Trong thế giới bất an, cần một Việt Nam bản lĩnh

Từ đầu năm đến nay, thế giới chứng kiến khoảng thời gian bất ổn hơn bao giờ hết và đang ở giai đoạn khủng hoảng về sự ổn định, hội nhập, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Trước thực tế đó, Việt Nam cần chủ động, tích cực bảo vệ lợi ích quốc gia và khẳng định mình trên trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh Canada chưa thể giải quyết khủng hoảng tiền lương
trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh Kinh tế Pháp vẫn lún sâu trong khủng hoảng

Khủng hoảng toàn diện

Biểu hiện đầu tiên của khủng hoảng là các vụ khủng bố liên tiếp ở Paris, Nice (Pháp), Brussels (Bỉ), Munich (Đức)… ngay trong lòng châu Âu, những nơi tưởng chừng như không bao giờ có những hành động như vậy xảy ra. Thực tế này làm cho thế giới lo ngại về nền hòa bình đã in dấu ở châu Âu từ năm 1945 đến nay.

Chủ nghĩa khủng bố là một trong những vấn đề rất hệ trọng và có diễn biến khó lường, ảnh hưởng tới an ninh toàn cầu. Nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ sự điều hành, tranh giành quyền lực của một số quốc gia, đặc biệt tại khu vực Trung Đông. Nội chiến Syria đã tạo ra điểm nóng. Hai chiến tuyến có sự giằng co ác liệt. Một bên ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad và một bên chống lại. Mảnh đất Trung Đông này là nơi các nước lớn như Nga và Mỹ thể hiện ảnh hưởng của mình, kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia khác. Nhà nước Hồi giáo tự xưng  (IS) quay trở lại, trả thù hoặc tạo ra bất ổn ngay trong lòng các nước có dính líu vào cuộc chiến.

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh
Khủng bố đang trở thành mối đe dọa toàn cầu.

Biểu hiện thứ hai là việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) làm cho cục diện thế giới thay đổi. Sự kiện này không đơn giản là chuyện một nước muốn rời khỏi tổ chức khu vực mà mình tham gia. Nó còn thể hiện xu hướng của chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy. Việc xây dựng mô hình hội nhập khu vực, mô hình siêu quốc gia phải trải qua một giai đoạn thử thách lớn, rơi vào trạng thái mông lung và khó có thể hài hòa.

Biểu hiện thứ ba là nạn đói nghèo, bệnh tật… tràn lan. Thực tế này dấy lên câu hỏi về sự thất bại của một nền quản trị tốt cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Để có một nền quản trị tốt cần sự minh bạch, dân chủ hóa và tinh thần trách nhiệm cũng như sự phối, kết hợp trong xử lý vấn đề. Tuy nhiên, đây dường như trở thành điểm yếu của hầu hết các quốc gia.

Những thay đổi trong lòng nước Mỹ, nhất là cuộc tranh cử Tổng thống thứ 45 cũng đang có những tác động lớn tới các vấn đề quốc tế. Chưa bao giờ người Mỹ lại thể hiện sự thiếu niềm tin vào các ứng viên Tổng thống như lần này. Cả hai ứng cử viên Tổng thống là bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa đều có những điểm đặc biệt. Ông Trump giàu kinh nghiệm trên thương trường nhưng thiếu kinh nghiệm chính trường. Ngược lại, bà Clinton, là một phụ nữ có tiếng trên chính trường song cũng có nhiều hạn chế về kinh nghiệm điều  hành kinh tế.

Thời điểm hiện tại, Mỹ tập trung cho bầu cử nên sự quan tâm đến các vấn đề bên ngoài có phần giảm sút. Số phận của chính sách xoay trục (pivot) của Mỹ sang châu Á sẽ phụ thuộc nhiều vào ứng viên nào giành được vị trí Tổng thống trong tháng 11 tới. Nếu bà Hillary Clinton đắc cử, chính sách xoay trục sẽ được thúc đẩy nhiều hơn vì bà có ảnh hưởng tới chính sách này. Bản thân bà đã có bài viết về kỷ nguyên Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của Thái Bình Dương và vai trò của Mỹ ở khu vực. Nếu ông Trump đắc cử, chính sách xoay trục sẽ không được chú trọng nhiều bởi lẽ ông là người đại diện cho quan điểm bảo thủ, trọng thương, đề cao vị thế của nước Mỹ và cho rằng các nước đồng minh phải san sẻ gánh nặng với nước Mỹ.

