Tin thế giới 30/3: Khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ‘nóng’ việc Nga bắt phóng viên báo Mỹ

Minh Vương
Ukraine thừa nhận tình hình ở Bakhmut, New Zealand nói về AUKUS, cựu Tổng thống Jair Bolsonaro trở về Brazil…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(03.30) Ông Evan Gershkovic, phóng viên người Mỹ làm việc cho tờ Wall Street Journal, vừa bị Nga bắt giữ vì cáo buộc gián điệp. (Nguồn: Getty Images)
Ông Evan Gershkovic, phóng viên người Mỹ làm việc cho tờ Wall Street Journal, vừa bị Nga bắt giữ vì cáo buộc gián điệp. (Nguồn: Getty Images)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga, IAEA thảo luận ý tưởng lập vùng an toàn cho nhà máy Zaporizhzhia: Phát biểu ngày 30/3, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov cho biết đàm phán giữa Moscow và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về thiết lập khu vực an toàn quanh nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, hiện do lực lượng Nga kiểm soát, đang “tiến triển”. Theo Interfax (Nga), ông Ryabkov cho biết Moscow “liên lạc thường xuyên” với Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi. (Reuters)

* Ukraine thừa nhận quân Nga đạt bước tiến ở Bakhmut: Tối ngày 29/3, các quan chức quân sự Kiev thừa nhận các lực lượng của Moscow đã có một số bước tiến ở thành phố chiến lược Bakhmut. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định các binh sỹ Ukraine vẫn sẽ tiếp tục cầm cự tại đây, trong cuộc đụng độ đã kéo dài nhiều tháng.

Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng nếu các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) rút lui khỏi Bakhmut, đồng minh của Ukraine và những người Ukraine muốn thỏa hiệp với Nga sẽ bắt đầu gây sức ép với ông. (Reuters)

* Ukraine mong muốn được nhận F-16: Ngày 29/3, ông Yuriy Ignat, Cố vấn của Tư lệnh Không quân (AF) Ukraine, cho rằng nước này cần bắt tay vào chuẩn bị để tiếp nhận máy bay chiến đấu F-16 của phương Tây để tấn công các mục tiêu trên không. Theo quan chức này, việc chuyển giao khí tài nêu trên là không hề dễ dàng. Do đó, phía Kiev cần chuẩn bị ngay từ bây giờ, bắt đầu với việc đào tạo phi công và kỹ sư, song son với việc chuẩn bị cơ sở bảo dưỡng và mạng lưới sân bay.

Trước đó, Tổng tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Ukraine, Tướng Valery Zaluzhny đã đề cập đến nhu cầu tiếp nhận các máy bay chiến đấu F-16. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã bác bỏ việc chuyển giao này. (TTXVN)

* Ukraine: Việc Nga làm Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là “trò đùa tồi tệ”: Ngày 30/3, viết trên Twitter, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng việc Nga đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tuần này là “trò đùa tồi tệ”. Ông khẳng định Moscow đã “chiếm đoạt chiếc ghế này”, thực hiện các chiến dịch quân sự, vi phạm luật pháp quốc tế. Ông nhấn mạnh: “Thế giới không thể trở thành nơi an toàn khi Nga giữ ghế HĐBA LHQ”. (AFP)

* EU đề cao vai trò Trung Quốc về vấn đề Ukraine: Ngày 30/3, trong bài phát biểu tại Brussels trước thềm chuyến thăm Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen nêu rõ: “Bất kỳ kế hoạch hòa bình nào có tác dụng củng cố sự chiếm đóng của Nga đều không phải là kế hoạch khả thi. Chúng ta phải thẳng thắn về điểm này... Cách Trung Quốc tiếp tục tương tác với chiến dịch quân sự của (Tổng thống Nga) Putin sẽ là yếu tố quyết định quan hệ EU-Trung Quốc tương lai”. (Reuters)

* Đức thông qua viện trợ 12 tỷ Euro cho Ukraine: Ngày 29/3, Ủy ban Ngân sách Quốc hội Đức đã thông qua viện trợ bổ sung 12 tỷ Euro hỗ trợ quân sự cho Ukraine theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Đức.

