa ra 10 đòi hỏi gay gắt với Ukraine như chấm dứt chiến sự, phương Tây phải xóa bỏ trừng phạt Moscow; Kiev phải chấp nhận thay đổi về lãnh thổ đã hình thành. Nga đã công bố Khái niệm mới về chính sách đối ngoại, trong đó phê phán mạnh mẽ Mỹ cùng đồng minh, thể hiện rõ ý định xây dựng lại trật tự thế giới mới…

Trong khi đó, Mỹ và phương Tây không ngừng gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine, mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga. Thậm chí, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) còn kết tội Tổng thống Vladimir Putin là tội phạm chiến tranh… Trong khi đó, Nga rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus và diễn tập các loại vũ khí hạt nhân chiến lược. Đó là chưa kể đến những căng thẳng mới giữa Nga và Mỹ qua vụ máy bay không người lái của Mỹ đụng độ với máy bay Su-35 của Nga trên bầu trời Biển Đen, Nga bắt giam một nhà báo Mỹ vì tội “làm gián điệp”…

Quan hệ Trung-Nga tiếp tục được củng cố và tăng cường, nổi bật là cuộc gặp lần thứ 40 giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow nhằm củng cố quan hệ mọi mặt giữa hai nước được đánh giá là “tốt nhất trong một thế kỷ qua”! Nhân dịp này có tin hai bên đã trao đổi về lập trường 12 điểm của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine; lãnh đạo nước chủ nhà hoan nghênh lập trường “khách quan và cân bằng”, vai trò “xây dựng” của Trung Quốc và không phản đối thương lượng. Có tin quá trình thu xếp một cuộc đối thoại giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky song tới nay vẫn chưa thành.

Trong quý I/2023, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn không hề thuyên giảm. Trái lại, chạy đua vũ trang nói chung, đe dọa hạt nhân nói riêng có chiều hướng gia tăng. Cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, Nga có nhiều diễn biến mới.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung bỗng căng thẳng trở lại sau tín hiệu tương đối tích cực từ cuộc gặp của lãnh đạo song phương tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia tháng 10/2022. Washington đã áp dụng những biện pháp mới nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận lĩnh vực sản xuất chip. Hai bên lời qua tiếng lại sau khi vụ khinh khí cầu Trung Quốc bay vào không phận Mỹ bị bắn rơi, cũng như lùm xùm xung quanh ứng dụng TikTok và việc người đứng đầu chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) “dừng chân” ở Mỹ trên đường sang Mỹ Latinh. Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Blinken Antony bị hoãn lại, ông Tập Cận Bình và ông Tần Cương liên tiếp nhận xét mạnh mẽ hiếm thấy về Washington… Đáp lại, Nhà Trắng tung tin Trung Quốc có thể cấp khí tài cho Nga…

Song những ngày cuối tháng Ba, sau chuyến thăm Nga của ông Tập, câu chuyện ông Blinken thăm Bắc Kinh lại được nhắc tới, trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chưa có dấu hiệu Trung Quốc chuyển giao khí tài quân sự cho Nga…

Một chiều hướng mới là Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hoạt động ở Trung Cận Đông và Trung Á. Tiếp theo chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình sang Saudi Arabia, quốc gia dầu mỏ và đồng minh gần gũi của Mỹ, một Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa Trung Quốc với sáu nước vùng Vịnh đã nhóm họp ở Riyadh và Saudi Arabia đã diễn ra và khép lại với thỏa thuận gia tăng hợp tác trong đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ, hàng không, văn hóa.

Đặc biệt, ngày 10/3 vừa qua, với sự trung gian của Trung Quốc, Saudi Arabia và Iran đã đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ sau những năm tháng đối đầu. Đồng thời, Quốc vương Saudi Arabia đã mời Tổng thống Iran sang thăm.

