Số 206: Cuộc chiến tiền tệ

LTS. Chỉ đứng sau kỷ lục "Bán chạy nhất thế giới" của tập cuối trong bộ truyện viễn tưởng đình đám "Harry Potter", cuốn sách nhỏ "Currency Wars - Chiến tranh tiền tệ" của Song Hongbing - một nhà nghiên cứu kinh tế trẻ người Trung Hoa nhập cư sang Mỹ đã làm nóng mùa hè 2010. Đây cũng là vấn đề mà các nhà nghiên cứu vạch chính sách và chính phủ các nước trên toàn thế giới đang chú ý đặc biệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa

Sau vụ khủng bố 11/9, rồi sự sụp đổ của đại thụ 160 năm tuổi Lehman Brother... những tưởng, chẳng còn gì có thể làm thế giới phải "giật mình". Thế mà "Currency Wars" đã làm nên chuyện khi đề cập về một cuộc chiến tranh mà thế giới đang manh nha, với vũ khí chính là những đồng tiền. Một cuộc chiến không tiếng nổ nhưng sự ác liệt và mức “sát thương” cũng không hề thua kém bất cứ một cuộc chiến nào khác.

“Không bằng lòng, cũng chẳng bằng mặt"

Thất bại mà chẳng đạt được bất kỳ sự thỏa hiệp nào, kỳ họp thường niên của IMF hồi tuần qua bị cho là báo hiệu sự kết thúc của bất kỳ đồng thuận toàn cầu nào về tiền tệ. Sự trao đổi có tính nghi thức của các bên về tâm điểm rắc rối là mức giá quá thấp của đồng nhân dân tệ (NDT), đã chuyển sang giai đoạn tranh cãi gay gắt. Từ chỗ đề cao quan điểm hợp tác chính sách để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, các quốc gia giờ đây bắt đầu tỏ thái độ gay gắt xung quanh câu chuyện tỷ giá. Các nước lần lượt lên tiếng buộc tội lẫn nhau bóp méo nhu cầu thị trường toàn cầu bằng đủ thứ "vũ khí" từ chính sách nới lỏng định lượng (in tiền để mua tài sản), tới can thiệp vào thị trường ngoại hối và kiểm soát các dòng vốn...

Âm ỉ từ cuối thế kỷ 20 đến nay, khi hai người khổng lồ Trung Quốc và Mỹ tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau. Phía Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã thực hiện chính sách "thao túng tỷ giá" để xuất siêu, làm cán cân thương mại lệch lạc. Vì vậy, Mỹ làm mọi cách để đòi "công bằng" với Trung Quốc. Yêu cầu này đã được Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác đồng tình ủng hộ. Vì đều chung cảnh ngộ, họ buộc tội Trung Quốc là tâm điểm gây rối loạn, cả "nền kinh tế quá năng động" của nước này cũng trở thành nguồn gốc của mọi rắc rối.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang từng giờ chiếm các vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới. Không chỉ là đối tác thương mại hàng đầu của riêng Mỹ, Trung Quốc còn là bạn lớn của rất nhiều nước khác. Trung Quốc còn đang nắm giữ lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất nhất trên thế giới: 2.450 tỷ USD, bằng 30% dự trữ toàn cầu và 50% GDP của chính mình. Nước này còn liên tục gia tăng mua vào trái phiếu chính phủ và của các công ty Mỹ và Nhật. Bởi thế, mọi động thái mua hoặc bán của Trung Quốc đều rất đáng để thế giới lưu tâm.

Hơn nữa, sứ mệnh được Trung Quốc dự định của NDT nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung của Bắc Kinh không chỉ ràng buộc thuần túy với nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc dân, mà bao gồm cả tham vọng đưa NDT thành đồng tiền quốc tế như USD hay Euro. Nên bất chấp áp lực từ Mỹ, chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ vẫn không từ bỏ kế hoạch tiếp tục kiềm chế NDT. Mặc dù, nước này liên tục tuyên bố "miệng" cho phép tỷ giá vận động sát hơn với diễn biến thị trường... Nhiều tháng trôi qua, NDT chỉ tăng được 2%, trong khi nó được cho là đang bị định giá thấp hơn tới 25%-30% so với sức mạnh thực sự... Kết quả này, hẳn không thể làm các đối tác của Trung Quốc hài lòng.

