CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC MỸ-TRUNG QUỐC

Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới

NGUYÊN VY
TGVN. Mỹ-Trung Quốc phân tách, xung khắc và cạnh tranh chiến lược khốc liệt là thực tế hiện nay. Học giả nhận diện và lý giải hiện tượng này ra sao? Hãy xem một phân tích của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa đăng trên Tạp chí Beijing Review.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Trump: 'Tách rời' là một từ hay, Mỹ sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc
Tại sao 'phân tách văn hóa' với Trung Quốc sẽ có hại cho Mỹ?
nhin-tu-trung-quoc-mot-hanh-tinh-hai-the-gioi-1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề Hội nghị Thượng định G20 tổ chức tại Osaka vào tháng 6/2019. (Nguồn:CNBC/TTXVN)

Khởi đầu của khác biệt

Hai mươi năm trước, ở Bắc Kinh hầu như hàng tuần đều có hội thảo về toàn cầu hóa nói về viễn cảnh thế giới sẽ xích lại gần và các rào cản thương mại, đầu tư sẽ được giảm thiểu. Các quan chức Trung Quốc đăng đàn thảo luận với lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài về tương lai Trung Quốc như một bộ phận của cộng đồng toàn cầu và nhất là cộng đồng thế giới sẽ góp phần vào tương lai và tăng trưởng của Trung Quốc ra sao. Họ nói về một tương lai tốt đẹp hơn trong một thế giới kết nối hơn và một hành tinh bao trùm hơn.

Có lẽ ít ai mường tượng rằng 20 năm sau thế giới tranh luận về phân tách Mỹ-Trung Quốc. Các cuộc thảo luận 20 năm trước có lẽ đã không định nghĩa rõ được toàn cầu hóa thực sự nghĩa là gì hoặc toàn cầu hóa sẽ được định hình như thế nào trong quá trình diễn tiến. Thế giới hẳn có thể đã không có một tầm nhìn giống nhau trong tư duy và đây chính là điểm khởi đầu cho những khác biệt.

Quan niệm giản đơn khi đó cho rằng hội nhập tài chính toàn cầu và các thị trường vốn cùng với truyền thông số sẽ làm hạ thấp các hàng rào và đem lại sự hiểu biết hơn, thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng không giới hạn.

Ít ai nhận ra rằng, hai thập kỷ sau, thế giới trở nên địa phương hóa hơn bao giờ hết và hoàn toàn không dễ để dự đoán được rằng Internet đã trở thành công cụ của những quyền lực ngầm ở Mỹ đánh cắp các thông tin cá nhân để thao túng các thuật toán và các cuộc bầu cử chính trị, thổi bùng ngọn gió của giận dữ, thù hận và phân biệt sắc tộc theo cách trước đây không thể tưởng tượng đến.

Một điều khác cũng không kém phần khó dự đoán là khối lượng nợ khổng lồ tích tụ thông qua hoạt động mua vào nợ chính phủ chưa từng có tiền lệ, bơm quá mức thanh khoản để tạo sự mở rộng thị trường vốn giả tạo bằng việc đầu tư vào các nền tảng truyền thông xã hội giúp thúc đẩy kiểu nhà nước chuyên chế và điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ sự ngự trị tối cao của một đồng tiền.

Thế giới đi về đâu?

Tất cả bắt đầu vào năm 1999 khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton hủy bỏ Đạo luật Glass-Steagall áp dụng sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, không cho phép các ngân hàng đánh cược bằng các khoản tiền gửi của người dân, từ đó tránh để lặp lại cuộc Đại Khủng hoảng năm 1929 và cuộc chiến tranh thế giới sau đó. Kết quả là, thập niên 90 của thế kỷ 20 và một thập niên sau đó đã diễn tiến giống như “Những năm hai mươi gào thét” (1920) của thế kỷ trước.

