Tin thế giới ngày 23/7: 'Bấp bênh' quan hệ Mỹ-Trung, Bóng đá cũng là nạn nhân của cạnh tranh chiến lược, Thông tin về vaccine Covid-19

Quang Đào
TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục nóng lên, Vấn đề Hong Kong (Trung Quốc), Giao tranh Azerbaijan-Armenia và đại dịch Covid-19 là các sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới ngày 22/7: Mỹ-Trung ăn miếng trả miếng. Gửi Bắc Kinh thông điệp cứng rắn, 'Bộ Tứ' tập trận
Tin thế giới ngày 21/7: Trung Quốc tiếp tục căng thẳng với Mỹ và châu Âu. Nga 'phập phồng' theo dõi Mỹ-Ukraine
tin the gioi ngay 207 con dau dau moi cua anh my noi ve ke xam pham binh yen cua the gioi tho nhi ky dua vu khi cuc manh toi libya

Trả đũa Mỹ, Trung Quốc ngắm tới Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô

SCMP dẫn nguồn thạo tin cho biết, Trung Quốc có thể đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Thành Đô để đáp trả việc Mỹ yêu cầu đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.

Giới chuyên gia nhận định, Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô có tầm quan trọng chiến lược do phụ trách khu vực Tây Nam Trung Quốc, bao gồm các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Trùng Khánh và khu tự trị Tây Tạng. Nếu thành hiện thực, việc đóng của TLSQ Mỹ ở Thành Đô sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trước đó, ngày 22/7, trong tuyên bố gửi qua email, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus xác nhận: "Chúng tôi đã yêu cầu đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston, để bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin riêng tư của người Mỹ".

Trung Quốc lên tiếng chỉ trích việc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston là "một hành động leo thang chưa từng có" và cảnh báo Bắc Kinh sẽ đáp trả nếu Mỹ không rút lại quyết định trên.

Ban đầu, theo Reuters, Trung Quốc đã cân nhắc đóng cửa Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Vũ Hán để đáp trả hành động của Mỹ. Thế nhưng, do Mỹ đã sơ tán các nhân viên tại đây trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nên việc đóng cửa TLSQ tại đây sẽ không phải là biện pháp đủ mạnh mẽ. (SCMP)

Mỹ có thể đóng cửa thêm các phái bộ ngoại giao Trung Quốc

Ngày 22/7, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ "có thể" đóng cửa thêm nhiều phái bộ ngoại giao khác của Trung Quốc tại Mỹ "bất cứ lúc nào".

Đề cập tới vụ cháy trong sân của TLSQ Trung Quốc tại Houston, ông Trump nhấn mạnh: “Tôi đoán là họ đốt các tài liệu, đốt giấy tờ và tôi tự hỏi những giấy tờ đó là về cái gì”.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn NY Times ngày 22/7, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell cho biết lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là một trung tâm tình báo của quân đội nước này.

"Quân đội Trung Quốc đã gửi sinh viên cả công khai lẫn âm thầm tới các trường đại học Mỹ để học những thứ có thể thúc đẩy lợi thế chiến tranh của họ", ông Stilwell nói và thêm rằng tất cả hoạt động này được hỗ trợ bởi lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.

Ông Stilwell cũng cáo buộc lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston và các nhà ngoại giao Trung Quốc gần đây tham gia vào các hoạt động đáng ngờ tại sân bay quốc tế Houston, nơi họ đưa công dân Trung Quốc lên các chuyến bay hồi hương giữa đại dịch Covid-19.

Về phần mình, ngày 22/7, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ lên tiếng chỉ trích quyết định đóng cửa Tổng Lãnh sự quán tại Houston, coi đây động thái có thể gây tổn hại quan hệ song phương. Trung Quốc kêu gọi phía Mỹ lập tức rút lại quyết định này.

Về phía lãnh sự quán Trung Quốc tại Houton, ông Cai Wei - Tổng lãnh sự tỏ ra ngạc nhiên và cho biết chưa từng nghĩ sẽ bị đối xử như vậy. Ông không phản bác chuyện đốt tài liệu, nói rằng các khu phức hợp ngoại giao của nhiều nước khác cũng thường đốt tài liệu nội bộ của họ trước khi rời đi.

Về các cáo buộc hoạt động đáng ngờ, Tổng lãnh sự Cai cho biết ông và nhân viên của mình chỉ đơn giản là hộ tống một số sinh viên Trung Quốc lên một chuyến bay được thuê trọn chuyến. Ông Cai nói đã cho các sinh viên khẩu trang và hướng dẫn họ cách ly khi đến Trung Quốc (Reuters/NY Times)

Mỹ nghi ngờ nhà khoa học Trung Quốc trốn trong Lãnh sự quán ở San Francisco

Ngày 23/7, CNN đưa tin, các công tố viên Mỹ thông báo họ đang tìm kiếm một nhà khoa học bị cáo buộc gian lận visa, người mà họ cho rằng đã trốn trong Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.

