Thế giới năm 2021: Covid-19 chưa biến mất, châu Âu rung chuyển, Afghanistan 'nổi sóng'

Vy An
Ngày 30/11, Hãng thông tấn AFP đã điểm lại một số sự kiện nổi bật của thế giới năm 2021, cho thấy một thế giới nhiều biến động, từ đại dịch Covid-19 cho đến biến đổi khí hậu và mâu thuẫn chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhìn lại thế giới 2021: Những sự kiện đánh dấu một năm đầy biến động
Covid-19 là yếu tố khiến thế giới năm 2021 trở nên vô cùng bất định. (Nguồn: WHO)

Covid-19 chưa biến mất

Hơn 5 triệu người đã thiệt mạng vì Covid-19 cho dù gần 8 tỷ liều vaccine đã được tiêm. Trong khi đó, các nước nghèo vẫn đang phải chật vật để có được vaccine.

Nhiều nước trên thế giới phải áp dụng các biện pháp cách ly và phong tỏa mới, đặc biệt các biện pháp này đã kéo dài lâu hơn dự định ở các thành phố lớn của Australia. Tuy nhiên, các biên giới đang dần được mở cửa trở lại và Thế vận hội mùa Hè vẫn được tổ chức ở Tokyo sau 1 năm trì hoãn với các sân vận động vắng người.

Đến cuối năm, châu Âu đã chứng kiến một làn sóng lây nhiễm mới và một số nước đã phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế.

Tuy nhiên, ngay khi các cuộc thử nghiệm lâm sàng thành công về thuốc điều trị Covid-19 mang lại hy vọng thế giới sẽ được trở về trạng thái bình thường, những lo ngại về biến thể mới Omicron có khả năng lây nhiễm cao lại nổi lên.

Mỹ: Hỗn loạn ở Đồi Capitol

Ngày 6/1, hàng trăm người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump đã xông vào tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Đồi Capitol, vốn là biểu tượng của nền dân chủ Mỹ, để tìm cách ngăn Quốc hội xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2 tháng trước đó. Vụ việc này đã gây chấn động thế giới.

Ông Biden đã tuyên thệ và trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ 2 tuần sau đó và ông Trump đã phá vỡ truyền thống 152 năm của đất nước khi từ chối tham gia lễ nhậm chức của người kế nhiệm.

Ngày 13/2, ông Trump đã không bị kết tội kích động bạo lực ở Đồi Capitol sau phiên luận tội lịch sử lần thứ hai nhờ vào sự đoàn kết của các thành viên đảng Cộng hòa ở Thượng viện.

Năm của các cuộc đảo chính

Ngày 1/2, ngay trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội mới được bầu, quân đội Myanmar (Tatmadaw) ban bố tình trạng khẩn cấp, phế truất chính quyền dân sự, bắt giữ Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước, Chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi và các thành viên nội các, Quốc hội, trao quyền lực cho chính quyền quân sự, do Thống tướng, Tổng tư lệnh Min Aung Halaing đứng đầu.

Ngày 24/5, Đại tá Assimi Goita của Mali đã thực hiện cuộc đảo chính thứ hai chỉ trong vòng 10 tháng tại quốc gia Tây Phi này.

Tại Tunisia, vào tháng 7, Tổng thống Kais Saied nắm quyền lực đã tuyên bố rằng có "những mối nguy hiểm sắp xảy ra" ở đất nước từng được ca ngợi là tia hy vọng từ Mùa xuân Arab này.

Tổng thống Guinea Alpha Conde bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự vào ngày 5/9.

Ở Sudan, trong cuộc đảo chính ngày 25/10, quân đội đã bắt giữ các thành viên dân sự của chính phủ chuyển tiếp được thành lập sau cuộc lật đổ nhà độc tài Omar al-Bashir năm 2019.

Xung đột giữa Hamas và Israel

Ngày 3/5, bạo lực đã bùng nổ giữa Israel và Palestine sau các cuộc đụng độ ở khu Sheikh Jarrah, phía Đông Jerusalem.

Nguyên nhân xuất phát từ một nỗ lực kéo dài nhiều năm của những người định cư Do Thái để chiếm các ngôi nhà của người Arab. Hàng trăm người đã bị thương khi bạo lực lan đến đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa. Một tuần sau cuộc đụng độ đầu tiên, phong trào Hồi giáo Hamas-lực lượng đang nắm quyền kiểm soát ở Dải Gaza-đã bắn rocket vào Israel. Israel đã tấn công đáp trả, dẫn đến cuộc chiến kéo dài 11 ngày, khiến 260 người Palestine thiệt mạng. Phía Israel có 13 người thiệt mạng, trong đó có 1 quân nhân.

Ngày 13/6, Israel có chính phủ mới với người đứng đầu là Thủ tướng Naftali Bennett theo đường lối cứng rắn, chấm dứt 12 năm cầm quyền của ông Benjamin Netanyahu.

Nhìn lại thế giới 2021: Những sự kiện đánh dấu một năm đầy biến động
Người dân hoảng loạn tại sân bay Kabul. (Nguồn: AP)

Taliban trở lại nắm quyền tại Afghanistan

Ngày 15/8, sau một cuộc tấn công chớp nhoáng sau khi binh sỹ Mỹ và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút lui, Taliban đã tiến vào Kabul mà không gặp phải sự kháng cự nào. Lực lượng này đã giành lại quyền lực tại Afghanistan 20 năm sau khi bị liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu lật đổ.