Những định giá lợi nhuận và thiệt hại bỗng nhiên trở nên không có ý nghĩa gì, tất cả chỉ là về thị phần và mọi công ty đều muốn thị phần lớn hơn công ty khác để làm tăng giá cổ phiếu vì thị trường vốn có quyền quyết định tất cả, không phải hoạt động kinh doanh thực tế. Thế giới đã phạm sai lầm tương tự với cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Bên cạnh đó, các chính sách nới lỏng định lượng lại tiếp tục tạo ra sự phát triển bùng nổ của thị trường tài chính giả tạo khác, đẩy phần lớn các hộ gia đình Mỹ vào tình cảnh nô lệ nợ mới. Chính sách này bắt đầu từ thời cựu Tổng thống George W. Bush, được duy trì dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và bùng nổ ở thời Tổng thống Donald Trump.

nhin-tu-trung-quoc-mot-hanh-tinh-hai-the-gioi
"Mọi công ty đều muốn thị phần lớn hơn công ty khác để làm tăng giá cổ phiếu". (Nguồn:asiaglobalonline)

Chính thời gian này thực sự đã làm cuộc “hôn nhân” giữa các công ty công nghệ lớn và lĩnh vực tài chính trở nên bền chặt. Sự bùng nổ của các cổ phiếu công nghệ được tài trợ thông qua chính sách nới lỏng định lượng đòi hỏi phải có thêm nhiều khán giả truyền thông xã hội và các cú click chuột để đảm bảo giá trị của công ty và trò chơi đã được triển khai để thu hút người dân. Điều này phát huy tác dụng cho Facebook và Twitter, nhưng doanh nhân Trung Quốc lại có ý tưởng của riêng họ.

Hơn nữa, nếu khán giả truyền thông xã hội là thước đo của giá trị doanh nghiệp thì tại sao Trung Quốc phải để mất đi 1,4 tỷ khách hàng cho Facebook và Twitter khi mà bản thân Trung Quốc có thể tạo ra các lựa chọn thay thế bao gồm các nền tảng truyền thông xã hội như Weibo và WeChat và tạo một sân chơi bình đẳng hơn.

Phân tách khó tránh khỏi

Đây chính là điểm khởi nguồn của các xung đột. Chiến tranh thương mại không phải về đậu tương, mà là về khán giả truyền thông xã hội, các cú click chuột, tài chính và tỷ phần nợ không bền vững chỉ cần một biến động nhẹ có thể làm hệ thống hậu Bretton-Woods sụp đổ.

Cuộc “hôn nhân” quỷ quyệt giữa tài chính, độc quyền công nghệ, tổ hợp công nghiệp - quân sự và quyền lực ngầm đã tạo ra một hệ thống quản trị mới mà sự ổn định của nó chỉ có thể được bảo đảm thông qua việc tạo ra những căng thẳng xã hội. Thương mại và dịch vụ rơi tự do và mọi thứ hoạt động xung quanh một nguyên tắc - giữ cho thị trường vốn luôn được bơm căng thông qua các khoản tiền đầu tư được hỗ trợ bởi nợ và rót vào các công ty công nghệ độc quyền tham gia tạo dựng sự thù hận, tư duy tăng cường kiểm soát, xúc cảm và những lá phiếu.

Tuy nhiên, khó có thể kiểm soát được tư tưởng và lá phiếu của những người lựa chọn các sản phẩm công nghệ khác. Đó là lý do Tổng thống Trump, ông Mark Zuckerberg và các quyền lực ngầm không thích TikTok và Tencent của Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, phân tách với Mỹ không phải là một lựa chọn, mà bị đẩy vào tình thế không được lựa chọn. Với tất cả các nỗ lực đã thực hiện cho đến nay để đưa đến thế giới liên kết, hội nhập thì phân tách là thứ không hề dễ chịu.

Không có lý do gì một môi trường thương mại toàn cầu hội nhập phải bị phân tách. Bản chất của sự phân tách này tương đồng với một giai đoạn khác trong thế kỷ trước, đưa nhân loại vào một cuộc chiến tranh lạnh khác với rủi ro hiểm họa biến thành chiến tranh nóng.

Như thế, nhân loại như đang sống trong một thế giới phân đôi. Trong tương lai sẽ có hai thế giới. Một thế giới vận hành với các chính sách đa phương, đa văn hóa và thực tế. Một thế giới vận hành với nguyên lý đơn phương, “độc canh” và ý thức hệ.

Đó là hình dung về một thế giới phân đôi. Tương lai được dự đoán là gì? Đó là nỗi buồn của Chiến tranh Lạnh. Một hành tinh. Hai thế giới.

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới?

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Chiến tranh lạnh mới?

TGVN. Đại dịch Covid-19 tác động thế nào đến cạnh tranh chiến lược vốn đã gay gắt giữa Mỹ - Trung Quốc? Giới chuyên gia, ...

Thương chiến Mỹ - Trung và cạnh tranh nước lớn

Thương chiến Mỹ - Trung và cạnh tranh nước lớn

TGVN. Nếu như sự trỗi dậy của Trung Quốc lâu nay được xem như diễn biến quan trọng nhất trong thời kỳ hậu Chiến tranh ...