Các công tố viên cáo buộc Tang Juan, một nhà nghiên cứu về sinh học đã nói dối rằng cô không có liên hệ với quân đội Trung Quốc để nhập cảnh vào Mỹ và tránh bị bắt bằng cách trốn trong cơ quan ngoại giao này.

Theo hồ sơ tòa án, cô Tang bị buộc tội ngày 26/6 về việc gian lận visa. Các công tố viên cho biết, Tang đã che giấu mối liên hệ của cô với quân đội Trung Quốc trong đơn xin cấp thị thực song các điều tra viên đã "phát hiện ra những bức ảnh cô mặc quân phục của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)" và việc cô từng là nhà nghiên cứu của Đại học Quân Y thứ 4 (FMMU) (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Washington kêu gọi New Delhi giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh, Ấn Độ-Trung Quốc đạt thỏa thuận mới
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ ‘ngây thơ’ khi quan sát lợi ích của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực

Đức lên kế hoạch đáp trả luật an ninh quốc gia của Trung Quốc

Ngày 22/7, phát biểu trong chuyến thăm Anh, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố trong trường hợp cần thiết, Berlin sẽ đáp trả luật an ninh quốc gia vừa được Trung Quốc áp đặt tại Hong Kong mà không phụ thuộc vào các thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU).

Ông Maas nhấn mạnh, Đức muốn có được sự đồng thuận từ nhiều nước châu Âu về cách thức đáp trả Trung Quốc và Berlin chắc chắn sẽ thực hiện những đề xuất đã trao đổi trước đó với Paris. (Reuters)

Anh thông báo chính sách nhập cư cho người Hong Kong

Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel thông báo, người dân Hong Kong có thị thực công dân hải ngoại của Anh sẽ có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch Anh, bắt đầu từ tháng 1/2021. Quyết định này của London có thể cho phép gần 3 triệu cư dân Hong Kong định cư ở Anh - động thái diễn ra sau khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia mới đối với Hong Kong - thuộc địa trước đây của Anh.

Phản ứng với động thái này, Đại sứ quán Trung Quốc tại London cho rằng, chính sách này của Anh là sự vi phạm luật pháp quốc tế và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh, Anh đưa ra quyết định trên bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh và Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu London không rút lại quyết định.

Cơ quan ngoại giao Trung Quốc này cho rằng, động thái của Anh "vi phạm nghiêm trọng các cam kết của chính Anh, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế cũng như các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế". (Reuters)

Bạn có thể quan tâm:

TIN LIÊN QUAN
Vấn đề Hong Kong: Trung Quốc 'lớn tiếng' nói Anh sẽ 'lãnh hậu quả', Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nhất?
Anh tiến thêm 1 bước trong vấn đề Hong Kong, Trung Quốc nói ngay về 'Chiến tranh Lạnh mới'

Trung Quốc ngừng phát sóng giải Ngoại hạng Anh

Giữa lúc xích mích với Anh xung quanh vấn đề Huawei và vấn đề Hong Kong (Trung Quốc), Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) đã chính thức ngừng phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh (Premier League).

Theo đó, tối ngày 22/7, trận đấu giữa Liverpool và Chelsea đã không được chiếu trên sóng CCTV theo kế hoạch. Ngoài ra, các trận đấu của vòng cuối Premier League cũng không nằm trong lịch phát sóng của CCTV.

Năm ngoái, CCTV dừng đưa tin về giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) sau khi một quan chức giải có tuyên bố ủng hộ những người biểu tình Hong Kong. (Bloomberg)

TIN LIÊN QUAN
Quan chức Anh 'nóng mặt': London - cái tên đẹp - không phải là nơi để Nga rửa tiền
Vấn đề Hong Kong: Trung Quốc 'lớn tiếng' nói Anh sẽ 'lãnh hậu quả', Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nhất?

Liên hợp quốc hối thúc Azerbaijan và Armenia hòa đàm

Ngày 22/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi Azerbaijan và Armenia có hành động giảm căng thẳng "hoàn toàn và ngay lập tức", nhanh chóng quay lại đối thoại sau các vụ đụng độ gần đây trên tuyến biên giới giữa hai quốc gia từng thuộc Liên Xô trước đây này.

Theo người phát ngôn của LHQ, ông Guterres đã đưa ra lời kêu gọi trên trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Trong các cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo LHQ đã bày tỏ quan ngại trước những diễn biến căng thẳng tại khu vực biên giới chung, đồng thời yêu cầu hai nước kiềm chế những hành động và tuyên bố mang tính khiêu khích.

Ông Guterres bày tỏ ủng hộ các nỗ lực của Tổ chức Hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE) nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước trên. Ông hy vọng lãnh đạo Azerbaijan và Armenia tiếp tục hợp tác hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột lâu dài liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Giao tranh bùng phát trở lại trên biên giới Armenia-Azerbaijan sau một ngày tạm yên ắng
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Baku khẳng định không có ý định tiến hành chiến dịch quân sự

Nghiên cứu vaccine Covid-19 có nhiều kết quả tích cực

Giám đốc chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan ngày 22/7 cho biết, giới nghiên cứu quốc tế đang đạt được những bước tiến đầy khích lệ trong việc nghiên cứu bào chế vaccine phòng Covid-19 với một số ít người được thử nghiệm ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, phải tới đầu năm 2021 mới có thể xác định được khi nào những liều vaccine đầu tiên được chính thức đưa vào sử dụng.

