Sống chung với đại dịch Covid-19: 'Phao cứu sinh' của nền kinh tế toàn cầu?

Đình Hiếu
Theo tờ Financial Times của Anh, chiến lược 'Không Covid-19' của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trở nên khó duy trì hơn bao giờ hết và nhiều khả năng sẽ phải học cách sống chung với đại dịch như cách châu Âu và Mỹ đang thực hiện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sống chung với đại dịch Covid-19: 'Phao cứu sinh' của nền kinh tế toàn cầu?
Kinh tế thế giới vẫn phủ màu ảm đạm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. (Nguồn: Getty Images)

Khi châu Âu và Mỹ đạt những bước tiến dài trong chiến dịch tiêm ngừa Covid-19, những chia rẽ trên toàn cầu đang được phơi bày.

Thứ nhất, ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn, tình trạng thiếu vaccine ngừa Covid-19 vẫn ở mức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, ở thế giới các nước phát triển, trong khi các nước phương Tây đang mở cửa trở lại và chấp nhận sống chung với Covid-19 thì một số quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn đang tập trung vào việc ngăn chặn dịch bệnh này, với những rủi ro hiện hữu về kinh tế.

Chiến lược của các nước này, cũng như việc kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động đi lại, ngăn chặn sự lây lan, đang trở nên khó duy trì hơn bao giờ hết.

“Vật lộn” với phong tỏa và hạn chế hoạt động

Theo tờ WSJ, hoạt động của các nhà máy trên khắp châu Á chững lại vào tháng 8/2021, với sự gia tăng các ca nhiễm dịch Covid-19 khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và thêm những quan ngại về sự chậm lại trong quá trình phục hồi kinh tế của khu vực.

Các chỉ số đánh giá hoạt động sản xuất giảm mạnh tại các nền kinh tế lớn của châu Á, phần lớn bởi các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, tình trạng tắc nghẽn của các cảng vận chuyển và chi phí đầu vào cao hơn khiến sản xuất gặp khó khăn. Có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với một số mặt hàng của châu Á đang chững lại do người tiêu dùng ở phương Tây hạn chế chi tiêu.

Tại Malaysia, hầu hết các nhà sản xuất đã được yêu cầu giảm công suất trừ khi họ đã tiêm phòng cho ít nhất 80% công nhân nhà máy. Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa bến chính ở cảng Ninh Ba-Chu Sơn đông đúc thứ ba thế giới vào tháng trước. Hiện nay bến này đã mở cửa trở lại.

Tin liên quan
Biến thể Delta - Biến thể Delta - 'Thuốc thử' liều mạnh đối với chuỗi cung ứng toàn cầu

Tại Trung Quốc, Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của Caixin - chỉ số đo lường hoạt động của các nhà máy tư nhân - đã giảm lần đầu tiên trong tháng 8/2021 kể từ khi nền kinh tế nước này bắt đầu quá trình phục hồi vào tháng 4/2020.

Chỉ số này đã giảm xuống còn 49,2 điểm so với mức 50,3 điểm trong tháng Bảy (ngưỡng 50 phân định giữa suy giảm và tăng trưởng).

Theo dữ liệu mới nhất của hãng IHS Markit, hoạt động của các nhà máy tại 7 quốc gia Đông Nam Á cũng giảm trong tháng Tám. Chỉ số PMI của 7 nước này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, xuống còn 44,5 điểm.

Ông Alex Holmes, chuyên gia kinh tế về các thị trường mới nổi tại Capital Economics ở Singapore, cho biết: “Sự gián đoạn do dịch bệnh đã góp phần làm tăng sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ tình trạng thiếu chất bán dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao”.

Ông Holmes lưu ý rằng nhiều quốc gia ở Đông Nam Á là nhà cung cấp hàng hóa trung gian như các linh kiện dùng để sản xuất điện tử tiêu dùng và ô tô. Ông nhấn mạnh rằng, tất cả những điều này có nghĩa là những nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể sớm cải thiện được.