Theo kế hoạch, tổng ngân sách trên bao gồm khoản chi khoảng 3,2 tỷ Euro năm 2023 và một khoản uỷ chi cho các năm từ 2024-2032 trị giá khoảng 8,8 tỷ Euro. Bộ Tài chính Đức cho biết phần ngân sách này là cần thiết để hỗ trợ thiết bị quân sự Ukraine, cũng như thay thế khí tài quân sự mà Berlin đã chuyển cho Kiev từ kho dự trữ.

Theo một nguồn tin khác, Quốc hội Đức được cho là đã thông qua kế hoạch của Bộ Quốc phòng về mua 28 pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 để thay thế các vũ khí đã chuyển cho Ukraine từ kho dự trữ của quân đội liên bang trong năm ngoái. Cụ thể Uỷ ban Ngân sách Quốc hội Đức đã phê chuẩn kế hoạch mua ít nhất 10 pháo tự hành trị giá khoảng 180 triệu Euro của nhà sản xuất vũ khí Đức Krauss-Maffei Wegmann (KMW), đồng thời để ngỏ lựa chọn mua thêm 18 chiếc nữa.

Đến nay, Berlin đã cung cấp 14 pháo tự hành cho Kiev và theo kế hoạch ban đầu, sẽ đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc mua sắm thay thế vào mùa Hè này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã phải đẩy nhanh kế hoạch mua sắm do vấp phải sự chỉ trích cho rằng việc mua sắm khí tài quân sự cho quân đội liên bang diễn ra quá chậm chạp. Pháo Panzerhaubitze 2000 là một trong những hệ thống pháo mạnh nhất trong kho của quân đội liên bang Đức, với tầm bắn 30km sử dụng đạn tiêu chuẩn và 100km với đạn hiện đại hơn. (TTXVN)

* Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho Nga và Ukraine: Ngày 30/3, Đài RBC dẫn lời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trả lời phỏng vấn kênh A HaberATV (Thổ Nhĩ Kỳ) nói: “Nếu không có những nỗ lực của chúng tôi trong 2 năm qua, phương Tây đã lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào nỗ lực chống lại Nga. Khi đang nắm quyền ở đây, chúng tôi sẽ không tham gia việc này”. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh Ankara sẵn sàng đóng vai trò trung gian giữa Nga và Ukraine để các cuộc đàm phán cuối cùng đi đến thành công. (APA/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Kiev thừa nhận bước tiến của Nga ở Bakhmut, vẫn khăng khăng muốn F-16 dù bị Mỹ từ chối

Mỹ-Trung

* Mỹ không thể ngăn Trung Quốc phát triển chương trình hạt nhân trong 10-20 năm tới: Phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội, Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nhấn mạnh: “Chúng ta có lẽ sẽ không thể làm gì để ngăn chặn, trì hoan, cản trở, cấm hay phá hủy chương trình hạt nhân của Trung Quốc, vốn đã được định hình cho 10-20 năm tới. Họ sẽ làm theo kế hoạch và có ít biện pháp đối trọng chúng tôi có thể sử dụng để ngăn chặn”.

Ông Milley cũng khẳng định: “Trong điều kiện chiến lược hiện nay, bất kỳ động thái xích lại gần nhau nào trong quan hệ Nga-Trung đều là quan tâm của tôi. Tôi không thể gọi đó là một liên minh thực sự theo nghĩa đen, nhưng chúng tôi nhận thấy họ đang xích lại gần nhau. Nếu có thêm bên thứ ba là Iran, đây sẽ là vấn đề đáng chsu ý trong nhiều năm tới, đặc biệt điều này có liên quan đến Nga”.

Theo ông, dù khả năng quân sự hiện tại cho phép Mỹ có thể chiến đấu ở nhiều nơi khác nhau dưới các điều kiện khác nhau, song “tình thế sẽ rất khó khăn” nếu Washington phải đối đầu Moscow lẫn Bắc Kinh cùng lúc. (FoxNews/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tướng quân đội Mỹ thừa nhận nguy cơ 'bó tay' trước một lĩnh vực của Trung Quốc, nói lần đầu tiên phải đối mặt điều này

Nga-Mỹ

* Nga thông tin về vụ bắt phóng viên tờ Wall Street Journal: Ngày 30/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết các hoạt động của phóng viên tờ Wall Street Journal (Mỹ) Evan Gershkovich, người bị bắt vì nghi ngờ làm gián điệp ở thành phố Yekaterinburg thuộc Urals, “không liên quan đến báo chí”.

