Nhỏ Bình thường Lớn

Nước cờ khôn ngoan của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn khiến người khác phải bất ngờ về khả năng “đọc” tình hình để từ đó tung ra những chính sách khôn khéo, giúp ông xoay chuyển tình thế theo hướng mong muốn. Một lần nữa, năng lực đó của ông được thể hiện rõ nét tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg diễn ra từ ngày 16-18/6.
TIN LIÊN QUAN
nuoc co khon ngoan cua nga Mục đích chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin
nuoc co khon ngoan cua nga Việt Nam nỗ lực đóng góp nâng tầm quan hệ ASEAN – Nga

Tín hiệu hòa giải

Vừa qua, giới lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp châu Âu đã quay trở lại Nga để tham dự Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg. Từng là sự kiện mang tính hấp dẫn lớn về kinh tế và sức nặng về địa chính trị, thậm chí từng được ví là Hội nghị Davos của Nga song Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg trong hai năm qua đã diễn ra trong không khí ảm đạm khi giới lãnh đạo chính trị cũng như lãnh đạo các tập đoàn lớn của châu Âu đều tìm cách tránh mặt như một phần của chính sách “tẩy chay, cô lập” Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine và vụ sáp nhập bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, diễn đàn năm nay đã chứng kiến một thay đổi đầy ấn tượng với sự tham gia sôi động không chỉ của giới doanh nhân đang khát khao khôi phục lại quan hệ làm ăn với Nga mà cả những nhân vật chính khách hàng đầu của châu Âu.

nuoc co khon ngoan cua nga
Ông Putin khẳng định sẵn sàng đối thoại với các đối tác châu Âu.

Giám đốc điều hành một loạt công ty lớn của châu Âu hoặc đang tham gia dự án lâu dài ở Nga hoặc có dự án bị ảnh hưởng bởi chính sách trừng phạt Nga đều có mặt tại diễn đàn năm nay, trong đó phải kể đến một số cái tên nổi bật như CEO của tập đoàn BP, Chủ tịch của tập đoàn Nestle… Bất chấp việc Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo các công ty của nước này không nên tham dự Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg “vì những nguy cơ rõ ràng, cả về kinh tế lẫn danh tiếng, khi hợp tác với một chính phủ bị cáo buộc vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất của luật quốc tế thông qua hành động can thiệp quân sự vào một nước láng giềng”, Giám đốc điều hành Exxon Mobil Rex Tillerson vẫn nhất quyết không bỏ qua diễn đàn kinh tế ở Nga.

Đáng chú ý hơn, thay vì chỉ có duy nhất Thủ tướng Hy Lạp đến dự như năm ngoái, Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg năm nay còn có sự tham gia của rất nhiều nhà lãnh đạo chính trị nước ngoài như Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Italy Matteo Renzi.... Trong đó, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker là quan chức cấp cao nhất của Liên minh Châu Âu (EU) đến Nga trong 2 năm qua.  Thậm chí, người ta cũng không thể ngờ rằng, ông Juncker lại thể hiện một lập trường rất sát với ông Putin trong một số vấn đề kinh tế, cụ thể ở đây là viễn cảnh về một khu vực tự do mậu dịch bao trùm EU và Nga.

Tất cả những diễn biến trên phát đi một tín hiệu cho thấy, giới lãnh đạo chính trị ở châu Âu không chỉ mong muốn mà đang bắt đầu có những hành động nhất định nhằm xích lại gần Nga. Cùng với đó, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp cũng đang nóng lòng muốn nối lại quan hệ làm ăn với Nga.

Nắm bắt thời cơ

Cách đây hai năm, Tổng thống Putin đã quyết định kiên nhẫn chịu đựng sự cô lập về kinh tế và chính trị của phương Tây nhằm vào Nga. Và sự kiên nhẫn này đang được trả giá xứng đáng. EU bắt đầu mệt mỏi, kiệt sức. Mặt trận đoàn kết chống Nga của EU bắt đầu rệu rã và ngày càng có nhiều học giả, chính khách cũng như doanh nhân lên tiếng đòi từ bỏ chính sách trừng phạt Nga.

