Tiến thoái lưỡng nan ở Trung Đông, Nhật Bản ra chiêu bài 'thỏa hiệp'

TGVN. Nhật Bản vốn phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ về an ninh và dễ bị tổn thương trước áp lực của Mỹ song lại muốn tránh tham gia một liên minh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ Nhật - Iran.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tien thoai luong nan o trung dong nhat ban ra chieu bai thoa hiep Cân nhắc triển khai lực lượng ở Trung Đông, Nhật Bản thông báo ngay với Iran
tien thoai luong nan o trung dong nhat ban ra chieu bai thoa hiep Giữa căng thẳng leo thang, Bộ trưởng Quốc phòng Iran - Nhật Bản lần đầu điện đàm về hòa bình tại Vịnh Persia
tien thoai luong nan o trung dong nhat ban ra chieu bai thoa hiep
Nhật Bản phụ thuộc lớn vào nguồn cung cấp dầu thô và khi đốt tự nhiên từ Trung Đông. (Nguồn: Financial Tribune)

Tình hình ở Trung Đông vẫn vô cùng bất ổn. Kể từ tháng 5/2019, khi Iran tuyên bố họ đang đình chỉ một số cam kết trong khuôn khổ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015, các tàu chở dầu của Saudi Arabia và Na Uy đã bị tấn công quanh Eo biển Hormuz, và một tàu chở dầu của Nhật Bản cũng đã bị tấn công ngay tại thời điểm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có chuyến thăm Iran. Vào tháng 9, đến lượt một cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia bị tấn công, khiến 5% sản lượng dầu toàn cầu bị tiêu hủy, dù chỉ là tạm thời.

Bối cảnh bấp bênh

Đối với Nhật Bản, vốn đang dựa vào Trung Đông để có được nguồn cung cấp dầu thô và khí đốt tự nhiên, việc liên tục xảy ra các tình huống nguy hiểm như vậy đặt ra một thách thức lớn cho vấn đề an ninh năng lượng trong nước.

Hơn nữa, sự thật và những ý định liên quan đến những sự cố này vẫn chưa rõ ràng. Iran bị nghi ngờ có dính líu đến các vụ tấn công tàu chở dầu hồi tháng 5 và 6 cũng như vụ tấn công cơ sở dầu mỏ hồi tháng 9, nhưng họ phủ nhận mọi cáo buộc. Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng bóng gió về sự dính líu của Iran, nhưng không công khai chỉ trích Iran vì những thiệt hại liên tục này. Trong khi đó, Mỹ lại trực tiếp đổ lỗi cho Iran.

Tuy nhiên, chính sách “gây sức ép tối đa” hiện tại của Washington đối với Iran không tạo ra nhiều phạm vi cho các lệnh trừng phạt. Ngay cả khi các biện pháp trừng phạt bổ sung được áp dụng, điều đó sẽ không thể thay đổi đáng kể tình hình.

Trong bối cảnh này, Mỹ đã thành lập một liên minh gọi là Sáng kiến An ninh Hàng hải (MSI), với mục đích cung cấp an ninh trong Vịnh Ba Tư bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự. Tuy nhiên, ngoài các quốc gia như Vương quốc Anh - nơi có một tàu chở dầu bị Iran chiếm giữ và Saudi Arabia - kẻ thù “truyền kiếp” của Iran, rất ít quốc gia phản ứng lại với sáng kiến này.

Tình thế trắc trở

Vốn phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ về an ninh và dễ bị tổn thương trước áp lực của Mỹ, Nhật Bản tin rằng việc đáp ứng những kỳ vọng của Mỹ theo một cách nào đó chính là mang lại lợi ích cho an ninh của chính họ. Tuy nhiên, Iran cảnh giác với liên minh do Mỹ lãnh đạo và phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của Mỹ.

Nhật Bản đã duy trì quan hệ hữu nghị với Iran kể từ Cách mạng Iran năm 1979, và hồi tháng 6/2019, ông Abe đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm đầu tiên đến thăm Iran sau 40 năm. Trong khả năng có thể, ông Abe muốn tránh tham gia một liên minh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ Nhật - Iran.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã thông báo sẽ thực hiện một chuyến thăm tới Nhật Bản - cũng là lúc Nhật Bản quyết định xem có nên triển khai các tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đến Trung Đông hay không.