Ông cho biết, các nhà nghiên cứu đã đạt được kết quả đầy hứa hẹn khi một số mẫu vaccine hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3 và không có mẫu nào thất bại. Những kết quả này sẽ là tiền đề tích cực hướng tơi vaccine phòng Covid-19 được sản xuất hàng loạt và tiêm chủng đại trà cho người dân vào năm 2021.

Theo ông Ryan, WHO đang nỗ lực để để đảm bảo việc phân bổ vaccine được thực hiện công bằng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thực tế là trong khi chờ đợi có được một loại vaccine hiệu quả đối với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, số bệnh nhân trên toàn thế giới không ngừng gia tăng.

Cùng ngày, hai tập đoàn sản xuất dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ và BioNTech của Đức cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ chi 1,95 tỷ USD để mua 100 triệu liều vaccine phòng Covid-19 do hai tập đoàn bào chế nếu sản phẩm chứng tỏ độ an toàn và hữu hiệu.

Tính đến ngày 15/7, WHO đã có 23 vaccine tiến hành thử nghiệm trên cơ thể con người và khoảng 140 sản phẩm khác đưa vào phát triển tiền lâm sàng. Trên quy mô toàn cầu, trong số 19 loại vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng nhất, mới chỉ có 2 loại vaccine, gồm vaccine của công ty công nghệ Sinopharm của Trung Quốc và vaccine của công ty AstraZeneca và trường Đại học Oxford, đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Một loại vaccine khác do công ty Công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc phát triển dự kiến sẽ là vaccine thứ ba kết thúc việc thử nghiệm giai đoạn ba vào cuối tháng này. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Dịch Covid-19 tác động tới hoạt động xây dựng và duy trì hoà bình tại các nước bị ảnh hưởng bởi xung đột
Covid-19 làm trầm trọng cuộc khủng hoảng chăm sóc trẻ em, nới rộng bất bình đẳng giới trong thu nhập
Giá vàng liên tục lập 'đỉnh' mới, nên mua vào hay bán ra?

Giá vàng liên tục lập 'đỉnh' mới, nên mua vào hay bán ra?

TGVN. Sáng 23/7, giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, hiện giao dịch ở mức 52,38-53,38 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).

EU vất vả tìm đồng thuận ngân sách: Đâu chỉ là 'bớt một, thêm hai'?

EU vất vả tìm đồng thuận ngân sách: Đâu chỉ là 'bớt một, thêm hai'?

TGVN. Sau một trong những thượng đỉnh kéo dài nhất lịch sử, ngày 20/7, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đồng thuận về ngân sách ...

Giữa lúc Washington thể hiện quan điểm cứng rắn về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói ‘có kế hoạch’ thăm Trung Quốc

Giữa lúc Washington thể hiện quan điểm cứng rắn về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói ‘có kế hoạch’ thăm Trung Quốc

TGVN. Ngày 21/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho hay, ông có kế hoạch thăm Trung Quốc trong năm nay.

Quang Đào

Đọc thêm

Canada: Thủ tướng Justin Trudeau từ chức lãnh đạo đảng trước sức ép

Canada: Thủ tướng Justin Trudeau từ chức lãnh đạo đảng trước sức ép

Thủ tướng Trudeau khẳng định, Canada cần có một sự lựa chọn thực sự trong cuộc bầu cử tiếp theo và bản thân ông không thể là lựa chọn tốt ...
Diễn viên Dương Cẩm Lynh đẹp nền nã trong các thiết kế áo dài

Diễn viên Dương Cẩm Lynh đẹp nền nã trong các thiết kế áo dài

Dương Cẩm Lynh, với vẻ đẹp dịu dàng và phong cách thời trang tinh tế, luôn biết cách làm mới hình ảnh của mình.
Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Paraguay

Venezuela phản đối việc Tổng thống Paraguay Santiago Pena công khai ủng hộ ứng cử viên đối lập Edmundo Gonzalez Urrutia.
Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Giá cà phê thế giới sẽ 'sôi động' hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm đang chiếm ưu thế?

Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Giá cà phê thế giới sẽ 'sôi động' hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm đang chiếm ưu thế?

Giá cà phê hôm nay 7/1/2025: Thị trường cà phê thế giới sẽ sôi động hơn, quỹ ETF đang chi phối các sàn, đà giảm giá đang chiếm ưu thế?
Điểm tin thế giới sáng 7/1: Tỷ phú Musk chê Thủ tướng Anh 'đáng khinh', Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Namibia, đồng AUD giảm sâu

Điểm tin thế giới sáng 7/1: Tỷ phú Musk chê Thủ tướng Anh 'đáng khinh', Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Namibia, đồng AUD giảm sâu

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/1.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse

Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân Togo Robert Dusse bắt đầu chuyến thăm Việt Nam, theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Phiên bản di động