Tin thế giới 30/11: Ukraine lạc quan về viện trợ Mỹ, Nga khẳng định về Iran, Cựu Chủ tịch Trung Quốc qua đời

Minh Quân
Nga nói Ukraine pháo kích vùng Kursk, Mỹ có thể sản xuất Patriot ở Đức, thượng đỉnh Trung Quốc-Arab… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.30) Cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã qua đời ngày 30/11. (Nguồn AP)
Cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã qua đời ngày 30/11. (Nguồn AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Ukraine: Mỹ sẽ cấp thêm hệ thống phòng không trong năm 2022: Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times (Anh) ngày 29/11 Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak nhấn mạnh, Ukraine có thể có thêm các hệ thống phòng không từ Mỹ: “Các đối tác của chúng tôi biết chính xác những gì chúng tôi cần cho hôm nay, tuần tới và tháng tới.

Tuy nhiên, chúng tôi có một số câu hỏi đang thảo luận mà chúng tôi nghĩ rằng cuối cùng cần phải giải quyết. Ý tôi là (câu hỏi về) xe tăng, tên lửa tầm xa, máy bay và tất nhiên là phòng không”.

Tờ này cũng dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ khẳng định, Washington có thể sớm chuyển giao nhiều hệ thống phòng không cho Kiev: “Chúng tôi có thể sớm cung cấp các tổ hợp phòng không hoặc một số hệ thống khác trong tương lai.”

Trước đó cùng ngày, giới chức cấp cao Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đang cân nhắc chuyển toàn bộ các loại hệ thống phòng không cho Kiev. (Financial Times/Sputnik)

* Ukraine pháo kích vùng Kursk ở biên giới với Nga: Ngày 29/11, viết trên Telegram, ông Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk (Nga), cho biết, các lực lượng Ukraine đã bắn phá vào một nhà máy điện tại khu vực nằm ở phía Đông Bắc biên giới của Ukraine. Quan chức này cho biết: “Tổng cộng đã có khoảng 11 vụ phóng. Một nhà máy điện bị bắn trúng, dẫn đến tình trạng mất điện một phần tại các huyện Sudzha và Korenevo”.

Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin về thương vong. Giới chức Nga tại khu vực giáp biên giới với Ukraine thường xuyên cáo buộc Kiev tấn công đường điện, kho đạn dược và nhiên liệu. (TASS)

* Italy cam kết hỗ trợ duy trì lưới điện Ukraine: Phát biểu ngày 29/11, Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho rằng, sự hỗ trợ trên là vô cùng quan trọng, nhất là khi nước này phải đối mặt một mùa Đông khắc nghiệt. Ông nói: “Chúng ta phải nỗ lực vì hòa bình, nhưng chừng nào Ukraine còn chìm trong xung đột thì sẽ khó có thể ngồi vào bàn đàm phán. Vào thời điểm hiện tại, thất bại của Ukraine có nghĩa là đầu hàng và không có nghĩa là hòa bình”. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
NATO khẳng định đã làm một việc khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Mỹ nói viện trợ vũ khí cho Kiev mang lại nhiều lợi ích

Nga-Mỹ

* Nga: “Mùa Đông trong quan hệ với Mỹ cản trở đối thoại chiến lược: Ngày 29/11, ông Vladimir Yermakov, Vụ trưởng Vụ Không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga, nhận định rằng, vẫn còn quá sớm để nói về đối thoại chiến lược với Mỹ. Quan chức này khẳng định: “Bây giờ, ‘mùa Đông’ không chỉ ở ngoài cửa sổ, mà còn ở trong quan hệ của chúng tôi với Mỹ. Như tất cả đều biết, mùa này trong năm không thuận lợi cho quá trình sinh sôi và phát triển.”

Trước đó, Đại biện lâm thời của Mỹ tại Nga Elizabeth Rood cho biết, Washington tuân thủ việc kiểm soát vũ khí và đang chờ cơ hội nối lại đối thoại với Moscow về ổn định chiến lược, vốn đã bị gián đoạn do xung đột Nga-Ukraine. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Mỹ viện trợ Kiev 53 triệu USD thiết bị điện, Moscow cảnh báo NATO nếu làm điều này

Nga-Trung

* Nga bảo vệ cuộc tập trận trên không với Trung Quốc: Ngày 30/11, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố nêu rõ: “Trong khi thực hiện nhiệm vụ, máy bay của cả hai nước đã hành động nghiêm túc theo các quy định của luật pháp quốc tế. Không có hành vi vi phạm không phận của quốc gia nước ngoài... Sự kiện được tổ chức như một phần của công tác thực hiện các quy định trong khuôn khổ kế hoạch hợp tác quân sự cho năm 2022 và không nhằm vào các nước thứ ba”.