Trong năm nay, Trung Quốc còn có kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Trung Á, với nhiều nước từng thuộc Liên bang Xô viết nay tham gia tổ chức do Nga đóng vai trò chủ đạo. Ngoài ra Trung Quốc sẽ tổ chức một hội nghị toàn cầu lần thứ ba để thúc đẩy sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Đáng chú ý là trong Khái niệm đối ngoại mới, Nga cũng đặt rất cao vị thế của thế giới Arab và đạo Hồi.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Tokyo, ngày 16/3. (Nguồn: Văn phòng Nội các Nhật Bản)
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Tokyo, ngày 16/3. (Nguồn: Văn phòng Nội các Nhật Bản)

Qua các diễn biến trên, dường như một “trật tự mới” đang dần hé lộ, trong đó Trung-Nga hợp tác mật thiết để ứng phó Mỹ. Cục diện này gần giống thời “Chiến tranh Lạnh” đầu những năm 50 thế kỷ trước, khi Trung Quốc cùng Liên Xô chống Mỹ theo Hiệp ước đồng minh tương trợ. Tuy nhiên, ngày nay sức mạnh và vị thế Trung Quốc đã khác. Quan hệ Trung-Nga không còn dựa trên ý thức hệ hay Hiệp ước đồng minh tương trợ. Tuy nhiên, Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chủ trương vừa đấu tranh, vừa duy trì quan hệ với Washington, nhất là về kinh tế, thương mại.

Ở cấp độ khu vực, châu Âu đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới như khan hiếm nhiên liệu do Nga ngừng cung cấp, lạm phát cao ở nhiều nước gây ra nhiều căng thẳng chính trị-xã hội. Nội bộ EU cũng nảy sinh không ít khúc mắc như tranh cãi Đức-Pháp về xe hơi chạy động cơ đốt sau năm 2035 tại Thượng đỉnh của khối vừa qua. Hungary tiếp tục tránh đối đầu với Nga, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại chưa tán thành kết nạp Thụy Điển vào NATO… Phần Lan, nước giáp ranh vốn có quan hệ bình thường với Nga, đã gia nhập NATO ngày 4/4; đáp lại Nga gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực Tây Bắc đất nước. Trước tình hình phức tạp mới, nhiều nước châu Âu đang tích cực tăng cường quan hệ với các nước châu Á.

Tại châu Á, bán đảo Triều Tiên thêm “nóng” với hàng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, trong khi Washington và Seoul không ngừng tập trận chung quy mô lớn. Quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản có đột phá mới: Ông Yoon Suk Yeol trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên thăm Tokyo sau nhiều năm, với hai bên chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Thủ tướng Kishida Fumio mời ông dự Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (G7) tháng Năm tới. Mới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đã tới Bắc Kinh thảo luận nỗ lực cải thiện quan hệ, bao gồm nối lại cơ chế đối thoại quốc phòng để tránh rủi ro.

Qua các diễn biến trên, dường như một “trật tự mới” đang dần hé lộ, trong đó Trung-Nga hợp tác mật thiết để ứng phó Mỹ.

Trong khi đó, vấn đề Đài Loan và tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp. Khác với thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nối lại quan hệ quốc phòng với Washington. Tuy nhiên, Manila vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Bắc Kinh mà cuộc tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng ngoại giao giữa hai nước vừa kết thúc là một biểu hiện.

Về đại thể, những chiều hướng trên sẽ đồng hành cùng thế giới trong phần còn lại của năm. Trong số đó, hai chiều hướng cần được theo dõi sát sao: Tình hình tài chính-tiền tệ, ngân hàng toàn cầu; tam giác quan hệ Mỹ-Trung-Nga và khủng hoảng Ukraine. Theo dõi, nắm bắt các chiều hướng, thích ứng linh hoạt sẽ là chìa khóa để các quốc gia, bao gồm Việt Nam, giữ vững ổn định, tiếp tục phát triển năm 2023.

Châu Phi trong câu chuyện nước lớn

Châu Phi trong câu chuyện nước lớn

Bên cạnh châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi đang dần trở nên quan trọng hơn trong mắt các ‘ông lớn’ của thế giới, dù đó ...

Thổ Nhĩ Kỳ - 'nỗi lo' thường trực của NATO

Thổ Nhĩ Kỳ - 'nỗi lo' thường trực của NATO

Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến NATO “đau đầu” vì thực hiện những chính sách khác biệt so với các đồng minh.

Trung Quốc-Singapore 'hướng tới tương lai, chiến lược và mẫu mực'

Trung Quốc-Singapore 'hướng tới tương lai, chiến lược và mẫu mực'

Trung Quốc và Singapore thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện chất lượng cao hướng tới tương lai, nhân chuyến thăm Bắc Kinh của ...

Đằng sau quyết định của Nga tại Belarus

Đằng sau quyết định của Nga tại Belarus

Việc Nga quyết định đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus không chỉ thể hiện phản ứng gay gắt của Moscow trước áp ...

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Trang mới hay chương cũ?

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Trang mới hay chương cũ?