Mỹ tung đòn mạnh bằng việc thông qua "dự luật trừng phạt", cho phép đánh thuế cao với hàng hóa xuất khẩu từ những nước định giá thấp đồng nội tệ mà mục tiêu là Trung Quốc. Ngay lập tức Trung Quốc phản đòn bằng cảnh báo "đây có thể là khởi đầu của những bất hòa trong quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế", mặc cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Timothy Geithner cố tìm những lời lẽ làm nhẹ mức độ căng thẳng của dự luật. Ông này phân trần, đây không phải là hành động khơi mào xung đột tiền tệ trên toàn thế giới, mà chỉ là để khuyến khích Trung Quốc tăng giá NDT.

Chắc hẳn ít người quên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời Nixon, John Connally từng nói với Châu Âu một câu nổi tiếng: "USD là đồng tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của các ông". Thực tế, Mỹ đang muốn thổi bùng lạm phát ở Trung Quốc còn Trung Quốc muốn Mỹ phải chịu giảm phát. Cả hai phía đều tin rằng mình đúng; cả hai đều chưa thành công; còn cả thế giới đang lãnh hậu quả.

Brazil là một trong vô số nạn nhân, bị kẹt giữa hai người khổng lồ. Bộ trưởng Tài chính nước này - Guido Mantega đã tuyên bố "cạnh tranh bẩn đã mở màn chiến tranh tiền tệ rồi", bằng chứng là các nước đang đua nhau hạ giá đồng tiền nội tệ nhằm đối phó với dòng vốn ngoại đang ùn ùn đổ về và hỗ trợ xuất khẩu... Trong tình cảnh này, Nhà Trắng gần như ở vào thế đơn độc. Vì lý do khó nói, nhiều nước thậm chí không muốn đưa chủ đề tỷ giá ra bàn bạc, mà quyết ngay một việc có lợi cho mình. Mấy tuần qua, Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil... đã không ngần ngại mạnh tay can thiệp vào tỉ giá hối đoái. Các quan chức cấp cao từ Singapore cho tới Colombia cũng bóng gió nói về nguy cơ khi mà đồng tiền của họ vẫn duy trì phong độ như hiện nay. Theo phỏng đoán, sẽ ngày càng nhiều nước áp dụng chiêu này mong thoát hiểm thông qua kích thích xuất khẩu để vực dậy nền kinh tế thời hậu khủng hoảng.

Không học phí

Trong lịch sử kinh tế thế giới, đây không phải lần đầu tiên xảy ra chiến tranh tiền tệ. Hồi đầu những năm 1930, khủng hoảng kinh tế và tiền tệ khiến các nền kinh tế lớn phá bỏ chế độ "bản vị vàng", thực hiện chính sách hạ tỉ giá đẩy mạnh xuất khẩu, tranh giành thị trường...Những điều này là một trong những nguyên nhân đã đẩy loài người tới Chiến tranh thế giới thứ II. Tháng 09/1985, Pháp, Tây Đức, Nhật Bản, Mỹ và Anh họp tại New York, đồng thuận phá giá USD. Trước đó vào tháng 08/1971, Tổng thống Mỹ - Richard Nixon thi hành "liệu pháp sốc Nixon" áp thêm 10% thuế đối với hàng nhập khẩu và chấm dứt việc đổi USD ra vàng... Các sự kiện ấy đều phản ánh mong muốn hạ giá đồng USD của người Mỹ. Ngày nay họ cũng muốn điều tương tự. Nhưng tình hình đã khác, trung tâm của sự chú ý không còn là một đồng minh dễ bảo như Nhật Bản mà là siêu cường tiếp theo của thế giới- Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, không khó để nhận ra họ đang cố hết sức tránh cái gọi là số phận hẩm hiu của Nhật Bản sau hiệp định Plaza. Lúc đó, trước việc sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu bị tổn hại do đồng tiền tăng giá mạnh và áp lực từ phía Mỹ yêu cầu giảm thặng dư tài khoản vãng lai, thay vì cải cách cơ cấu kinh tế, Nhật Bản chọn mở rộng cung tiền. Bong bóng kinh tế sau đó góp phần tạo ra "thập kỷ mất mát 1990" của nước này. Từ đỉnh cao của thế giới, Nhật Bản rơi vào suy thoái. Với Trung Quốc, bất kỳ kịch bản nào như thế sẽ đều là thảm họa.