Trước đó cùng ngày, các hãng thông tấn Nga dẫn Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết phóng viên Evan Gershkovich, quốc tịch Mỹ, đã bị tạm giữ vì bị “nghi do thám cho lợi ích chính phủ Mỹ” và thu thập thông tin về “một doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga”. (Reuters)

* Wall Street Journal bác cáo buộc về phóng viên do thám Nga: Trong tuyên bố gửi qua email cho Reuters ngày 30/3, tờ Wall Street Journal đã “hoàn toàn bác bỏ cáo buộc của FSB (Cơ quan An ninh Liên bang Nga) và yêu cầu lập tức trả tự do cho phóng viên đáng tin cậy và tận tụy của chúng tôi, Evan Gershkovich". Tờ này khẳng định: “Chúng tôi luôn sát cánh với Evan và gia đình anh ấy”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Một quốc gia đang 'chiếm chỗ' của Nga tại thị trường dầu mỏ châu Âu

Nam Thái Bình Dương

* New Zealand có thể trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS: Ngày 30/3, t trả lời phỏng vấn báo chí, tân Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little cho biết trong tháng này, Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell đã nêu khả năng New Zealand trở thành đối tác phi hạt nhân của thỏa thuận an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS).

Ông nói: “Mỹ chắc chắn rất muốn New Zealand tham gia nhưng đó không phải là quyết định mà tôi có thể tự đưa ra. Trong vài tuần tới, khi chúng tôi đánh giá các vấn đề quốc phòng dài hạn, AUKUS sẽ là một trong số đó”. Quan chức này cũng cho biết quân đội nước này cần được đầu tư nhiều hơn khi Wellington phải đối mặt các thách thức và kỳ vọng lớn hơn từ đồng minh khu vực. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Australia sắp sở hữu hàng trăm tên lửa Tomahawk của Mỹ

Nam Á

* Ấn Độ, Sri Lanka hợp tác xây dựng nhà máy năng lượng Mặt trời: Ngày 30/3, một tài liệu về cuộc họp nội các mới tại được tổ chức trong tuần này tại Ấn Độ cho biết: “Tập đoàn Nhiệt điện Quốc gia Ấn Độ và Hội đồng Điện lực Ceylon đã ký thỏa thuận để cùng thực hiện một dự án năng lượng Mặt trời trong hai giai đoạn.

Trong giai đoạn đầu tiên, hai bên sẽ thực hiện dự án năng lượng Mặt trời công suất 50 MW với tổng vốn đầu tư ước tính 42,5 triệu USD và xây dựng đường dây tải điện 220 KW dài 40 km từ Sampoor đến Kappalthure với chi phí 23,6 USD. Dự kiến, giai đoạn này sẽ được hoàn thành trong hai năm từ 2024 - 2025. Trong giai đoạn hai, một nhà máy sản xuất năng lượng Mặt trời với công suất bổ sung 85 MW dự kiến sẽ được xây dựng với tổng vốn đầu tư là 73 triệu USD”.

Trước đó, Nội các Sri Lanka đã phê chuẩn dự án trên, trong bối cảnh nước này đặt mục tiêu năng lượng tái tạo đáp ứng 70% nhu cầu điện năng vào năm 2030. (TTXVN)

* Trung Quốc tái tục khoản vay 2 tỷ USD cho Pakistan: Một nguồn tin chính phủ Pakistan cho biết việc tái tục khoản vay trị giá 2 tỷ USD của Trung Quốc cho nước này, vốn được đáo hạn ngày 23/3, đang được tiến hành. Với việc Islamabad đang bế tắc trong đàm phán để đảm bảo nguồn tiền cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc tái tục khoản vay là rất quan trọng trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của nước này đang ngày càng eo hẹp và nhu cầu nhập khẩu tăng vọt. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2023: Đoàn kết và hợp tác vì phát triển trong thách thức

