Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ: Thực tế và bản chất (Kỳ II)

Sinh Thành
TGVN. Dù được kỳ vọng, song thực tế cho thấy Thượng đỉnh không chính thức lần thứ hai giữa Thủ tướng Ấn Độ và Chủ tịch Trung Quốc sẽ khó đạt kết quả cụ thể. Báo Thế giới & Việt Nam giới thiệu bài thứ hai trong loạt bài đánh giá về quan hệ Ấn – Trung hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he trung quoc an do thuc te va ban chat ky ii Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ: Kỳ vọng từ cả đôi bên (Kỳ I)
quan he trung quoc an do thuc te va ban chat ky ii Trung Quốc - Ấn Độ - Pakistan: Cân bằng không ngang bằng
quan he trung quoc an do thuc te va ban chat ky ii
Infographic về tranh chấp Trung Quốc - Ấn Độ tại khu vực Doklam bắt đầu từ tháng 6/2017. (Nguồn: Zing)

Thượng đỉnh không chính thức lần 2 giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến diễn ra ngày 11/10 tại thành phố biển Mamallapuram, bang Tamil Nadu của Ấn Độ dường như tạo ra nhiều kỳ vọng. Song nếu xem xét kỹ bản chất cạnh tranh và những diễn biến mới gần đây trong quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất châu Á, cuộc gặp không chính thức lần này giữa lãnh đạo hai nước sẽ khó có thể mang lại những kết quả cụ thể.

Căng thẳng bề nổi

Thượng đỉnh lần thứ nhất tại Vũ Hán tháng 4/2018 được tổ chức sau vụ đối đầu tại Doklam giữa hai nước. Tại cuộc gặp này, ông Tập và ông Modi chỉ đạt hai thỏa thuận: phương hướng chiến lược cho quân đội hai bên duy trì yên tĩnh trên biên giới và phương thức 2+1 để Ấn Độ tham gia với tư cách bên thứ ba trong các dự án hạ tầng của Trung Quốc ở châu Á.

Cấp cao lần này không có sự kiện như Doklam, nhưng vẫn còn nhiều điều chẳng dễ chịu cho hai bên. Mới đây, Trung Quốc đã công khai ủng hộ Pakistan sau khi Ấn Độ hủy bỏ điều 370 Hiến pháp, chuyển quy chế tự trị của Jammu và Kashmir sang quy chế lãnh thổ trực thuộc Liên bang Ấn Độ; Bắc Kinh đã thay mặt Islamabad đưa vấn đề Kashmir ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trung Quốc cũng thắt chặt quan hệ với Pakistan: Ngày 8/10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp đón Thủ tướng Imran Khan ngay trước thềm chuyến thăm Ấn Độ và hai nước đã tiến hành tập trận không quân Shaheen-VIII với quy mô lớn nhất từ trước tới nay vào tháng 8 vừa qua.

Trong khi đó, ngày 11/9, Trung Quốc đã gây ra vụ đối đầu giữa lực lượng biên phòng Trung – Ấn tại phía Bắc hồ Pangong tại Ladakh. Về phần mình, Ấn Độ đã tổ chức tập trận Changthang Prahar, công bố hình ảnh xe tăng và vũ khí trên thực địa lên truyền hình, nhằm trả đũa việc Trung Quốc tập trận tại Aksai Chin. Sau đó, Thủ tướng Narendra Modi đã thăm Mỹ và thể hiện mối thân tình với Tổng thống Donald Trump. Trong tháng 10, Ấn Độ dự kiến sẽ tiến hành tập trận ba quân chủng lần đầu tiên với Mỹ kéo dài 3 tuần liền.

Mặc dù sau cuộc gặp Vũ Hán, Chính phủ của ông Modi đã ra lệnh các Bộ trưởng và công chức không tham gia các hoạt động của Đạt Lai Lạt Ma nhưng Đại diện của tổ chức Tây Tạng tại Ấn Độ đã được mời tham dự Lễ nhậm chức lần thứ hai của Thủ tướng Narendra Modi ngày 26/5/19. Hôm 22/9, quan chức cấp cao của đảng cầm quyền BJP Indresh Kumar đã công khai chỉ trích Trung Quốc can thiệp vào việc lựa chọn người kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma. Đây là lần đầu tiên kể từ cuộc gặp Vũ Hán, quan chức BJP chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng.

Mâu thuẫn bề chìm

Song đây mới chỉ là phần nổi của những mâu thuẫn lớn và khó kiểm soát giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước vẫn còn tranh chấp nhiều khu vực lãnh thổ, với tổng diện tích lên tới 120.000 km2. Sau 21 vòng đàm phán biên giới song phương, hai bên mới dừng lại ở những nguyên tắc chung nhất và ngay cả thỏa thuận trao đổi bản đồ cũng chưa thực hiện được. Trong khi đó, Trung Quốc không những tỏ ra ngày càng quyết đoán hơn trong vấn đề biên giới, thể hiện rõ qua vụ Doklam tháng 6/2017, mà còn chối bỏ mọi giải pháp để kéo dài tình trạng tranh chấp treo lơ lửng trên đầu Ấn Độ, nhằm gây áp lực chiến lược và tạo lợi thế mặc cả trong quan hệ song phương.