Một số vấn đề sản xuất có thể sẽ được cải thiện khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên. Trung Quốc dường như đã ngăn chặn một đợt bùng phát ngắn của dịch Covid-19 vào đầu mùa Hè vừa qua.

Tuy nhiên, so với các nền kinh tế giàu có hơn ở phương Tây, nhiều quốc gia châu Á vẫn thiếu nguồn lực và tầm ảnh hưởng để vượt lên dẫn trước trong việc tiêm chủng do tình trạng thiếu vaccine ở một số nơi vẫn tiếp diễn.

Một số nhà kinh tế lo ngại rằng nếu các quốc gia châu Á giảm bớt biện pháp hạn chế, nhưng chưa thể tăng tốc độ tiêm chủng nhanh hơn, thì các nước đó có thể đối mặt với rủi ro số ca nhiễm mới gia tăng và tình trạng thiếu lao động, do người dân bị cách ly ở nhà hoặc từ chối làm việc.

Mở cửa dè dặt

Trong khi đó, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 vẫn đang làm gián đoạn việc đi lại ở phương Tây. Liên minh châu Âu (EU) đã khuyến nghị khôi phục các hạn chế đối với khách du lịch Mỹ chưa được tiêm phòng vì tình trạng lây nhiễm tại Mỹ đang gia tăng.

Một số chính trị gia EU cũng thất vọng rằng trong khi tỷ lệ lây nhiễm và tử vong ở châu Âu thấp hơn, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn duy trì lệnh cấm người nước ngoài vào Mỹ từ khu vực Schengen, cũng như từ Ireland và Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, bên trong EU, nơi đã đạt được mục tiêu tiêm chủng đủ hai mũi cho 70% dân số trưởng thành, giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 kỹ thuật số đang giúp việc đi lại dễ dàng hơn và khối đã mở lại biên giới cho các quốc gia “an toàn về mặt dịch tễ học”.

Ngược lại, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, New Zealand và một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác vẫn đóng cửa hầu hết các hoạt động du lịch.

Sống chung với đại dịch Covid-19: 'Phao cứu sinh' của nền kinh tế toàn cầu?
Australia vẫn đóng cửa hầu hết các hoạt động du lịch do lo ngại Covid-19 bùng phát. (Nguồn: Reuters)

Cách tiếp cận cảnh giác của những nước này đã giúp ngăn chặn dịch bùng phát trong những ngày đầu của đại dịch. Tuy nhiên, biến thể Delta đã thay đổi "phương trình" này khi cho thấy rằng virus SARS-CoV-2 vẫn có thể lan truyền khi phần lớn dân số được tiêm chủng, dù cho các mũi vaccine giúp bảo vệ người bệnh khỏi những diễn biến nghiêm trọng.

Điều này đang đặt ra câu hỏi về chiến lược thoát khỏi những hạn chế chặt chẽ vẫn đang khiến khu vực châu Á-Thái Bình Dương chưa thể mở cửa trở lại đối với hoạt động kinh doanh và đi lại.

Một số nước đang duy trì các biện pháp kiểm soát đi lại dù đã thúc đẩy các chương trình tiêm chủng. Với chỉ hơn một nửa tổng dân số đã được tiêm đủ hai mũi, các doanh nghiệp Hong Kong (Trung Quốc) đang phàn nàn rằng các yêu cầu kiểm dịch siêu nghiêm ngặt đang làm tổn hại đến vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của Hong Kong.

Nhật Bản, nơi tỷ lệ tiêm chủng đang dần theo kịp châu Âu, đã phát hiện ra rằng hộ chiếu vaccine nhằm giúp cho du khách Nhật Bản khỏi phải thực hiện các biện pháp hạn chế ở nước ngoài chỉ được chấp nhận ở mức hạn chế, vì Tokyo đã chậm chạp trong việc cung cấp các quyền tương tự cho du khách đến từ nơi khác. Các hành lang đi lại phải hoạt động theo cả hai chiều.