Đông Bắc Á

* Trung Quốc phản đối hình thành khối xung đột: Ngày 30/3, phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao tổ chức ở tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc, Thủ tướng nước này Lý Cường nhấn mạnh: “Chúng ta nên tuân thủ Sáng kiến An ninh Toàn cầu (của Trung Quốc),... chống việc lạm dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương và quyền tài phán dài hạn (việc sử dụng luật pháp quốc gia ngoài lãnh thổ). Chúng tôi phản đối sự đối đầu giữa các khối mà bạn phải chọn bên để ủng hộ”. Bắc Kinh kêu gọi giải quyết bất đồng giữa các quốc gia trong hòa bình, vì “đó là điều cần thiết để thúc đẩy các nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định toàn cầu”. (Kyodo/TASS)

* Mỹ đánh giá cao nỗ lực của Hàn Quốc về quan hệ với Nhật Bản: Ngày 30/3, phát biểu tại diễn đàn do Quỹ liên minh Hàn-Mỹ tổ chức, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Philip Goldberg bày tỏ: “Chúng tôi tin rằng các bước Tổng thống Yoon đang thực hiện để thúc đẩy hòa giải giữa Hàn Quốc và Nhật Bản xứng đáng được ghi nhận. Điều đó sẽ giúp tạo bầu không khí tốt hơn cho quan hệ ba bên”.

Theo ông, Washington “hiểu” rằng vấn đề giữa Seoul và Tokyo liên quan đến một “thời kỳ rất đau đớn” trong lịch sử Hàn Quốc. Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ cũng nêu bật tầm quan trọng của sự hợp tác trong tương lai giữa hai nước láng giềng này. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản: Nhất trí bình thường hóa hoàn toàn một hoạt động, Mỹ ca ngợi chương mới

Châu Âu

* Nga bác tin ông Putin thăm Thổ Nhĩ Kỳ: Ngày 30/3, Điện Kremlin thông báo Moscow chưa đưa ra quyết định về việc liệu ông Putin có thăm Ankara trong tháng Tư để dự lễ khánh thành lò phản ứng do công ty năng lượng hạt nhân Nga xây dựng hay không. Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng cho biết khả năng người đồng cấp Nga sẽ đến dự buổi lễ trên ngày 27/4. (Reuters)

* Vua Charles III lo lắng về an ninh châu Âu: Ngày 30/3, phát biểu với các nghị sĩ Đức trong khuôn khổ chuyến thăm Berlin, Vua Charles III nhấn mạnh: “Tai họa chiến tranh đang quay trở lại ở châu Âu. Xung đột tại Ukraine đã gây ra những đau khổ không thể tưởng tượng được cho rất nhiều người dân vô tội... An ninh của châu Âu cũng như các giá trị dân chủ của chúng ta đang bị đe dọa. Tuy nhiên, thế giới không đứng yên... chúng ta có thể có được dũng khí từ sự đoàn kết của minh”. (AFP)

* Thủ tướng Tây Ban Nha: Quan hệ châu Âu-Trung Quốc không cần thiết phải đối đầu: Ngày 30/3, phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ông Pedro Sanchez lưu ý Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) là các thị trường lớn và là thực thể địa chính trị cạnh tranh trong một số lĩnh vực và hợp tác ở lĩnh vực khác. Ông nhấn mạnh: “Có môi trường rộng mở cho hợp tác cùng thắng. Chúng ta phải duy trì là các đối tác kinh tế và hơn thế nữa”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Kiev phàn nàn phương Tây chậm trễ, Đức 'tặng' tin vui lớn

Châu Mỹ

* Cựu Tổng thống Jair Bolsonaro trở về Brazil: Ngày 30/3, chính trị gia này đã trở về Brazil. Theo hình ảnh được phát trên truyền hình, ông Jair Bolsonaro, 68 tuổi, đã đặt chân xuống thủ đô Brasilia trên một chuyến bay thương mại từ Orlando. Khoảng 200 người ủng hộ ông Bolsonaro xuất hiện ở sân bay để đón chào cựu Tổng thống Brazil. Một lượng lớn an ninh được triển khai. Đây là lần đầu tiên chính trị gia này hồi hương sau khi gặp thất bại sau cuộc bầu cử năm ngoái. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Lý do Tổng thống Brazil hoãn chuyến thăm Trung Quốc