Chuyên gia: Thương chiến Mỹ - Trung sẽ dịu bớt, song tranh cãi vẫn tiếp diễn

Chuyên gia: Thương chiến Mỹ - Trung sẽ dịu bớt, song tranh cãi vẫn tiếp diễn

TGVN. Cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ (Lou Jiwei) ngày 9/11 nhận định, thương chiến Mỹ - Trung có thể dịu bớt ...

(theo Beijing Review)

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe máy Yamaha Exciter mới nhất tháng 1/2025 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
VinFast chính thức công bố 4 mẫu xe điện mới

VinFast chính thức công bố 4 mẫu xe điện mới

VinFast đã chính thức công bố 4 mẫu xe điện Green mới, đáng chú ý nhất là mẫu MPV 7 chỗ có khả năng di chuyển lên tới 470 km ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Jeep mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Jeep mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Jeep của các dòng Gladiator 2021, Grand Cherokee L 2023, Wrangler 2021, Gladiator 2023 và Wrangler 2023 sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài ...
HLV đội tuyển Thái Lan sẵn sàng giới thiệu Hoàng Đức sang Nhật

HLV đội tuyển Thái Lan sẵn sàng giới thiệu Hoàng Đức sang Nhật

Đó là tiết lộ của Hoàng Đức về cuộc nói chuyện giữa anh và HLV Masatada Ishii sau trận lượt về chung kết ASEAN Cup 2024.
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou

Đại sứ Ngô Minh Nguyệt trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Uruguay Luis Lacalle Pou

Quan hệ giữa Việt Nam và Uruguay đã có những bước phát triển vững chắc, thể hiện qua các chuyến thăm trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước.
MU gia hạn hợp đồng, tăng lương cho Amad Diallo

MU gia hạn hợp đồng, tăng lương cho Amad Diallo

Đêm 9/1, trên trang chủ, MU ra thông báo xác nhận hoàn tất việc gia hạn hợp đồng mới với Amad Diallo.
Người dân Panama tuần hành phản đối ý định kiểm soát kênh đào của Tổng thống đắc cử Mỹ

Người dân Panama tuần hành phản đối ý định kiểm soát kênh đào của Tổng thống đắc cử Mỹ

Ngày 9/1, hàng trăm người Panama đã xuống đường tuần hành tưởng niệm cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại sự kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama vào năm 1964.
Quyết tâm tăng cường quan hệ với ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu công du hai quốc gia Đông Nam Á

Quyết tâm tăng cường quan hệ với ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu công du hai quốc gia Đông Nam Á

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định, trong một xã hội quốc tế mà sự bất ổn đang gia tăng, mối quan hệ của nước này với Đông Nam Á cực kỳ quan trọng.
Ukraine: Tổng thống Zelensky muốn đón quân đội đồng minh đến, EU đã sẵn sàng thế chân Mỹ

Ukraine: Tổng thống Zelensky muốn đón quân đội đồng minh đến, EU đã sẵn sàng thế chân Mỹ

Tổng thống Ukraine tuyên bố, việc triển khai lực lượng đồng minh tại nước này là một trong những biện pháp tốt nhất để buộc Nga đi đến hòa bình.
Ba Lan tuyên bố sẽ bảo vệ ông Benjamin Netanyahu khỏi nguy cơ bị bắt giữ vì lý do đặc biệt

Ba Lan tuyên bố sẽ bảo vệ ông Benjamin Netanyahu khỏi nguy cơ bị bắt giữ vì lý do đặc biệt

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết Thủ tướng Israel sẽ không bị giam giữ mặc dù ICC có lệnh bắt ông Benjamin Netanyahu.
Điểm tin thế giới sáng 10/1: Yakuza Nhật Bản buôn lậu vật liệu hạt nhân, Lebanon có tân Tổng thống, Anh trừng phạt tội phạm buôn người

Điểm tin thế giới sáng 10/1: Yakuza Nhật Bản buôn lậu vật liệu hạt nhân, Lebanon có tân Tổng thống, Anh trừng phạt tội phạm buôn người

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/1.
Lebanon chào đón Tổng thống sau 2 năm trống ghế, quá khứ đau thương khép lại?

Lebanon chào đón Tổng thống sau 2 năm trống ghế, quá khứ đau thương khép lại?

Quốc hội Lebanon đã bầu Tư lệnh quân đội Lebanon, Tướng Joseph Aoun, làm tân tổng thống với đa số phiếu ủng hộ.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động