Stratfor dự báo tác động của dịch Covid-19 đến nguồn cung lương thực toàn cầu

Minh Anh
TGVN. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng đã khiến các quốc gia ra sức bảo vệ nguồn lương thực khi nước xuất khẩu thì hạn chế xuất đi, còn nước nhập khẩu đang cố tích trữ thật nhiều. Trang Stratfor cho rằng, điều này sẽ làm cho một số nước phải đối mặt với tình trạng an ninh lương thực bị đe dọa, dù trong ngắn hạn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau Giống Việt Nam, Indonesia triển khai 'ATM gạo của người chỉ huy' hỗ trợ người nghèo trong dịch Covid-19
stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau Đại dịch Covid-19 chưa xong, Ấn Độ còn phải đương đầu với 'thảm họa châu chấu'
stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau
Một số nhu yếu phẩm cùng thực phẩm cơ bản như mì ống, gạo, giấy vệ sinh trong siêu thị tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã được "quét sạch". (Nguồn: AFP)

Dịch Covid-19 không chỉ khiến các thị trường tài chính, năng lượng thế giới chao đảo, mà giờ đây còn tác động tới thị trường lương thực toàn cầu do ngày càng có nhiều nước bắt đầu gom nguồn cung nhằm đảm bảo lương thực cho người dân.

Tình trạng các nước quyết định giảm xuất khẩu lương thực trong khi một số quốc gia nhập khẩu khác tăng cường dự trữ hàng hóa đã khiến giá cả các mặt hàng lương thực như gạo và bột mì tăng vọt.

Dù vậy, đại dịch Covid-19 cũng khó có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp trong thời gian trước mắt, bởi nhiều nước đã chủ động lên kế hoạch đảm bảo lương thực cũng như điều tiết giá cả thị trường.

Hơn nữa, các thị trường lương thực trên thế giới cũng đã có sự chuẩn bị tương đối khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bùng phát nhờ vào các vụ mùa bội thu gần đây và sản lượng dự trữ từ trước.

Tuy nhiên, việc nguồn cung dồi dào không được phân bổ phù hợp tới những nơi có nhu cầu hoàn toàn có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực cho một số khu vực trên thế giới.

Những nơi thiếu lương thực triền miên như Zimbabwe hay thiếu nguồn cung đa dạng như các nước Trung Á chính là những vùng có nguy cơ thiếu lương thực nhất trong thời buổi đại dịch Covid-19 hiện nay.

Theo đó, mức độ cũng như thời gian bị ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào việc các chuỗi cung toàn cầu bị gián đoạn trong bao lâu.

Cuộc cạnh tranh đảm bảo lương thực

Nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, các nước đều đã điều chỉnh chính sách xuất khẩu ở các mức độ khác nhau, khiến nguồn cung bị gián đoạn và giá cả cũng bấp bênh.

Trước mắt, việc này chưa gây ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, song nếu đại dịch tiếp tục lây lan, các chính sách hạn chế xuất khẩu sẽ kéo dài và khi đó tình hình có thể khác.

Là một nước nhập khẩu lương thực lớn và hiện đã dự trữ rất nhiều, song Chính phủ Trung Quốc vẫn tăng cường thu mua gạo từ các nguồn sản xuất trong nước.

Động thái này sẽ hạn chế lượng xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực, giúp bình ổn giá cả lương thực trong nước, đảm bảo không để tình trạng thiếu lương thực xảy ra.

stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau
Cánh đồng lúa mì đến vụ thu hoạch tại Nga. (Nguồn: TTXVN)

Trong khi đó, Nga đã tạm ngừng xuất khẩu các mặt hàng ngũ cốc từ ngày 23/3, đồng thời chấp hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc của Hội đồng kinh tế Á-Âu từ ngày 10/4 đến ngày 30/6.