Nỗ lực kiến tạo hòa bình ở Biển Đông

Biểu hiện thứ tư chính là vấn đề ở khu vực châu Á, cụ thể là cuộc cạnh tranh vị thế và ảnh hưởng giữa các nước lớn như Trung Quốc và Nhật Bản để xác định xem ai sẽ dẫn dắt quá trình hội nhập khu vực. Phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 liên quan tới vụ Philippines kiện Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông rõ ràng đã tác động tới vị thế của các quốc gia. Thái độ và hành động từ chối chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài đã khiến hình ảnh quốc gia của Trung Quốc bị xấu đi trong mắt cộng đồng quốc tế. Điều này có thể sẽ củng cố vị thế của Nhật Bản và một số quốc gia khác trong khu vực.

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh
Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện chiều ngày 12/7. (Nguồn: Rappler)

Có thể khẳng định rằng, Phán quyết trên đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam và ảnh hưởng tới Việt Nam một cách tích cực. Chủ trương của chúng ta là giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, ngoại giao và pháp lý. Tất cả các biện pháp đó đang được thực hiện và gặt hái được thành quả. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng học tập được một số kinh nghiệm từ vụ kiện và sẵn sàng trước những tình huống có thể xảy ra, kể cả sử dụng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc khác với quan hệ của Manila với Bắc Kinh. Hướng tích cực là phán quyết của Tòa Trọng tài được đại đa số các bên tôn trọng, chấp nhận và thực thi.

Chung sức gìn giữ đoàn kết ASEAN

Bức tranh thế giới và khu vực phức tạp tạo ra nhiều thách thức với Việt Nam. Trước hết là việc giữ được một khối ASEAN đoàn kết. Vấn đề của ASEAN chính là sự đồng thuận. Đây là điểm yếu nhất của Hiệp hội. Kể từ khi thành lập đến nay, ASEAN đã trải qua chặng đường hơn 49 năm với nhiều thời điểm sóng gió. Trong những năm đầu thành lập, đó là mâu thuẫn giữa Malaysia và Indonesia, Philippines và Indonesia, nhưng ASEAN đều vượt qua được.

Gần đây, những thách thức tiềm tàng và hiển hiện đang đe dọa tính ổn định và thống nhất của ASEAN. Một trong những thách thức này là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc hiểu rằng các nước ASEAN bao gồm những nước vừa và nhỏ, có nền kinh tế kém phát triển và rất cần nguồn lực. Trung Quốc đã tìm mọi cách để tạo ảnh hưởng đối với các nước ASEAN bằng cách cung cấp nguồn vốn, tạo ra mối quan hệ đặc biệt thân thiện với một số nước, qua đó, tạo ra ảnh hưởng theo cách “chia để trị”. Kết quả như chúng ta đã thấy, năm 2012, ASEAN đã không đạt được tuyên bố chung chỉ vì Campuchia không muốn đưa vào văn kiện đó những nhận định, đánh giá về tình hình Biển Đông.

Bài học của EU cho thấy rằng lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực phải được hài hòa. Các nước thành viên không những bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, nhưng cũng phải chú ý tới nghĩa vụ và trách nhiệm với các tổ chức khu vực mà mình tham gia nhằm đảm bảo sự thống nhất và đoàn kết. Việt Nam và các thành viên Hiệp hội phải nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN thông qua hai dự án lớn của Hiệp hội là kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong cộng đồng.

Đối tác và đối tượng

Ngoài ra, việc cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cũng là một thách thức đối với Việt Nam. Trung Quốc là nước láng giềng có quan hệ Đối tác chiến lược và Mỹ là cường quốc toàn cầu có quan hệ Đối tác toàn diện.

Về vấn đề này, có hai nghị quyết quan trọng nhất đối với đất nước ta từ khi đổi mới và vẫn có giá trị cho tới ngày nay. Thứ nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) năm 2003 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo đó nhấn mạnh tới đối tác và đối tượng, lưu ý đến tính biện chứng của vấn đề là trong đối tác có những mặt phải đấu tranh và trong đối tượng vẫn có những mặt phải hợp tác. Chúng ta cần luôn nhớ rằng: “Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Thứ hai là Nghị quyết 13 năm 1988 của Bộ Chính trị về chuyển hướng chiến lược nhấn mạnh: Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh và một nền ngoại giao rộng mở thì ta có thể đảm bảo được an ninh, độc lập và chủ quyền.

Có thể nói, những thách thức trên cũng đồng thời là cơ hội để Việt Nam nắm bắt, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa và hội nhập. So với các khu vực khác như Trung Đông, Bắc Phi… châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực tương đối ổn định, tập trung những nền kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, vì vậy, Việt Nam có điều kiện để thể hiện sự chủ động, tích cực cũng như vị thế của mình.

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh Khi trẻ em trở thành công cụ đánh bom liều chết

IS và nhiều nhóm cực đoan khác đã liên tục dùng trẻ em như vũ khí. Chúng đẩy những đứa trẻ ra chiến trường với ...