Về phần mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố các lực lượng của nước này và Nga đã tiến hành đợt tuần tra trên không chung trong ngày 30/11, nhấn mạnh hoạt động này nằm trong “kế hoạch hợp tác quân sự thường niên”, diễn ra ở khu vực Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương. (Sputnik/Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ thử tên lửa BrahMos cải tiến, tập trận chung với Mỹ gần biên giới Trung Quốc

Châu Âu

* EU đề xuất tịch thu tài sản Nga bị phong tỏa: Trong tuyên bố ngày 30/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết: “Chúng tôi đã phong tỏa 300 tỷ Euro dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga và chúng tôi đã phong tỏa 19 tỷ Euro của các nhà tài phiệt Nga”. Theo quan chức này, trong ngắn hạn, EU và các đối tác có thể kiểm soát và đầu tư những khoản tiền này. Sau đó, lợi nhuận thu được sẽ được chuyển cho Ukraine để bù đắp tổn thất mà nước này phải gánh chịu. (Reuters)

* Mỹ có thể sản xuất hệ thống tên lửa phòng không Patriot ở Đức: Ngày 30/11, truyền thông Đức đưa tin, Tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon (Mỹ) và Tập đoàn sản xuất vũ khí châu Âu MBDA có trụ sở tại Pháp đang có kế hoạch hợp tác sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không Patriot ở Đức.

Theo kế hoạch do Raytheon và MBDA đề xuất với Đức, một nhà máy sản xuất tên lửa Patriot sẽ được xây dựng ở Schrobenhausen, bang Bayern. Nhà máy này sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không cho cả quân đội Đức và các nước châu Âu khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử hơn 40 năm của loại tên lửa này, được sản xuất bên ngoài nước Mỹ.

Ông Doug Stevenson, lãnh đạo Raytheon, cho biết do nhu cầu về tên lửa Patriot ngày càng tăng ở châu Âu, Tập đoàn này dự định tăng gấp đôi năng lực sản xuất hiện tại. Với kế hoạch đó, số lượng tên lửa tại các kho dự trữ ở châu Âu sẽ tăng lên. Ngoài ra, các phiên bản cũ của hệ thống Patriot đang được triển khai tại châu Âu cũng sẽ dần được thay thế bằng các phiên bản mới hơn sau 4 hoặc 5 năm nữa. (TTXVN)

* Italy bày kế để châu Âu hạn chế ảnh hưởng của Nga: Ngày 30/11, trước thềm ngày thứ hai của Hội nghị các Ngoại trưởng NATO ở Bucharest của Romania, Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani nhận định: “Sự ổn định ở phía Tây Balkan rất quan trọng với hòa bình. Chúng ta cần ngăn Nga ở đây, song chúng ta cần nhiều người châu Âu hơn nữa. Chúng ta cần bảo vệ tất cả các nước Tây Balkan và gần Ukraine. Điều cần thiết ở thời điểm hiện tại là hợp tác cùng nhau và duy trì sự đoàn kết, bởi nó sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ tới Nga”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Trước thềm lệnh cấm dầu, EU sốt sắng mua thêm, Nga hối hả tìm những 'ngôi nhà mới'

Đông Bắc Á

* Cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời: Chiều 30/11 (giờ địa phương), sau thời gian lâm bệnh nặng, cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã qua đời tại thành phố Thượng Hải, thọ 96 tuổi. Thông tin trên do Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, Quốc vụ viện Trung Quốc, Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Quân ủy Trung ương Trung Quốc, công bố.

Theo Đài truyền hình CCTV (Trung Quốc), quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và các tòa nhà chính phủ đã treo cờ rủ. Giao diện của Tân Hoa xã cũng đã được chuyển sang màu đen trắng.

Ông Giang Trạch Dân là lãnh đạo thế hệ thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 13 năm (1989-2002), chức Chủ tịch Trung Quốc trong 10 năm (1993-2003) và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (1989-2004). Dưới sự lãnh đạo của ông Giang Trạch Dân, Trung Quốc bắt đầu trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Khi ông nghỉ hưu năm 2003, Trung Quốc đã là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giành quyền đăng cai Thế vận hội 2008 và trên đường trở thành siêu cường. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Anh: ‘Kỷ nguyên vàng’ trong quan hệ với Trung Quốc đã khép lại

Đông Nam Á

* Indonesia: Sự tham dự đầy đủ của các nước tại G20 Bali đã là một “thành tựu”: Ngày 29/11, đài truyền hình địa phương đã phát sóng cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Theo đó, bà đánh giá nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) của nước này diễn ra trong thời điểm kinh tế toàn cầu chật vật phục hồi sau đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine, đe dọa đến chính sự tồn tại của G20.