Lệnh ngừng xuất khẩu một lượng ngũ cốc lớn như vậy trong 3 tháng sẽ khiến thị trường toàn cầu thiếu hụt bột mì và ngũ cốc, và nếu tình trạng này kéo dài, Nga sẽ mất vị trí là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và nguồn cung của những mặt hàng này trên thị trường toàn cầu sẽ bị gián đoạn.

Một số nước, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, đều phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nga, vốn chiếm tới một nửa sản lượng ngũ cốc nhập khẩu hàng năm.

Ai Cập đã lập tức tìm cách đấu thầu để nhập khẩu bột mì thay thế ngày 1/4, sau khi Nga và các nước trong Hội đồng kinh tế Á-Âu quyết định ngừng xuất khẩu và yêu cầu các đơn vị tham gia đấu thầu phải đảm bảo được số lượng hàng bằng số lượng mà các nước xuất khẩu kia không xuất nữa.

Tuy nhiên, Cairo không thể tìm được nhà cung cấp đáp ứng yêu cầu như vậy và phải hủy bỏ kế hoạch đấu thầu chỉ vài giờ sau đó. Những nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực như Ai Cập gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế do tất cả các nước nhập khẩu đều đang cạnh tranh dữ dội để có được nguồn cung khá hạn chế do các nước khác ngừng xuất khẩu.

Nguy cơ thiếu lương thực hiện hữu

Tin liên quan
stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau WFP: Tình trạng mất an ninh lương thực có thể trầm trọng thêm do Covid-19

Với những nước có tiềm lực tài chính hạn hẹp và luôn phải đối mặt với thách thức an ninh lương thực ngay cả khi không có khủng hoảng như Zimbabwe, Venezuela và Mauritania, tình hình có thể sẽ rất căng thẳng nếu đại dịch Covid-19 kéo dài.

Giá cả tăng và nguồn cung hạn chế sẽ nhanh chóng khiến các nước này thiếu lương thực trầm trọng trong thời gian tới.

Còn tại Trung Á, việc Kazakhstan cắt giảm đáng kể lượng lương thực xuất khẩu cộng thêm với lệnh cấm xuất khẩu lương thực trong 3 tháng của Hội đồng kinh tế Á-Âu kể từ ngày 22/3 cũng có thể gây mất cân bằng cung-cầu, dẫn tới tình trạng thiếu lương thực cục bộ. Dù không phải là một nước xuất khẩu lương thực tầm cỡ trên trường quốc tế, Kazakhstan cũng là nguồn cung thực phẩm khá lớn đối với các nước láng giềng ở Trung Á.

Sự phụ thuộc quá mức vào lương thực nhập khẩu sẽ khiến nhiều nước trong khu vực khó tìm được các nguồn cung thay thế, nhất là khi những nước này mới bắt đầu chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19.

stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau
Giới quan sát dự báo dịch Covid-19 sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với lương thực toàn cầu. (Nguồn: Reuters)

Thế nhưng, một số nước gần như phụ thuộc hoàn toàn vào lương thực nhập khẩu lại thành công trong việc tránh được tình trạng nguồn cung tạm thời bị gián đoạn.

Các nước Arab vùng Vịnh, vốn sản xuất được rất ít lương thực thực phẩm do điều kiện sa mạc đặc thù và chủ yếu nhập những mặt hàng này từ nước khác, giờ đây gần như không phải lo lắng về an ninh lương thực nhờ sự giàu có sẵn có và tầm nhìn xa trông rộng.

Nhập khẩu tới 80%-90% lương thực thực phẩm từ nước ngoài, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) được cho là rất dễ bị ảnh hưởng nếu chuỗi cung ứng quốc tế bị gián đoạn. Tuy nhiên, Abu Dhabi đã giảm thiểu rủi ro bằng việc đa dạng hóa các nhà cung cấp và có kế hoạch dự trữ chiến lược để cả nước đủ lương thực thực phẩm trong 6 tháng.

Bên cạnh đó, nước này còn đầu tư trực tiếp vào phát triển nông nghiệp ở các nước khác, qua đó giành được quyền ưu tiên trong việc tiếp cận/thu mua sản phẩm sau khi thu hoạch.