Nhiều người hoảng loạn đổ xô tới sân bay Kabul để cố gắng chạy trốn trong khi các nhà ngoại giao, người nước ngoài và người Afghanistan đang được sơ tán trong hỗn loạn. Một số người đã thiệt mạng vì chen lấn xô đẩy, còn nhiều người khác bị sát hại trong một vụ đánh bom liều chết.

Những binh lính Mỹ cuối cùng còn lại cũng rút khỏi Afghanistan vào ngày 30/8, đánh dấu sự kết thúc đầy kịch tính của cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Châu Âu rung chuyển

Anh, quốc gia đã rời khỏi thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 1/1 đang bị khó khăn bủa vây khi các kệ hàng trống không và phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhiên liệu vì thiếu lao động, đặc biệt là tài xế xe tải.

Brexit cũng tạo ra căng thẳng ở Bắc Ireland cũng như giữa Vương quốc Anh và các nước láng giềng trong vấn đề ngư nghiệp và người di cư.

Một cuộc khẩu chiến nổ ra giữa Anh với Pháp sau khi 27 người di cư thiệt mạng khi thuyền của họ bị chìm ở Eo biển Manche vào tháng 11.

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel chuẩn bị rút lui sau 16 năm cầm quyền và gây bất ngờ cho thế giới khi yêu cầu phát một bản nhạc punk trong buổi lễ chia tay chính thức. Nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Olaf Scholz, liên minh cùng với Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do, đang chuẩn bị thay thế vị trí của bà Merkel trước Giáng sinh.

Một cuộc tranh cãi đã bùng nổ tại EU sau phán quyết ngày 7/10 của Tòa án Hiến pháp Ba Lan, trong đó nói rằng luật châu Âu chỉ có thể được áp dụng trong các lĩnh vực cụ thể, khiến Ba Lan phải đối đầu với phần còn lại của khối.

Khí hậu khắc nghiệt

Các chuyên gia của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo trong một báo cáo hồi tháng 6 rằng sự nóng lên trên toàn cầu đã vượt quá mức 1,5 độ C có thể gây ra "hậu quả kéo dài hàng thế kỷ và... không thể đảo ngược".

Trong khi đó, các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt đã xảy ra trên khắp thế giới, từ lũ lụt thảm khốc ở Đức và Bỉ đến các trận cháy rừng kinh hoàng và kéo dài ở Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Algeria.

Hiện tượng "vòm nhiệt" xảy ra hồi tháng 6 ở miền Tây Canada đã đẩy nhiệt độ lên gần 50 độ C.

Vào tháng 11, gần 200 quốc gia tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Anh) đã cam kết đẩy nhanh cuộc chiến chống lại tình trạng nhiệt độ gia tăng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, các cam kết đó không đủ để ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ nguy hiểm.

Khủng hoảng di cư Ba Lan-Belarus

Vào tháng 11, hàng nghìn người di cư, chủ yếu từ Trung Đông, đang phải sống tạm bợ ở biên giới của Belarus giáp với Ba Lan dưới nhiệt độ lạnh cóng để tìm cách vào EU.

Phương Tây cáo buộc Minsk đẩy dòng người tị nạn này tới biên giới để đáp trả các lệnh trừng phạt của EU. Belarus và Nga phủ nhận việc châm ngòi cho cuộc khủng hoảng này và đả kích EU vì không tiếp nhận những người tị nạn.

Biên giới Ba Lan nóng rẫy, châu Âu vào cuộc, Belarus phản pháo

Biên giới Ba Lan nóng rẫy, châu Âu vào cuộc, Belarus phản pháo

Ngày 9/11, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng, làn sóng người di cư chưa từng có đang cố gắng nhập cảnh trái phép ...

Các biến thể Covid-19 mới có tiếp tục xuất hiện và nguy hiểm hơn?

Các biến thể Covid-19 mới có tiếp tục xuất hiện và nguy hiểm hơn?

Trong tương lai có thể xuất hiện thêm những biến thể mới lách được vaccine và miễn dịch tự nhiên nhưng khó lây lan nhanh ...

(theo AFP)

Xem nhiều

Đọc thêm

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay 29/4/2024. KQXSCM thứ 2

XSCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cà Mau hôm nay - XSCM 29/4/2024. Ket qua xo so Ca Mau. KQXSCM thứ 2. kết quả xổ số Cà ...
Nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng 5

Nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng 5

Chia tay HLV Hoàng Anh Tuấn, Liên đoàn Bóng đã Việt Nam (VFF) nhiều khả năng bổ nhiệm HLV trưởng Đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam trong tháng ...
Tái hiện đường lên Điện Biên qua các tác phẩm mỹ thuật

Tái hiện đường lên Điện Biên qua các tác phẩm mỹ thuật

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm 'Đường lên Điện Biên', thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã làm nên Chiến ...
Tăng cường sự gắn kết ASEAN bắt đầu từ người dân

Tăng cường sự gắn kết ASEAN bắt đầu từ người dân

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 thể hiện tầm quan trọng của việc gắn kết và hợp tác trong cộng đồng ASEAN.
Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập ...
XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 29/4/2024. SXMB 29/4. xổ số hôm nay 29/4. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng'

Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng'

Giới chức Nga ngày 28/4 đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' với phương Tây trong trường hợp tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Moscow
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động