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh EU tái khẳng định các yêu cầu về miễn thị thực cho Thổ Nhĩ Kỳ

Công dân Thổ Nhĩ Kỳ được miễn thị thực vào các nước Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 10 tới chỉ khi nước này ...

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh Đối tượng đánh bom tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ 12-14 tuổi

Ngày 21/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, kẻ đánh bom liều chết nhằm vào một đám cưới ở thành phố Gaziantep, ...

PGS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đọc thêm

Nhận định trận đấu Crystal Palace vs Chelsea: The Blues trở lại đường đua

Nhận định trận đấu Crystal Palace vs Chelsea: The Blues trở lại đường đua

Nhận định trận đấu Crystal Palace vs Chelsea tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 4/1.
Dongfeng chốt lịch giới thiệu 4 mẫu xe mới tại thị trường Việt Nam

Dongfeng chốt lịch giới thiệu 4 mẫu xe mới tại thị trường Việt Nam

Hãng xe Trung Quốc Dongfeng đã chính thức chốt lịch ra mắt 4 mẫu xe mới tại thị trường Việt Nam vào ngày 10/1 tới đây.
Xuân Son tiết lộ hai đồng đội ăn ý ở tuyển Việt Nam

Xuân Son tiết lộ hai đồng đội ăn ý ở tuyển Việt Nam

Sau trận lượt đi chung kết ASEAN Cup 2024 với tuyển Thái Lan, tiền đạo Xuân Son tiết lộ hai cầu thủ ăn ý nhất ở đội tuyển Việt Nam.
Nguyên nhân máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập sau 10 phút cất cánh

Nguyên nhân máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập sau 10 phút cất cánh

Chiếc máy bay Airbus A321 của hãng Ural Airlines chở 236 hành khách đang trên đường từ sân bay Sharm El-Sheikh đến thành phố Yekaterinburg của Nga.
Có Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam có ‘son’ trong trận lượt về gặp Thái Lan?

Có Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam có ‘son’ trong trận lượt về gặp Thái Lan?

Với cú đúp bàn thắng ở trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã tạo nên những cột mốc mới trong màu áo tuyển ...
Đẩy mạnh chuyển đổi số, 85% hồ sơ thủ tục hành chính của Bình Dương được thực hiện trực tuyến

Đẩy mạnh chuyển đổi số, 85% hồ sơ thủ tục hành chính của Bình Dương được thực hiện trực tuyến

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Bình Dương ghi nhận tổng số hồ sơ phát sinh là 859.606, trong đó 85% được thực hiện trực ...
Nguyên nhân máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập sau 10 phút cất cánh

Nguyên nhân máy bay chở khách Nga hạ cánh khẩn cấp tại Ai Cập sau 10 phút cất cánh

Chiếc máy bay Airbus A321 của hãng Ural Airlines chở 236 hành khách đang trên đường từ sân bay Sharm El-Sheikh đến thành phố Yekaterinburg của Nga.
Hamas và Israel giảm nhẹ điều kiện đàm phán, nhất trí lệnh ngừng bắn 40 ngày tại Gaza

Hamas và Israel giảm nhẹ điều kiện đàm phán, nhất trí lệnh ngừng bắn 40 ngày tại Gaza

Vòng đàm phán gián tiếp mới về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza được nối lại, Hamas sẵn sàng đạt được một thỏa thuận với Israel càng sớm càng tốt.
Đức nói đã đến lúc Nga từ bỏ các căn cứ quân sự ở Syria, Moscow đáp lời bằng câu hỏi khó

Đức nói đã đến lúc Nga từ bỏ các căn cứ quân sự ở Syria, Moscow đáp lời bằng câu hỏi khó

Bộ Ngoại giao Nga nói Đức cần quan tâm về tương lai của các căn cứ Mỹ ở Đức chứ không nên lên tiếng về các căn cứ Nga ở Syria.
Ông Mike Johnson được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Tổng thống đắc cử Trump lập tức bày tỏ hài lòng

Ông Mike Johnson được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Tổng thống đắc cử Trump lập tức bày tỏ hài lòng

Hạ nghị sĩ Mike Johnson thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Louisiana, đã được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ khóa 119.
Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ chi khoảng 17,5 tỷ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong năm 2025.
Tin thế giới ngày 3/1: Ukraine bỏ tù công dân chỉ điểm cho Nga, Pháp dự báo NATO tan rã trong 5 năm tới, Tòa án Mỹ xét xử trùm tiền ảo

Tin thế giới ngày 3/1: Ukraine bỏ tù công dân chỉ điểm cho Nga, Pháp dự báo NATO tan rã trong 5 năm tới, Tòa án Mỹ xét xử trùm tiền ảo

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động