Tất nhiên, Trung Quốc cũng có cái khó riêng. Tình hình tài chính nước này được đánh giá là cũng chẳng tốt đẹp gì. Nếu NDT tăng giá thì không chỉ khiến hàng hóa xuất khẩu kém cạnh tranh hơn, tình trạng thất nghiệp và bất ổn xã hội lan rộng. Trung Quốc sẽ trở thành thỏi nam châm cực mạnh hút tiền mặt từ khắp thế giới, thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ tăng vọt, tạo ra một bong bóng khổng lồ hơn bao giờ. Đó là điều mà Trung Quốc đang tìm mọi cách để không vướng phải hoặc không muốn nghĩ tới.

Không thắng - bại

Theo Giám đốc điều hành IMF - Dominique Strauss Kahn, mặc dù nhiều nước can thiệp làm yếu đồng nội tệ, nhưng chưa nhìn thấy nguy cơ cuộc chiến tiền tệ toàn cầu. Song ông thừa nhận, sự hợp tác giữa các nền kinh tế lớn "không còn chặt chẽ như trước" và "hầu hết các nước có xu hướng quay trở lại những vấn đề cũ". "Vấn đề cũ ở đây" chính là thao túng tỷ giá hối đoái để cải thiện năng lực cạnh tranh.

Thực tế, USD là thế lực không dễ "bị chơi". Các tham vọng lật đổ USD khó mà xảy ra trong vòng 20-30 năm tới. Việc biến động tỷ giá vài phần trăm, vài chục phần trăm, dù sao cũng chỉ làm hàng hóa đắt hơn hay rẻ hơn hoặc tệ hơn là khan hiếm hàng hóa cục bộ và nhất thời mà thôi. Sức mạnh của mỗi quốc gia nằm ở nội lực của nước đó. USD có sức mạnh bá chủ là nhờ năng suất lao động rất cao của Mỹ và sở hữu rất nhiều "chất xám" của thế giới.

Trung Quốc đã có tầm ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có các quyền lợi sống còn phải dung hòa lợi ích kinh tế và hợp tác với Mỹ.

Hơn nữa, với uy tín và vị thế kinh tế Mỹ và Trung Quốc hiện nay, một quyết định "gây chiến tranh tiền tệ" là vô cùng khó khăn. Thế trận hiện nay có chăng chỉ ở giai đoạn kèn cựa, "nghi binh, chờ thời" hoặc cùng lắm là "bao vây" chứ chưa tới lúc "động binh, tấn công" vì chắng khác nào tự sát.

Tuy nhiên, người Trung Quốc có câu "Ai buộc chuông vào cổ con hổ thì người đó phải tháo ra". Trung Quốc là người cột đồng NDT với đồng USD với tỉ giá thấp. Nhưng tới nay, Trung Quốc chỉ mới nới lỏng đôi chút chứ chưa tháo ra. Vì vậy, ngòi nổ cho cuộc chiến tranh tiền tệ vẫn chưa được tháo gỡ.

Và kết cục... không có hậu

Trở lại với cuốn "Currency Wars ", chính những kết luận gây sốc nhưng được lập luận hợp lý và chặt chẽ của tác giả đã thu hút độc giả. Rằng, cuộc chiến trong vòng bí mật này là một xung đột bắt nguồn từ một "âm mưu toàn cầu" của tư bản tài chính thế giới trong quá trình bành trướng, thao túng và ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế. Rồi chẳng phải Mỹ, Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào thắng trong cuộc chiến này.

Xâu chuỗi những sự kiện đã xảy ra, từ sự tan vỡ của Liên Xô, sự sụt giá của đồng rúp, cuộc khủng hoảng tài chính của các con rồng châu Á hay vụ phá sản tài chính ở Nhật Bản..., liệu có phải sự tình cờ của lịch sử? Không, đều có bóng dáng của thế lực tư bản tài chính quốc tế. Họ không thuộc về một quốc gia nào, một chính phủ nào. Họ tìm cách nắm giữ đồng tiền chủ chốt của nhân loại, kiểm soát và lèo lái các quốc gia và chính quyền bằng chính đồng tiền đó. Bản thân FED giờ đây cũng nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính quốc tế. Họ đang nắm giữ vai trò chính yếu trong điều hành nền kinh tế Mỹ và từ đây gián tiếp lèo lái Chính phủ Mỹ cùng phần còn lại của thế giới.