Trung Đông-Châu Phi

* Mục đích tập trận chung Nga-Trung-Iran: Phát biểu ngày 30/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi nhấn mạnh, cuộc tập trận hải quân giữa Trung Quốc-Iran-Nga gần đây tại Vịnh Oman hướng tới tăng cường năng lực của hải quân trong việc thực hiện các sứ mệnh đa dạng trên biển. Quan chức này cho biết phía Nga, Trung Quốc và Iran đã cử 12 tàu, các đơn vị đặc nhiệm và lặn tham gia sự kiện diễn ra từ ngày 15-19/3. Theo ông, cuộc tập trận đã góp phần củng cố tình hữu nghị và hợp tác thiết thực giữa ba nước. (Reuters)

* Thủ tướng Bờ Biển Ngà nhấn mạnh hợp tác châu Á, châu Phi: Ngày 30/3, phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, Thủ tướng nước này Patrick Achi cho biết hợp tác giữa châu Á và châu Phi cần được tăng cường vì lợi ích chung của hai bên. Đồng thời, ông cho rằng đã đến lúc châu Phi phải có vị trí xứng đáng trong hệ thống quản trị toàn cầu, cả ở Liên hợp quốc và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). (Reuters)

Ba Lan muốn tìm mọi cách hạn chế, thậm chí chặn ngũ cốc từ Ukraine, lý do là gì?

Ba Lan muốn tìm mọi cách hạn chế, thậm chí chặn ngũ cốc từ Ukraine, lý do là gì?

Ngày 29/3, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để ...

Tình hình Ukraine: Kiev xác nhận chuẩn bị phản công, Moscow nói là nỗ lực cuối; vì sao cùng phản đối đề nghị của Ủy ban Olympic Quốc tế?

Tình hình Ukraine: Kiev xác nhận chuẩn bị phản công, Moscow nói là nỗ lực cuối; vì sao cùng phản đối đề nghị của Ủy ban Olympic Quốc tế?

Ngày 29/3, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết, Kiev đang ...

Ngoại trưởng Iran bắt đầu chuyến thăm Nga

Ngoại trưởng Iran bắt đầu chuyến thăm Nga

Trên ứng dụng Telegram, Bộ Ngoại giao Iran cho biết, Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian đã đến thủ đô Moscow của Nga trong chuyến thăm chính ...

Vấn đề Đài Loan: Lịch sử và thông lệ

Vấn đề Đài Loan: Lịch sử và thông lệ

Ngày 27/3, ông Mã Anh Cửu trở thành cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) đầu tiên tới thăm Trung Quốc đại lục kể từ ...

Đằng sau quyết định của Nga tại Belarus

Đằng sau quyết định của Nga tại Belarus

Việc Nga quyết định đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus không chỉ thể hiện phản ứng gay gắt của Moscow trước áp ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Phát hiện mới, một số loài cá voi có thể sống hơn 100 năm

Phát hiện mới, một số loài cá voi có thể sống hơn 100 năm

Đề tài nghiên cứu quốc tế được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances cho thấy nhiều loài cá voi lớn có khả năng sống thọ hơn 100 ...
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
Indonesia có 'lá chắn' an ninh mới

Indonesia có 'lá chắn' an ninh mới

Cơ quan chống khủng bố quốc gia (BNPT) Indonesia có kế hoạch thành lập Trung tâm chống cực đoan quốc gia tại Tây Jakarta trong năm nay.
Tàu USS Carl Vinson cập cảng Malaysia, cam kết một điều về an ninh khu vực

Tàu USS Carl Vinson cập cảng Malaysia, cam kết một điều về an ninh khu vực

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson đến Malaysia cách đây vài ngày, đánh dấu một điểm dừng quan trọng trong quá trình hoạt động tại Biển Đông.
Hé lộ thông tin về smartphone màn hình gập giá rẻ của Samsung

Hé lộ thông tin về smartphone màn hình gập giá rẻ của Samsung

Samsung được cho là sẽ ra mắt chiếc smartphone màn hình gập giá rẻ Galaxy Z Flip FE ngay trong năm 2025.
GRDP năm 2024 vùng Tây Nguyên đạt 484,58 nghìn tỷ đồng

GRDP năm 2024 vùng Tây Nguyên đạt 484,58 nghìn tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, các chỉ tiêu quan trọng của vùng Tây Nguyên đều tăng so với năm 2023.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Phiên bản di động