Thủ tướng Đức phát biểu trước quốc hội ở Berlin ngày 19/5. (Nguồn: AFP) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga-Ukraine
* Đức nhận định về xung đột Nga-Ukraine: Ngày 19/5, phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Đức Olaf Scholz gọi chiến tranh ở Ukraine là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Liên minh châu Âu (EU) từng phải đối mặt trong lịch sử của khối.
Mô tả Ukraine là một “bước ngoặt trong lịch sử, mà các quốc gia thành viên EU sẽ đối đầu bằng sự đoàn kết”, ông khẳng định: “Sức ép từ bên ngoài càng lớn, chúng ta càng hợp lực với tư cách là EU và cùng nhau hành động”.
Theo Thủ tướng Scholz, đó là lý do mà Đức đã và đang hỗ trợ Kiev bằng viện trợ và thậm chí cả vũ khí hạng nặng, cũng như tiếp nhận người tị nạn Ukraine.
Ông cũng bảo vệ quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine và bác bỏ lo ngại rằng, việc trang bị vũ khí cho Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
Theo ông, "việc trang bị vũ khí cho Ukraine là đóng góp vào việc chống lại cuộc tấn công và do đó chấm dứt bạo lực càng nhanh càng tốt", đồng thời nhấn mạnh điều này “không tạo nên một sự leo thang”.
Cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “nhầm lẫn” khi nghĩ hòa bình có thể được áp đặt lên Ukraine bằng vũ lực, nhà lãnh đạo Đức khẳng định: “Sẽ không có mệnh lệnh hòa bình, bởi vì người Ukraine sẽ không chấp nhận nó và chúng tôi cũng vậy".
Thủ tướng Đức nói: "Chỉ khi ông Putin hiểu được điều này, hiểu rằng ông ấy không thể phá vỡ hàng phòng thủ của Ukraine, ông ấy mới sẵn sàng đàm phán hòa bình một cách nghiêm túc”. (AP)
* Ukraine không chấp nhận lệnh ngừng bắn nào cho đến khi Nga rút quân hoàn toàn, theo lời ông Mykhailo Podolyak - Cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - nói hôm 19/5.
Ông Podolyak - một thành viên trong đoàn đàm phán với Nga - viết trên Twitter: “Đừng đề nghị chúng tôi ngừng bắn. Điều này là không thể nếu không quân đội Nga không rút toàn bộ”.
Đề cập thỏa thuận hòa bình ở miền Đông Ukraine - do Pháp và Đức làm trung gian, được ký kết tại thủ đô Minsk của Belarus vào năm 2015 - ông Podolyak viết: “Ukraine không quan tâm đến một thỏa thuận Minsk mới hay kéo dài cuộc chiến trong vài năm nữa."
Theo ông, “cho đến khi Nga sẵn sàng giải phóng hoàn toàn các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, vấn đề đàm phán của chúng tôi là vũ khí, lệnh trừng phạt và tiền bạc”. (AP)
* Italy sẽ nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine: Ngày 19/5, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố, Rome sẽ nỗ lực hết sức để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.
Ông Draghi nêu rõ: “Chúng ta phải đạt được thỏa thuận ngừng bắn càng sớm càng tốt để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân đạo trở nên tồi tệ hơn và giúp cho tiến trình đàm phán được tiếp diễn. Đó là lập trường của Italy, của EU và là lập trường mà tôi đã chia sẻ với Tổng thống Mỹ Joe Biden”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Italy nhấn mạnh: “Rome sẽ cùng với các đối tác châu Âu và các đồng minh nỗ lực tìm kiếm mọi hình thức hòa giải có thể. Nhưng chính Ukraine sẽ quyết định việc chấp nhận hòa bình. Nếu không có sự đồng thuận của Ukraine, nền hòa bình sẽ không bền vững”.
