Serbia muốn bổ sung và trẻ hóa lực lượng tại ngũ cũng như dự bị. (Nguồn: Serbia MOD) |
Cụ thể, Serbia muốn khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc do Bộ Tổng tham mưu quân đội quốc gia Tây Balkan này khởi xướng.
Theo cơ quan này, để tăng cường sức mạnh phòng thủ quốc gia, Serbia cần phải bổ sung và trẻ hóa lực lượng tại ngũ và dự bị. Mục tiêu này có thể đạt được hiệu quả cao nhất bằng cách tái áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Tin liên quan |
Xu thế bất ổn 2024 |
Nhấn mạnh sáng kiến này "không bất ngờ", Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic cho biết, bộ của ông sẽ trình đề xuất về thời gian nghĩa vụ bắt buộc kéo dài trong 4 tháng nói trên lên Tổng thống Aleksandar Vucic, người đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Serbia.
Ông Vucevic cho rằng, không nên gọi đề xuất trên là "tái áp dụng chế độ quân dịch" vì Serbia "chưa bao giờ bãi bỏ mà chỉ đình chỉ chế độ này", do đó đề xuất trên thực chất là "bãi bỏ việc đình chỉ".
Theo quan chức Serbia, việc bổ sung biên chế quân đội là cần thiết vì đã 13 năm qua, quốc gia Tây Balkan không có chế độ tòng quân bắt buộc, dẫn đến tình trạng lực lượng dự bị thiếu hụt và hạn chế về năng lực.
Người đứng đầu ngành quốc phòng Serbia nói rõ, đề xuất của Bộ Tổng tham mưu được đưa ra sau khi "xem xét chi tiết về tình hình an ninh chung và những thách thức hiện tại mà Cộng hòa Serbia với tư cách là một quốc gia trung lập về mặt quân sự phải đối mặt".
Ông Vucevic nhấn mạnh, Serbia không chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hay xung đột quân sự nào, song quân đội cần phải đảm bảo được hòa bình, ổn định của đất nước và "quân đội càng mạnh thì đất nước càng hùng cường".
Serbia đã đình chỉ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc kể từ năm 2010.
| Tin thế giới 4/1: Nga-Ukraine có hành động lớn nhất trong 2 năm xung đột, Trung Quốc phản pháo Mỹ-Philippines; ngày tang thương ở Iran Diễn biến mới quanh xung đột Nga-Ukraine, động thái của Mỹ-Hàn-Nhật trên Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc lên tiếng về hành động của Mỹ-Philippines ... |
| Xung đột Nga - Ukraine: Quốc gia Baltic bi quan vì 'kỳ vọng quá cao' vào Kiev, Pháp tính đổi hướng Ngày 3/1, Thủ tướng Lithuania Ingrida Simonyte thừa nhận, nước này có lẽ đã quá lạc quan về cơ hội chiến thắng của Ukraine trong ... |
| Năm 2023: Bước ngoặt thay đổi cục diện vũ khí hạt nhân toàn cầu Từ sự sụp đổ của các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cho đến những lo ngại thế giới có thể tiến gần ... |
| Ukraine nói những gì phương Tây trao cho Kiev không phải từ thiện mà là đầu tư Reuters dẫn trả lời phỏng vấn của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ngày 3/1 cho hay, nước này không cân nhắc giải pháp thay thế ... |
| Xu thế bất ổn 2024 Thế giới bước vào năm 2024 trong tình trạng bất ổn với những căng thẳng địa chính trị leo thang, gây biến động trên toàn ... |