Theo bà, sự chia rẽ căng thẳng đến mức nhiều người bắt đầu nghi ngờ liệu Hội nghị thượng đỉnh G20 có thể diễn ra hay không, khi có thông tin cho rằng, một số nhà lãnh đạo thế giới sẽ tẩy chay sự kiện nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin dự. Vì thế, Ngoại trưởng Retno Marsudi khẳng định việc hoàn tất Hội nghị thượng đỉnh G20 với đầy đủ các thành viên đã là một “thành tựu” với Indonesia. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Ấn Độ: G20 sẽ tập trung vào lợi ích toàn cầu, thịnh vượng thế giới

Trung Đông-châu Phi

* Saudi Arabia lên kế hoạch tổ chức thượng đỉnh Trung Quốc-Arab: Reuters ngày 30/11 dẫn lời ba nhà ngoại giao Arab cho biết, Saudi Arabia có kế hoạch đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Arab vào ngày 9/12 tới nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới quốc gia này.

Trước đó, ông Tập Cận Bình dự định tới thăm Riyadh vào ngày 7/12. Trong khuôn khổ chuyến thăm, phái đoàn Trung Quốc được cho là sẽ ký kết hàng chục thỏa thuận và biên bản ghi nhớ với các nước vùng Vịnh và các quốc gia Arab khác về năng lượng, an ninh và đầu tư. Hiện văn phòng truyền thông của Saudi Arabia và Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên. (Reuters)

* Iran kêu gọi các lực lượng nước ngoai rút khỏi Trung Đông: Phát biểu họp báo chung với Thủ tướng Iraq Mohammed Al Sudani ở Tehran vào ngày 29/11, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nêu rõ: “Việc rút các binh sĩ nước ngoài là một sự đảm bảo về an ninh cho các quốc gia trong khu vực. Ổn định trong khu vực cần được duy trì bởi chính các quốc gia khu vực. Sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài là vô ích, vì tất cả những điều đó càng làm trầm trọng vấn đề”.

Đồng thời, Tổng thống Iran cho rằng, Iraq đóng một vai trò quan trọng trong an ninh khu vực. Theo ông, Tehran và Baghdad “nên tiếp tục phối hợp hành động để chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố”. Nhà lãnh đạo Iran cũng cho biết, đã thảo luận với Thủ tướng Iraq về hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng, xuất khẩu khí đốt, sản xuất điện cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Về phần mình, Thủ tướng Iraq khẳng định những vấn đề liên quan tới hợp tác chính trị, kinh tế và an ninh đã được giải quyết trong đối thoại. Ông lưu ý, Iraq “không cho phép lãnh thổ bị sử dụng để đe dọa Iran, hay để bất kỳ nhóm, bên nào đe dọa tới an ninh Iran. Để tránh mọi hình thức leo thang, hai nước sẽ hợp tác hành động, vì đối thoại là cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề còn tồn tại”. (TASS)

* Nga: Không có bằng chứng về việc Iran muốn phát triển vũ khí hạt nhân: Trả lời phỏng vấn Sputnik (Nga) ngày 29/11, ông Vladimir Yermakov, Vụ trưởng Vụ Không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga, cho biết hiện không có bằng chứng cho thấy Iran có ý định phát triển vũ khí hạt nhân hay xem xét lại việc tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Nhà ngoại giao này nêu rõ: “Iran đã và vẫn là một bên tham gia vào Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Việc ký kết Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) năm 2015 đã giúp loại bỏ tất cả các nghi vấn mà Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đặt ra cho Tehran vào thời điểm đó. Sau đó, trong vài năm, Iran vẫn là quốc gia được xác minh nhiều nhất trong số các thành viên của cơ quan. Tehran vẫn tuân thủ nghĩa vụ của mình không có sai lệch nào”. (Sputnik)

Giữa muôn trùng lệnh trừng phạt, Nga báo tin vui

Giữa muôn trùng lệnh trừng phạt, Nga báo tin vui

Ngày 29/11, Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin cho biết, nguồn thu ngân sách của nước này trong 9 tháng năm 2022 đã tăng ...

Tình hình Ukraine: Kiev gặp khó ở Donbass và Kharkov, vùng Kursk của Nga bị không kích?

Tình hình Ukraine: Kiev gặp khó ở Donbass và Kharkov, vùng Kursk của Nga bị không kích?

Các công tố viên Ukraine ra lệnh bắt giữ những người từng hợp tác với Nga sau khi các lực lượng của Kiev giành lại ...

Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Cuba có lợi cho quan hệ song phương

Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Cuba có lợi cho quan hệ song phương

Chuyên gia Cuba nhận định chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel tới Trung Quốc có lợi cho sự phát triển ...

Iran tiến thêm một bước tới SCO

Iran tiến thêm một bước tới SCO

Ngày 27/11, Quốc hội Iran đã bỏ phiếu thông qua dự luật cho phép nước này gia nhập SCO, với 205 phiếu thuận, 3 phiếu ...

Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN mở màn ở Indonesia

Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN mở màn ở Indonesia

Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 22-25/11 là một nỗ lực nhằm duy trì ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (29/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc ...
Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động