Ông Draghi cũng khẳng định, Italy sẽ tiếp tục gây sức ép đối với Nga bằng các biện pháp trừng phạt “bởi vì chúng ta phải buộc Moscow ngồi vào bàn đàm phán”. (Reuters)
* Nga-Ukraine đổ lỗi cho nhau về sự bế tắc của tiến trình hòa đàm: Ngày 18/5, Điện Kremlin khẳng định Ukraine không thể hiện thiện chí tiếp tục những cuộc đàm phán hòa bình, song các quan chức tại Kiev lại đổ lỗi cho Nga về tình trạng thiếu tiến triển trong quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc chiến giữa hai bên. (Reuters)
* Nga để ngỏ đối thoại với phương Tây sau cuộc chiến ở Ukraine: Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko ngày 18/5 tuyên bố, đối thoại với phương Tây có thể được nối lại sau khi Moscow hoàn thành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. (Sputnik)
* Nga sử dụng vũ khí laser ở Ukraine: Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov ngày 18/5 xác nhận, quân đội nước này đang sử dụng hệ thống laser chiến đấu thế hệ mới ở Ukraine, có khả năng tiêu diệt máy bay không người lái (UAV) trong 5 giây ở khoảng cách 5 km. (TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
5 vũ khí Nga siêu cấp dễ khiến NATO phải 'toát mồ hôi hột' |
NATO
* Ba Lan ra tuyên bố, nguy cơ thách thức Nga: Ngày 19/5, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tuyên bố, Warsaw sẵn sàng xây dựng các căn cứ quân sự thường trực để triển khai những đơn vị hạng nhẹ tại khu vực sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Morawiecki nêu rõ: “Các căn cứ thường trực của đồng minh nên được thiết lập tại những quốc gia thuộc khu vực sườn phía Đông của NATO. Ba Lan sẵn sàng xây dựng những căn cứ như vậy, đây sẽ là nơi đóng quân của các đơn vị hạng nhẹ trên cơ sở thường trực”.
Khẳng định tinh thần cảnh giác trước những "yêu sách lãnh thổ của Nga", người đứng đầu chính phủ Ba Lan nhấn mạnh, Moscow nên biết rằng "Warsaw sẽ không nhượng bộ dù chỉ một tấc đất của NATO”. (Sputnik)
* Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết không chấp nhận Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO: Ngày 19/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, Ankara đã thông báo cho các đồng minh trong NATO về lập trường kiên quyết phản đối Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên của liên minh quân sự này.
Tổng thống Erdogan nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn một lần nữa phạm phải sai lầm tương tự. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục chính sách về vấn đề này một cách dứt khoát. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì lập trường của mình một cách nhất quán”.
Trước đó, nhà lãnh đạo khẳng định sẽ không chấp thuận để hai nước Bắc Âu gia nhập NATO, nếu Thụy Điển và Phần Lan không triển khai các bước đi cụ thể nhằm giải quyết những quan ngại an ninh của Ankara. (Sputnik)
* Tổng thống Croatia không muốn Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO: Tổng thống Croatia Zoran Milanovic ngày 18/5 cho rằng, nước này cần noi gương Thổ Nhĩ Kỳ và tìm cách ngăn chặn quá trình xem xét đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan.
Theo truyền thông, quan điểm của Tổng thống Croatia về vấn đề trên và một số vấn đề khác không trùng với ý kiến của Thủ tướng nước này Andrei Plenkovich. Tình trạng đó cho thấy hai nhà lãnh đạo Croatia đang có “những tranh cãi gay gắt”. (Fars News)
* Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác xử lý việc Thụy Điển và Phần Lan xin gia nhập NATO với tư cách là các đồng minh và đối tác, theo lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 18/5.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ việc hai nước Bắc Âu gia nhập liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương. (TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
Phía sau đơn gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển |
Châu Âu
* Kiev chỉ trích một số nước EU làm tổn thương tình cảm của nhân dân Ukraine: Ngày 19/5, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba lên tiếng chỉ trích cách đối xử của một số quốc gia thành viên EU với Kiev.
Trên trang Twitter, ông Kuleba viết: “Thái độ mập mờ chiến lược mà một số quốc gia EU thể hiện trong những năm qua về viễn cảnh châu Âu của Ukraine đã thất bại và phải chấm dứt”.