"Chiến tranh tiền tệ" đã gây "thập kỷ mất mát" tương đương hậu quả chiến tranh thế giới cho nước Nhật. Các thế lực tài chính quốc tế lớn thoạt đầu đã làm bong bóng chứng khoán phồng lớn bằng cách bơm vào đất nước này một khối lượng tiền mặt khổng lồ. Khi đạt đỉnh điểm, chính các ông chủ ngân hàng đã đột ngột rút ra bằng cách đẩy giá cổ phiếu lên cao, đút túi khoản lợi nhuận khổng lồ và kích nổ quả bóng mà họ đã tạo nên.

Trong chiến lược này, việc tấn công hệ thống tài chính của Trung Quốc hiển nhiên là điểm mấu chốt nhất. Không có gì phải nghi ngờ nữa, duy chỉ còn hai ẩn số là khi nào và làm như thế nào mà thôi! Rất có thể sẽ giống như Nhật Bản cách đây 20 năm, bởi bong bóng kinh tế, chứng khoán và bất động sản đã hình thành ở Trung Quốc.

Thanh Trúc

“Hầm trú ẩn” ở đâu?

Việt Nam là một nước đang phát triển, cũng dựa vào xuất khẩu hàng gia công, hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng thấp, nhu cầu chuyển đổi cơ cấu tỷ trọng hàng xuất khẩu là cấp bách. Đồng tiền VND chưa có giá trị chuyển đổi trên trường quốc tế là một bất lợi. Khi có biến động, không ai muốn cất giữ đồng VND. Vì vậy, VND liên tục mất giá. Vậy, sức mạnh của đồng VND ở đâu? Hầm trú ẩn của Việt Nam ở đâu?

Biên giới của một quốc gia không còn nằm ở địa giới hành chính mà còn ở khả năng khám phá thế giới, chinh phục các đỉnh cao khoa học kỹ thuật, công nghệ. Điều này nhấn mạnh yếu tố tài năng con người của mỗi quốc gia.

Hầm trú ẩn thực sự nằm ở sức mạnh nội tại của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân.

Nếu mỗi công nhân Việt Nam chỉ lắp ráp được 10 tivi so với 40 tivi cho một công nhân tại một quốc gia khác; nếu mỗi hecta đất trồng bắp ở Việt Nam chỉ thu được 4-5 tấn so với 20 tấn ở quốc gia khác; nếu thủ tục khai báo hải quan, thuế và các thủ tục khác của doanh nghiệp Việt Nam đều mất thời gian gấp đôi, gấp ba lần so với quốc gia khác... thì về lâu dài còn đáng sợ hơn cả các xung đột tiền tệ giữa các quốc gia, vì việc biến động tỷ giá vài phần trăm, vài chục phần trăm, dù sao cũng chỉ làm hàng hóa đắt hơn hay rẻ hơn hoặc tệ hơn là khan hiếm hàng hóa cục bộ và nhất thời mà thôi.

Nếu tâm lý hoảng loạn, đua nhau mua vàng, đua nhau đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, hàng hóa nguyên vật liệu thắng thế, nền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tự làm tổn thương lẫn nhau. Lao động siêng năng, cần cù, cải cách liên tục, nâng cao năng suất chất lượng có thể là chìa khóa.

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2024: Tuổi Thân hôn nhân bền chặt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 1/5/2024: Tuổi Thân hôn nhân bền chặt

Xem tử vi 1/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 1/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 1/5/2024. KQXSST thứ 4

XSST 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 1/5/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 1/5/2024. xổ số hôm nay 1/5

XSMN 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 1/5/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 1/5. xổ số hôm nay 1/5. kết quả xổ số ngày 1 ...
XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 1/5/2024. SXMT 1/5/2024

XSMT 1/5 - xổ số hôm nay 1/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 1/5. dự đoán XSMT ...
XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 1/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 1/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 1/5/2024. dự đoán XSMB 1/5/2024

XSMB 1/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 1/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 1/5. xổ số hôm nay 1/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động