Trong bối cảnh “thiên thời, địa lợi” như trên, Tổng thống Putin đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ. Ông chủ quyền lực của Điện Kremlin đã thể hiện thái độ mềm mỏng một cách khác thường với cả Mỹ và EU. Thay vì những lời phát biểu “đao to búa lớn” thể hiện sự cứng rắn, chỉ trích, lên án phương Tây, Tổng thống Putin bày tỏ mong muốn bình thường hoá quan hệ với EU và khôi phục quan hệ với Mỹ.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh: “Bất chấp những vấn đề trong quan hệ song phương hiện nay, EU vẫn là đối tác thương mại kinh tế chính của Nga. EU cũng là láng giềng gần gũi nhất của chúng tôi”. Ông Putin khẳng định Nga sẵn sàng đối thoại với các đối tác châu Âu đồng thời kêu gọi các nước châu Âu khôi phục lại quan hệ với Nga. Thông điệp ông Putin muốn phát đi tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg là EU hãy gạt sang một bên vấn đề Ukraine để quay lại làm ăn với nhau.

Với Mỹ, ông Putin cũng thể hiện một thái độ nhún nhường đến bất ngờ khi thừa nhận vị trí siêu cường duy nhất của đối thủ. “Mỹ là một cường quốc, và hiện giờ có thể nói là siêu cường duy nhất thế giới. Chúng tôi chấp nhận điều đó. Chúng tôi muốn và sẵn sàng làm việc với Mỹ. Thế giới, trong đó có Nga, cần một nước Mỹ hùng mạnh. Tuy nhiên, Nga không muốn Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nga cũng như không muốn Mỹ tìm cách ngăn cản EU phát triển các mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Nga”, Tổng thống Putin đã phát biểu như vậy tại diễn đàn hôm 17/6.

Sự mềm mỏng và dịu nhẹ của Tổng thống Putin được đánh giá là một nước cờ khôn ngoan. Ông Putin đã nắm bắt được xu hướng muốn khôi phục lại quan hệ với Nga đang ngày càng tăng lên trong nội bộ châu Âu và đã nhanh chóng “bật đèn xanh”. Tín hiệu này một mặt khiến lực lượng ủng hộ từ bỏ chính sách trừng phạt Nga trong EU có thêm động lực để thúc đẩy tiến trình đạt được mục tiêu. Mặt khác, nó cũng giúp EU gỡ thể diện khi xuống nước với Nga.

Có thể nói, mọi thứ đang diễn ra theo chiều hướng thuận lợi cho Nga. Tuy nhiên, trước mắt, Moscow vẫn chưa thể hy vọng có ngay bước đột phá trong việc khôi phục lại quan hệ với EU. Liên minh này vừa quyết định tiếp tục gia hạn chính sách trừng phạt với Nga. Dù vậy, Moscow có thể hy vọng một sự thay đổi trong tương lai không xa.  

nuoc co khon ngoan cua nga Kỷ lục người xem “Trò chơi vương quyền”

Bộ phim “Game of Thrones” (Trò chơi vương quyền) trên kênh HBO đã thu hút tới gần 9 triệu lượt người xem trong ngày 26/6.

nuoc co khon ngoan cua nga Mỹ, Nga cáo buộc lẫn nhau về tiếp cận nguy hiểm trên biển

Hành động này vi phạm nghiêm trọng cả luật pháp quốc tế lẫn thỏa thuận Nga - Mỹ.

nuoc co khon ngoan cua nga Bỉ và châu Âu muốn tăng cường quan hệ lập pháp với Việt Nam

Tiếp tục chuyến thăm làm việc tại Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), ngày 28/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu ...

Hải Yến