Cho rằng thái độ này của các nước EU “chỉ khuyến khích” Tổng thống Nga Putin, Ngoại trưởng Ukraine còn chỉ trích “cung cách đối xử hạng hai” của những nước này với Kiev “làm tổn thương tình cảm của nhân dân Ukraine”.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố không thể có “lối tắt” dành cho Ukraine trong lộ trình gia nhập EU, bởi sự ngoại lệ cho Kiev sẽ là thiếu công bằng đối với các quốc gia Tây Balkan - những nước cũng đang tìm kiếm tư cách thành viên trong khối. (AFP)
* EU đề xuất viện trợ bổ sung tới 9,5 tỷ USD cho Ukraine: Ngày 18/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề xuất viện trợ bổ sung cho Ukraine lên tới 9 tỷ Euro (9,5 tỷ USD) trong năm nay để giúp Kiev khắc phục sự tàn phá của chiến tranh. (AFP)
* EU chưa thể thông qua gói trừng phạt thứ 6 đối với Nga, theo lời của Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU) Paolo Gentiloni vào ngày 18/5.
Gói trừng phạt thứ 6 nhằm vào Nga được đưa ra hồi đầu tháng 5, trong đó đáng chú ý là lệnh cấm vận dầu mỏ xuất khẩu của Moskva. Tuy nhiên, biện pháp này đã bị Hungary và một số quốc gia thành viên EU khác, vốn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thô của Nga, phản đối. (AFP)
* Nga trục xuất 5 nhân viên ngoại giao Bồ Đào Nha để trả đũa cho việc Lisbon ra lệnh trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga hồi tháng trước, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga.
Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Chúng tôi yêu cầu họ rời khỏi đất nước trong vòng 14 ngày kể từ khi chúng tôi chuyển công hàm tới Ngài Đại sứ Bồ Đào Nha”.
Trước đó một ngày, Nga đã tuyên bố trục xuất tổng cộng 85 nhân viên đại sứ quán của Pháp, Tây Ban Nha và Italy nhằm đáp trả hành động tương tự từ 3 quốc gia này. (Reuters)
* Anh trừng phạt 3 hãng hàng không quốc doanh của Nga là Aeroflot, Ural Airlines và Rossiya Airlines, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Anh.
Theo đó, London sẽ bán vị trí đỗ máy bay không sử dụng của các công ty này tại những sân bay ở Anh. Ước tính các vị trí đỗ máy bay của 3 hãng hàng không Nga có tổng giá trị lên đến 50 triệu Bảng Anh (khoảng 61,9 triệu USD).
Trong một thông cáo, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho hay: “Mọi biện pháp trừng phạt kinh tế đều củng cố thông điệp rõ ràng của chúng tôi đối với Tổng thống Nga Putin rằng, chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi Ukraine giành chiến thắng”. (Reuters)
* EU tham vọng thành lập Cộng đồng địa chính trị châu Âu: Ngày 18/5, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố ủng hộ quá trình hội nhập từng bước vào EU.
Ông cũng ủng hộ thành lập một “Cộng đồng địa chính trị châu Âu” để chuẩn bị hội nhập cho các nước ứng cử viên EU, theo đó, dự án này sẽ đặc biệt hữu ích đối với những quốc gia muốn gia nhập EU.
Dự án “Cộng đồng chính trị châu Âu” được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khơi lên hồi đầu tháng 5 trước Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, từ ý tưởng được cố Tổng thống Pháp François Mitterrand đưa ra vào năm 1989 với việc thành lập một “Liên đoàn tiên tiến của châu Âu”. (AFP)
* Tổng thống Moldova yêu cầu Nga rút quân khỏi Transnistria, cho rằng, "hiện không tồn tại mối đe dọa không thể tránh khỏi về việc Chisinau bị lôi kéo vào một cuộc chiến"..