Một yếu tố khác là Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, trong đó yêu cầu Nhật Bản phải từ bỏ chiến tranh. Ngay cả khi được triển khai, các hoạt động của SDF vẫn bị hạn chế rất nhiều. Việc sử dụng vũ khí chỉ giới hạn trong các trường hợp tự vệ, hoặc các tình huống có nguy cơ đối với sự sống còn của quốc gia Nhật Bản, hoặc - cụ thể đối với kịch bản này - khi một tàu chở dầu của Nhật Bản gặp nguy hiểm và nguy hiểm đó không thể được ngăn chặn mà không sử dụng vũ khí.

Tuy nhiên, tàu chở dầu của Nhật Bản không phải là tàu chở dầu duy nhất vận chuyển dầu thô vào Nhật Bản, và có thể có những hậu quả chính trị cũng như pháp lý để bảo vệ tàu chở dầu của nước ngoài.

Lựa chọn tính toán

tien thoai luong nan o trung dong nhat ban ra chieu bai thoa hiep
Chính phủ Nhật Bản xem xét việc triển khai các tàu của SDF để “điều tra và nghiên cứu” khu vực Trung Đông. (Nguồn: AFP)

Như một cách để đáp ứng các yêu cầu này mà không cần tham gia liên minh, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc triển khai các tàu của SDF để “điều tra và nghiên cứu” khu vực từ Vịnh Oman đến Biển Arab và Eo biển Bab el-Mandeb, mà không cần đi vào Vịnh Ba Tư.

Việc triển khai các tàu cho mục đích “điều tra và nghiên cứu” được coi là một sự thỏa hiệp. Điều đó cho thấy sự sẵn sàng đóng góp cho sáng kiến của Washington mà không cần tham gia trực tiếp, tránh một cuộc tranh luận tại Quốc hội về việc sử dụng vũ khí. Đồng thời, điều đó cũng tránh được việc khiêu khích Iran khi không tiến gần đến Vịnh Ba Tư.

Thành quả của sự thỏa hiệp này là việc triển khai các tàu SDF, do vậy, việc bảo vệ các tàu chở dầu hướng về Nhật Bản nhiều khả năng là không thể. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ cuộc tấn công trả đũa Iran vào phút cuối sau khi nước này bắn hạ một máy bay không người lái của quân đội Mỹ hồi tháng 6, tình hình ở Vịnh Ba Tư đã trở nên ổn định hơn.

Cuộc tấn công nhắm vào cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia hồi tháng 9 có thể đã được hẹn giờ trùng với việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO) của Công ty dầu Saudi Arabia (Aramco) thay vì nhằm vào các tàu chở dầu đi qua Eo biển Hormuz. Iran đã đề xuất Sáng kiến hòa bình mang tên Hormoz Peace Endeavor (HOPE), còn UAE và các quốc gia khác đang tìm cách cải thiện quan hệ.

Vì vậy, có thể tàu chở dầu của Nhật Bản sẽ an toàn ngay cả khi Nhật Bản không triển khai tàu SDF. Tuy nhiên, nếu SDF thực hiện hành động vượt qua phạm vi “điều tra và nghiên cứu” để đối phó với sự khiêu khích của Iran hoặc phản ứng thái quá từ phía Mỹ, sự thỏa hiệp cân bằng tinh tế này sẽ thất bại.

Tránh điều này sẽ đòi hỏi một chính sách đối ngoại hết sức cẩn trọng để giảm bớt căng thẳng ở Vịnh Ba Tư.

tien thoai luong nan o trung dong nhat ban ra chieu bai thoa hiep

Mỹ ủng hộ chuyến thăm của Tổng thống Iran tới Nhật Bản

TGVN. Các nguồn tin ngoại giao ngày 7/12 cho biết, Mỹ đã biểu thị sự tán thành đối với kế hoạch của Nhật Bản về ...

tien thoai luong nan o trung dong nhat ban ra chieu bai thoa hiep

Nhật Bản mua một hòn đảo phục vụ... quân đội Mỹ

TGVN. Ngày 2/12, Chính phủ Nhật Bản thông báo đã nhất trí mua một hòn đảo hoang ở Tây Nam nước này để sử dụng làm ...

tien thoai luong nan o trung dong nhat ban ra chieu bai thoa hiep

Mỹ đẩy “gánh nặng” cho Nhật Bản tại EAS

TGVN. Tờ Sankei số ra ngày 4/11 nhận định, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ “gánh” trọng trách hết sức nặng nề tại Hội ...

K.L (theo The Diplomat)

Đọc thêm

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động