Chiến lược chống Covid-19: ‘Sống chung’ với dịch là một tư duy nên được áp dụng

Chiến lược chống Covid-19: ‘Sống chung’ với dịch là một tư duy nên được áp dụng

Thách thức lớn nhất của việc đưa một quốc gia thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng như Covid-19 là thiết lập các điều kiện cần ...

Vaccine vẫn là chìa khóa để sống chung với Covid-19

Trong khi đó, các quốc gia như Australia và New Zealand đã đóng cửa biên giới và tuân theo chiến lược “Không Covid-19” có xu hướng không quá quan tâm đến việc tiêm chủng và điều này đã khiến họ rơi vào một tình thế đặc biệt khó xử. Một trường hợp nhiễm Covid-19 duy nhất ở trong nước đã khiến New Zealand phong tỏa toàn quốc vào tháng trước và Auckland vẫn đang thực hiện những hạn chế ở cấp độ cao nhất.

Nhưng biến thể Delta dễ lây lan hơn nhiều so với chủng virus ban đầu. Do đó đà lây lan của biến thể này là khó ngăn chặn hơn nếu chỉ sử dụng các biện pháp phong tỏa trong khi mới chỉ có khoảng 1/4 dân số được tiêm chủng đủ hai mũi.

Điều này khiến New Zealand rất dễ bị tổn thương trước một đợt bùng phát Covid-19. Hậu quả là du lịch và giáo dục quốc tế, những trụ cột của nền kinh tế New Zealand, tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Với việc Australia đang chuẩn bị chuyển từ chính sách “Không Covid-19” sang dựa vào vacccine và chấp nhận số lượng ca lây nhiễm gia tăng, một số quan chức New Zealand thừa nhận có thể cần phải suy nghĩ lại về chính sách phòng chống Covid-19. Các biện pháp hạn chế cơ bản khó có thể được dỡ bỏ cho đến khi tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.

Trong khi đó, Singapore đang thận trọng mở cửa trở lại cho du lịch nước ngoài sau khi thông báo trong tuần này rằng họ đã tiêm chủng đầy đủ cho 80% dân số.

Phát biểu mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, cũng nhấn mạnh phải nhận thức rõ tính chất phức tạp, khó lường của đại dịch. Việt Nam đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, chúng ta sẽ chủ động sống chung an toàn với dịch bệnh, nhanh chóng thích ứng và có cách làm phù hợp; phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng.

Để sống chung với Covid-19, đưa cuộc sống sớm trở lại trạng thái “bình thường mới”, vaccine có lẽ vẫn là giải pháp căn cơ nhất, là điểm tựa và cần được coi là ưu tiên số 1 trong chính sách chống dịch. Xác định rõ điều này, Chính phủ đang hết sức nỗ lực đẩy nhanh chương trình phủ sóng vaccine, tiêm phòng Covid-19; đảm bảo hệ thống điều trị đầy đủ thuốc, oxy, các trang thiết bị cần thiết.

Bên cạnh ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng tuyến đầu, người già, người có bệnh nền và các nhóm đối tượng dễ tổn thương, thời gian tới các ổ dịch lớn cũng sẽ được phân bổ ngay vaccine để “xanh hóa vùng đỏ”, bảo vệ vững chắc các vùng an toàn; cố gắng hoàn thành mục tiêu tiêm chủng Covid-19 cho tối thiểu 70% dân số vào đầu năm 2022.

Hàn Quốc rối bời bài toán 'sống chung với Covid-19'

Hàn Quốc rối bời bài toán 'sống chung với Covid-19'

Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 ở Hàn Quốc còn dai dẳng trong khi việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ...

Chìa khoá chung sống và phát triển an toàn với dịch bệnh Covid-19

Chìa khoá chung sống và phát triển an toàn với dịch bệnh Covid-19

Những ngày qua, các địa phương trên cả nước đang nỗ lực kiểm soát tình hình dịch Covid-19 với nhiều cách làm quyết liệt, chủ ...

(theo Financial Times)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động