Theo bà, Moldova là quốc gia trung lập, nhưng vì lập trường này, Chisinau "kêu gọi rút quân đội Nga khỏi vùng lãnh thổ Transnistria, vì sự hiện diện của họ vi phạm tính trung lập của chúng tôi”. (Ukrainian News)
TIN LIÊN QUAN | |
Tại Nghị viện châu Âu, Moldova lớn tiếng yêu cầu Nga làm một việc |
Mỹ-Trung Quốc
* Mỹ buộc tội loạt gián điệp Trung Quốc: Ngày 18/5, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội 1 công dân nước này và 4 sĩ quan tình báo Trung Quốc hoạt động gián điệp.
Giới chức Mỹ cáo buộc 4 sĩ quan tình báo thuộc Bộ An ninh Quốc gia của Trung Quốc đã chỉ thị cho một công dân New York có tên là Wang Shujun, 73 tuổi, tập trung theo dõi các nhân vật và tổ chức ủng hộ các phong trào độc lập của người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và Đài Loan, cũng như phong trào dân chủ tại Hong Kong.
4 sĩ quan tình báo Trung Quốc bị buộc tội có tên là He Feng, Li Jie, Li Ming và Lu Keqing. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, cả 4 người này hiện đều đang tại ngoại.
Bắc Kinh hiện chưa bình luận về vụ việc. (Fox News)
* Mỹ-Trung mâu thuẫn việc mời Đài Loan tham dự kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 18/5 đã thúc giục Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mời Đài Loan tham dự kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) vào tuần tới.
Ông Blinken cho rằng, phiên họp WHA thường niên của WHO, dự kiến diễn ra từ ngày 22-28/5, “là cơ hội để thúc đẩy hợp tác hướng tới kết thúc giai đoạn khẩn cấp của đại dịch Covid-19, đồng thời tăng cường y tế toàn cầu và an ninh y tế toàn cầu”.
Trước động thái này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ: “Chúng tôi cương quyết phản đối tuyên bố liên quan của Mỹ. Chỉ tồn tại một nước Trung Quốc trên thế giới và Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời”.
Ông nhấn mạnh, sự tham gia của Đài Loan tại các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO, phải được xử lý phù hợp với “nguyên tắc một Trung Quốc”. (AFP)
TIN LIÊN QUAN | |
Quan hệ Mỹ-Trung sắp bước vào 'mùa Hè rực lửa' |
Đông Bắc Á
* Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc thảo luận vấn đề Triều Tiên: Ngày 19/5, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc tiến hành cuộc họp thảo luận về Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Mỹ sắp tới, cũng như những hành động có thể xảy ra từ phía Triều Tiên.
Cùng ngày, Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tính toán thời gian và có những dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng có thể phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lần thứ 7 mặc dù nước này đang vật lộn với đợt bùng phát dịch Covid-19.
Trong khi đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố, Washington đã chuẩn bị cho kịch bản Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân hoặc tên lửa nhân chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Joe Biden đến Nhật Bản và Hàn Quốc. (Yonhap)
* Quan chức an ninh Hàn-Nhật thảo luận các vấn đề khu vực: Ngày 19/5, Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Sung-han đã có cuộc gặp trực tuyến với người đồng cấp Nhật Bản Takeo Akiba để thảo luận về các hành động Triều Tiên và sự cần thiết của việc phát triển mối quan hệ song phương hướng tới tương lai cũng như tình hình Ukraine.
Ông Kim và ông Akiba nhất trí rằng, còn nhiều tiềm năng hợp tác giữa Seoul và Tokyo cũng như hợp tác 3 bên với Washington, trong bối cảnh các vấn đề quốc tế và khu vực Đông Bắc Á ngày càng phức tạp, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ giữa các bên.
| Kinh tế thế giới nổi bật (13-19/5): Mỹ ‘mách chiêu’ để EU khiến Nga giảm nguồn thu từ dầu mỏ, châu Âu sẽ cấp tiền tái thiết Ukraine Châu Âu lên kế hoạch để giảm phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga, dự kiến chi hơn 315 tỷ USD giúp xây dựng ... |
| Tin thế giới 18/5: Nga hé lộ chiến thuật mới, thông báo kết quả ở Azovstal; quốc gia châu Âu quyết giữ thế trung lập; trông đợi của NATO Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, xung quanh việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, tình hình bán đảo Triều Tiên, những vấn đề ... |