Các nước vùng Vịnh khác cũng đã áp dụng chiến lược tương tự nên hoàn toàn không phải lo lắng kể cả khi thị trường lương thực thế giới bị chao đảo với các nguồn cung bị gián đoạn.

Thách thức về chuỗi cung ứng

Do việc vận chuyển hàng hóa đang bị hạn chế, các nguồn lương thực trên toàn cầu hiện nay không thể được phân phối. Các tàu hàng thương mại đều bị chậm hoặc hoãn chuyến dài ngày do phải tuân thủ rất nhiều quy trình theo yêu cầu của các nước nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.

Điều đó có nghĩa là trong nhiều trường hợp, tàu sẽ phải chuyển hướng tới các cảng khác, quy trình làm thủ tục cập bến hay thanh toán bị kéo dài, thậm chí còn phải tuân thủ các quy trình khử trùng.

Những yếu tố gây chậm trễ này đã làm cho một lượng tàu lớn không thể vận hành bình thường, dẫn tới tình trạng ùn tắc giao thông đường biển và các tàu hàng lương thực khó cập bến đích đến như dự định.

Tin liên quan
stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau The Economist phân tích 3 xu hướng mới trong trật tự toàn cầu thời hậu Covid-19

Cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19 cũng gây ra tình trạng các container đông lạnh, vốn là thứ thiết yếu để trữ thực phẩm dễ hỏng, hiện đang bị ùn tắc ở Trung Quốc.

Các công ty vận tải biển sẽ phải lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp với tình hình sau khi tình trạng chậm chuyến được giải quyết. Tuy nhiên trong hiện tại, các biện pháp chống lây lan dịch bệnh sẽ tiếp tục cản trở việc vận chuyển hàng hóa qua đường biển trên toàn cầu.

Việc hạn chế thương mại giữa các nước là biện pháp cần thiết do cuộc khủng hoảng Covid-19 vẫn tiếp diễn, dẫn đến nguy cơ thiếu lương thực cục bộ tại một số nước ngày càng gia tăng.

Nếu kịch bản tồi tệ nhất xảy ra, đó là nguồn cung bị gián đoạn tới tận mùa thu hoạch của các nước xuất khẩu lương thực lớn, sự mất cân bằng cung-cầu và khả năng vận chuyển sẽ khiến những nước phụ thuộc nhập khẩu rơi vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Tuy nhiên, dù thế nào thì tình trạng gián đoạn nguồn cung cũng chỉ xảy ra trong vài tháng dịch bệnh và không để lại nhiều tác động xấu tới thị trường.

stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau The Economist dự báo 5 rủi ro hàng đầu đối với kinh tế toàn cầu năm 2020

TGVN. Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn The Economist của Anh nhận định, nền kinh tế toàn ...

stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau The Economist: Tiến trình toàn cầu hóa đã nhường bước cho một tình trạng uể oải

Tờ The Economist (Anh) mới đây đã nêu bật một xu thế mới trong nền kinh tế, đó là việc tiến trình toàn cầu hóa ...

stratfor du bao tac dong cua dich covid 19 den nguon cung luong thuc toan cau The Economist: Châu Âu cần 'xoay trục' sang châu Á?

Trước những căng thẳng trên Biển Đông gần đây, khi Mỹ đưa tàu chiến đến khu vực, Liên minh châu Âu (EU) chỉ phản ứng ...

Minh Anh (theo Stratfor)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt để thay thế cho chiếc 812 Superfast, với mức giá bán 10,78 tỷ đồng và vẫn sử dụng động cơ V12 hút khí ...
Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?
BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

Hãng xe sang của Đức BMW sẽ từng bước ngừng sử dụng chữ 'i' trong tên gọi của những mẫu xe xăng.
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Liverpool vs Tottenham tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h30 ngày 5/5.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Güler trả lời CNN.
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động