TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Obama bắt đầu công du châu Á | |
Đau thương và khát vọng của thế hệ Hibakusha |
Tại Mỹ, nhiều người coi chuyến thăm Hiroshima của Tổng thống Obama nằm trong “chuyến công du xin lỗi toàn cầu”, thể hiện sự bất lực trong chính sách đối ngoại Mỹ trước một thế giới ngày càng hỗn loạn. Họ cho rằng việc Nga sáp nhập Crimea, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, tình hình hỗn loạn ở Syria và khu vực Trung Đông là những thất bại trong vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.
Ngược lại, những người ủng hộ xem chuyến thăm của ông Obama là cơ hội lịch sử để chứng minh vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa, hòa giải và củng cố cam kết của Mỹ đối với đồng minh Nhật Bản, đồng thời cũng là một phần trong chính sách tái cân bằng của Washington. Kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống bằng chuyến thăm Hiroshima, ông Obama muốn gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến khu vực và thế giới rằng Mỹ sẵn sàng dẫn dắt quá trình phi hạt nhân hóa cùng với các đối tác của mình.
Tổng thống Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại lễ tưởng niệm nạn nhân vụ ném bom nguyên tử Hiroshima hôm 27/5. (Nguồn: Reuters) |
Với tư cách là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Hiroshima, ông Obama muốn gửi đi thông điệp tới châu Á rằng bi kịch và nỗi đau của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai sẽ không thể kéo dài vĩnh viễn. Hòa giải là có thể nhưng đòi hỏi sự cởi mở, chân thành và nỗ lực chung của cả hai bên thông qua tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị và thậm chí cả an ninh.
Tại Nhật Bản, với công chúng và quan chức, chuyến thăm của ông Obama sẽ củng cố “bản sắc” thời hậu chiến của nước này như là quốc gia duy phải trảo qua những nỗi đau kinh hoàng của một cuộc tấn công hạt nhân. Là nạn nhân của bom nguyên tử, đất nước này đã miệt mài theo đuổi một thế giới phi hạt nhân thông qua cam kết hòa bình được thể hiện trong Điều 9 Hiến pháp. Vì vậy, những người cánh tả có thể sẽ sử dụng chuyến thăm để thúc đẩy hòa bình và chương trình chống Thủ tướng Shinzo Abe, ngăn chặn ông có quyền thay đổi hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe. (Nguồn: Reuters) |
Đối với ông Abe và ông Obama, chuyến thăm là một thông điệp công khai gửi đến Trung Quốc rằng, Mỹ và Nhật Bản luôn đứng cùng nhau và liên minh an ninh của hai nước không phải là một chiều. Thay vào đó, đây là một quan hệ liên minh toàn diện dựa trên các tiêu chuẩn chung, làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hợp tác chính trị và an ninh sâu rộng hơn không chỉ ở khu vực xung quanh Nhật Bản mà còn ở vùng Biển Đông.
Cuối cùng, đối với ông Abe, chuyến thăm Hiroshima của Tổng thống Obama có ý nghĩa chính sách cả về đối nội và đối ngoại. Ở trong nước, sự kiện này sẽ cho phép ông Abe tích luỹ vốn chính trị quý báu cho cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới. Chuyến thăm này cùng với việc Nhật Bản là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh G7 và thỏa thuận với Hàn Quốc về vấn đề “phụ nữ giải khuây” tháng 12/2015 là những ví dụ rõ ràng về sự chắc chắn, khả năng lãnh đạo chính trị của ông Abe, qua đó củng cố vị thế quốc tế của Nhật Bản trong số các quốc gia hàng đầu thế giới.
Quan trọng hơn, chuyến thăm Hiroshima và cam kết phi hạt nhân hóa của ông Obama cộng hưởng sâu sắc với các cử tri Nhật Bản vốn ủng hộ hòa bình và chống hạt nhân, cho phép ông Abe tiếp tục củng cố quyền lực của mình để thúc đẩy những cải cách khó khăn hơn như là một phần trong chiến lược phục hồi kinh tế của ông, hay còn được gọi là chương trình kinh tế “Abenomics”.
Về chính sách ngoại giao, công bằng mà nói chuyến thăm này cũng không kém phần quan trọng khi ông Abe khéo léo cân bằng cam kết hòa bình và phi hạt nhân hóa, đồng thời mở rộng an ninh, liên kết kinh tế và chính trị với các nước Đông Nam Á và trên toàn cầu với khẩu hiệu “hoà bình chủ động” trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Các nhà lãnh đạo G7 ở Ise-Shima, Nhật Bản Các nhà lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) gặp nhau ở thành phố Ise-Shima, Nhật Bản với chương trình nghị sự ... |