Một thách thức chiến lược nữa với Ấn Độ là việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại sân sau của Ấn Độ là khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. New Delhi luôn luôn từ chối tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) vì lo ngại Bắc Kinh dùng BRI để bao vây và kiềm chế. Trung Quốc cũng không ngừng tận dụng quan hệ với Pakistan để chống Ấn Độ. New Delhi đặc biệt lo ngại việc Bắc Kinh triển khai Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) để xâm phạm lãnh thổ, tăng cường hạ tầng cơ sở quân sự ở Tây Tạng nhằm gây áp lực đối với Ấn Độ tại biên giới.

quan he trung quoc an do thuc te va ban chat ky ii
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chào đón Thủ tướng Pakistan Imran Khan thăm Bắc Kinh ngày 8/10. (Nguồn: Reuters)

Với chính sách “Láng giềng trước tiên", Ấn Độ hiện có thể tạm an tâm với thay đổi nội bộ có lợi cho Ấn Độ tại Sri Lanka và Maldives. Song Nepal hầu như đã rơi vào tình trạng “bình thường mới” khi thoát khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào Ấn Độ và xích lại gần Trung Quốc hơn. Ngay sau chuyến thăm Ấn Độ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Nepal chứng kiến lễ ký loạt thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, trong đó có thỏa thuận cho phép Trung Quốc xây dựng đường nối Kathmandu với Kerung, Tây Tạng.

Bắc Kinh cũng ra sức chèn ép New Delhi trên trường quốc tế khi ngăn Ấn Độ tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Nhóm cung cấp hạt nhân (NSG). Do vậy, Ấn Độ vẫn coi Trung Quốc là thách thức đối ngoại lớn nhất.

quan he trung quoc an do thuc te va ban chat ky ii

Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ: Kỳ vọng từ cả đôi bên (Kỳ I)

Ngược lại, Trung Quốc lo ngại Ấn Độ tăng cường quan hệ với Mỹ để chống Trung Quốc, sau khi Washington và New Delhi ký Thỏa thuận Trao đổi hậu cần (LEMOA), Hiệp ước An ninh và Tương thích Liên lạc (COMCASA) và có thể cả Thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi cơ bản (BECA) nhằm phối hợp tác chiến giữa quân đội hai nước. Bắc Kinh dè chừng việc New Delhi mở rộng ngoại giao hải quân với các quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tham gia Tứ giác kim cương về hợp tác an ninh hàng hải với Washington, Canberra và Tokyo.

Trung Quốc cũng không hài lòng trước những tuyên bố gần đây của Ấn Độ về Biển Đông, phát biểu của Thủ tướng Modi trong chuyến thăm Mỹ, tập trận gần đây của Ấn Độ tại khu vực tranh chấp ở Ladakh và Arunachal Pradesh hay bình luận về Tây Tạng, Đài Loan.

Như vậy, quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ là mối quan hệ cạnh tranh và có quá nhiều vấn đề gai góc. Cả hai bên đều không muốn từ bỏ lập trường lâu nay đối với các lợi ích cốt lõi của mình. Bắc Kinh chưa cho thấy dấu hiệu muốn tạo bầu không khí thuận lợi cho Thượng đỉnh không chính thức lần thứ hai với New Delhi. Về phần mình, Thủ tướng Narendra Modi rất tôn trọng ý kiến trong nước nên có thể sẽ hành động phù hợp với khuynh hướng chống Trung Quốc mạnh trong nội bộ và dư luận.

Do vậy, cuộc gặp không chính thức lần 2 này khó đạt kết quả cụ thể, thậm chí có thể trở thành đối thoại giữa “những người điếc”, như nhận định của một số học giả Ấn Độ. Có chăng, đây chỉ là cơ hội cho song phương hiểu hơn về những vấn đề nhạy cảm của nhau, duy trì nhịp độ đối thoại trên "tinh thần Vũ Hán”.

quan he trung quoc an do thuc te va ban chat ky ii Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời về đề nghị của Tổng thống Trump

TGVN. Ngày 8/10, Trung Quốc tuyên bố, nước này không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ.

quan he trung quoc an do thuc te va ban chat ky ii Mỹ - Trung Quốc: Bớt ưu tiên mà thêm giá trị

TGVN. Mỹ - Trung Quốc chuẩn bị bước vào vòng 13 đàm phán thương mại. Có thể kỳ vọng gì ở vòng đàm phán này? ...

quan he trung quoc an do thuc te va ban chat ky ii Lý do nào khiến Trung Quốc và Pháp rút khỏi hợp đồng dầu khí 5 tỷ USD với Iran?

TGVN. Ngày 6/10, trong một động thái dường như Bắc Kinh đang chịu khuất phục trước những lệnh trừng phạt của Mỹ, công ty Dầu ...

Đọc thêm

Thỏa thuận vận tải khí đốt Nga tới châu Âu sắp chấm dứt, Moldova tuyên bố không 'cản đường' Moscow

Thỏa thuận vận tải khí đốt Nga tới châu Âu sắp chấm dứt, Moldova tuyên bố không 'cản đường' Moscow

Bộ trưởng Năng lượng Moldova tuyên bố, nước này sẽ không cản trở việc cung cấp khí đốt của Nga tới khu vực ly khai Transnistria.
Tài năng và nhan sắc của Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Tài năng và nhan sắc của Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài

Ngoài sự nghiệp đấu bóng chuyền, Nguyễn Thu Hoài đang theo học ngành kinh tế và còn mở trung tâm dạy tiếng Anh.
Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Trong quý I/2024, Indonesia tăng trưởng 5,11%, vượt mức 5% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó.
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024

Tôi muốn hỏi phí dịch vụ lập hồ sơ ô tô miễn đăng kiểm lần đầu từ ngày 15/6/2024 là bao nhiêu? – Độc giả Ngân Linh
Đội Công binh Việt Nam khánh thành doanh trại thông minh tại căn cứ Highway

Đội Công binh Việt Nam khánh thành doanh trại thông minh tại căn cứ Highway

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đội Công binh Việt Nam tổ chức Lễ Khánh thành Doanh trại thông minh tại căn cứ Highway, ngày ...
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động