Nhỏ Bình thường Lớn

Nước - nguồn gốc của chiến tranh và hòa bình

Khan hiếm nguồn nước là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến và quản lý tốt nguồn nước có thể là lực đẩy cho sự phát triển.
TIN LIÊN QUAN
nuoc nguon goc cua chien tranh va hoa binh Thảm trạng nước ở châu Á
nuoc nguon goc cua chien tranh va hoa binh Năm 2016: Hạn hán, xâm nhập mặn sẽ còn nghiêm trọng

Ước tính 330 triệu người, 1/4 dân số Ấn Độ, đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán nghiêm trọng trong nhiều năm qua.

Trong khi đó, Ethiopia cũng đang đối phó với hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ khiến nhiều vụ mùa thất bát, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và ảnh hưởng đến khoảng 1/10 dân số.

Nguy cơ xung đột

Trong quá khứ, hạn hán nghiêm trọng đã dẫn đến xung đột và thậm chí cả các cuộc chiến tranh giữa các cộng đồng gần nhau hoặc giữa các quốc gia láng giềng. Sử sách ghi lại, một trong những cuộc chiến liên quan đến nguồn nước lần đầu tiên xảy ra khoảng 4.500 năm trước đây, khi đất nước Lagash - nằm giữa sông Tigris và Euphrates ở Iraq ngày nay – tranh chấp nguồn nước với quốc gia láng giềng Umma. Cạnh tranh về nguồn nước cũng gây ra các vụ bạo động ở Trung Quốc cổ đại và bất ổn chính trị tại Ai Cập thời đại các vua Pharaon.

Ngày nay, cuộc chiến thực sự giữa các quốc gia về tài nguyên nước không phổ biến do có các cuộc đối thoại và hợp tác xuyên biên giới được cải thiện. Tuy nhiên, cạnh tranh về nguồn nước giữa các cộng đồng trong một quốc gia lại xảy ra nhiều hơn. Báo cáo mới đây của Ngân hàng thế giới (WB) về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu tới nguồn nước và phát triển kinh tế chỉ ra rằng, nguồn nước khan hiếm hoặc không ổn định làm giảm tăng trưởng kinh tế, dẫn đến phong trào di cư và nguyên nhân của nhiều vụ xung đột hay nội chiến.

Chu trình này đã xảy ra ở một số khu vực trong nhiều thập kỷ. Chẳng hạn như ở tiểu vùng Sahara châu Phi, thời kỳ khô hạn trong vòng 20 năm qua dẫn đến bạo lực, nội chiến và thay đổi chế độ. Tại nhiều vùng nông thôn ở châu Phi và Ấn Độ, lượng mưa suy giảm đã trở thành nhân tố thúc đẩy các cuộc di cư trong nội địa hoặc xuyên biên giới, đến những nơi nguồn nước dồi dào hơn. Những người di cư này thường đổ về thành phố và tạo áp lực cho cơ sở hạ tầng và các dịch vụ ở đô thị.

Tuy nhiên, các quốc gia hoàn toàn có thể tránh khỏi cảnh nghèo đói, thiếu thốn và xung đột nếu cùng hành động ngay lúc này để thực hiện chính sách nước quản lý hiệu quả và thực tiễn. Làm được như vậy, các quốc gia không những hạn chế được những tác động xấu do tình trạng hạn hán mà còn đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khoảng 6% mỗi năm.

Thông điệp từ Morocco

Một đất nước khan hiếm nước đã hành động để cải thiện những tác động của biến đổi khí hậu tới nguồn nước, đó là Morocco. Trong những năm có lượng mưa thấp, quan chức địa phương những vùng gần lưu vực sông Morocco dành ưu tiên thấp cho nước dùng trong nông nghiệp và đặt ưu tiên cao cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, chính phủ nước này đã đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thủy lợi để cung cấp cho nông dân các dịch vụ nước hiệu quả hơn.

nuoc nguon goc cua chien tranh va hoa binh
Một nông dân Morocco đang bắt đầu vụ mùa mới trong điều kiện khan hiếm nước. Nguồn: USAID

Các nhà chức trách Morocco cũng đang nỗ lực cải thiện quản trị nguồn nước ngầm, tránh khai thác quá mức. Người dân làm nông nghiệp sử dụng nguồn nước mưa sẽ được hỗ trợ các kỹ năng để tận dụng tốt hơn lượng mưa, chẳng hạn như kỹ năng gieo hạt trực tiếp. Kết quả không ngờ là sản lượng của các vụ mùa còn cao hơn so với phương pháp sản xuất truyền thống trong những năm khô hạn tương tự.

Từ kinh nghiệm của Morocco, cũng như báo cáo của WB, với các chính sách và biện pháp can thiệp tới nguồn nước một cách thông minh, các quốc gia có thể yên tâm về nguồn nước của quốc gia mình.

Tất nhiên, không phải mọi quốc gia sẽ đi theo con đường của Morocco trong các chính sách về đảm bảo nguồn nước, nhưng thông qua mô hình của Morocco, các nước có thể nảy sinh các ý tưởng sáng tạo, cũng như các bài học kinh nghiệm.

nuoc nguon goc cua chien tranh va hoa binh 2,5 triệu dân Campuchia khổ sở vì hạn hán

Dự báo hạn hán sẽ tiếp tục hoành hành ở Campuchia cho đến tháng Bảy tới do các tác động của hiện tượng El Nino.

nuoc nguon goc cua chien tranh va hoa binh Hạn hán là con trăn đang đến

Lũ lụt, động đất, sóng thần, lốc xoáy và các thảm họa thời tiết khác đã đem đến sự hủy diệt kinh khủng ở nhiều ...

nuoc nguon goc cua chien tranh va hoa binh Hạn hán hành châu Âu

Nhiệt độ cao cùng với không khí khô hanh đang đe dọa nghiêm trọng những cánh đồng lúa mì ở Nga, Pháp hay những ruộng ...

 

Mỹ Anh (theo Project Syndicate)