Lịch sử thăng trầm, yếu tố Trung Quốc và một số điều chỉnh trong bối cảnh mới khiến thỏa thuận Iran-Saudi Arabia vừa qua trở ...

Xem nhiều

Đọc thêm

NSND Lê Khanh quyến rũ không ngờ

NSND Lê Khanh quyến rũ không ngờ

NSND Lê Khanh ở tuổi 61 vẫn quyến rũ không ngờ với đầm dạ hội; ca sĩ Noo Phước Thịnh đầy tâm trạng.
PetroVietnam mở đường thúc đẩy phát triển các dự án điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII

PetroVietnam mở đường thúc đẩy phát triển các dự án điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII

PetroVietnam mở đường thúc đẩy phát triển các dự án điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII...
Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah tuyên bố phóng tên lửa vào căn cứ không quân ở miền Bắc Israel trong khi Tel Aviv ra lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza để chuẩn bị ...
Khắc phụ lỗi máy tính không vào được Windows màn hình đen đơn giản

Khắc phụ lỗi máy tính không vào được Windows màn hình đen đơn giản

Máy tính không vào Windows và màn hình đen là lỗi phổ biến, nhưng thường dễ khắc phục. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý để nhanh chóng ...
10 hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới hiện nay

10 hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới hiện nay

Hệ thống phòng không đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quân sự hiện đại. Báo Thế giới và Việt Nam liệt kê 10 hệ thống phòng không hàng ...
Bộ Y tế trả lời về kiến nghị Bảo hiểm y tế học sinh nên áp dụng mua theo hộ gia đình

Bộ Y tế trả lời về kiến nghị Bảo hiểm y tế học sinh nên áp dụng mua theo hộ gia đình

Chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) nước ta hướng tới mọi người dân, người lao động, trong đó có học sinh, sinh viên.
Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah tuyên bố phóng tên lửa vào căn cứ không quân ở miền Bắc Israel trong khi Tel Aviv ra lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza để chuẩn bị cho hành động mới...
Nga bí mật phát triển vũ khí thế hệ mới

Nga bí mật phát triển vũ khí thế hệ mới

Nga đang bí mật phát triển thế hệ thiết bị bay không người lái (UAV) mới để thay thế các loại thiết bị bay trinh sát Orlan-10 và Orlan-30 trên chiến trường.
Quân đội Israel lần đầu tấn công vào đền thờ Hồi giáo ở Nam Lebanon

Quân đội Israel lần đầu tấn công vào đền thờ Hồi giáo ở Nam Lebanon

Quân đội Israel ngày 5/10 cho biết lực lượng của họ đã tấn công các chiến binh Hezbollah bên trong một đền thờ Hồi giáo ở miền Nam Lebanon vào đêm qua.
Kazakhstan lên kế hoạch phát triển điện hạt nhân, ai sẽ là nhà thầu được chọn?

Kazakhstan lên kế hoạch phát triển điện hạt nhân, ai sẽ là nhà thầu được chọn?

Ngày mai 6/10, Kazakhstan sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo sắc lệnh của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev ký hôm 2/9.
Trung Quốc sơ tán công dân khỏi Lebanon, nhiều nước đã hành động tương tự

Trung Quốc sơ tán công dân khỏi Lebanon, nhiều nước đã hành động tương tự

Ngày 5/10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo hơn 200 công dân nước này đã được sơ tán an toàn khỏi Lebanon.
Nga tuyên bố đang 'nghiền nát' vũ khí Mỹ, phương Tây sẽ chỉ giáng 'đòn chí mạng' vào an ninh quốc tế

Nga tuyên bố đang 'nghiền nát' vũ khí Mỹ, phương Tây sẽ chỉ giáng 'đòn chí mạng' vào an ninh quốc tế

Nga cho rằng, những phương tiện và vũ khí nổi tiếng của Mỹ đang bị Moscow nghiền nát, đốt cháy hoặc bị bắt giữ.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences: Việt Nam nỗ lực vì phồn vinh và phát triển bền vững của Cộng đồng Pháp ngữ

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences: Việt Nam nỗ lực vì phồn vinh và phát triển bền vững của Cộng đồng Pháp ngữ

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết trên tạp chí Influences.
Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Israel nên tạm hoãn việc tấn công trả đũa vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung ...
Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Trong bài viết của mình, Lam Le, phóng viên của Rest of World chuyên đưa tin về lao động và công nghệ ở Đông Nam Á, cho biết giờ là thời điểm công nhân có ...
Phiên bản di động