Trung Quốc-châu Phi: Khi hai bên vẫn cần nhau

Thục Phương
TGVN. Những khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào châu Phi đã khiến Trung Quốc nắm giữ một vai trò quan trọng ở châu Phi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào châu Phi, hay còn gọi là ‘ngoại giao bẫy nợ’, đã khiến Trung Quốc nắm giữ một vai trò quan trọng ở châu Phi. (Nguồn: Business Tech Africa)
Những khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào châu Phi đã khiến Trung Quốc nắm giữ một vai trò quan trọng ở châu Phi. (Nguồn: Business Tech Africa)

Theo Đại học Johns Hopkins của Mỹ, 20 năm qua, Trung Quốc đã cho các quốc gia và công ty châu Phi vay khoảng 150 tỷ USD. Các khoản cho vay đã có động lực sau kế hoạch đầu tư ào ạt vào cơ sở hạ tầng ở nước ngoài của Trung Quốc đưa ra vào năm 2013 theo dự án Con đường tơ lụa mới.

Sau đó, các khoản vay được cho là đã bắt đầu chậm lại cách đây 3 năm khi giá cả hàng hóa giảm và tiếp tục giảm trong thời gian đại dịch Covid-19. James Barnett, nhà nghiên cứu tại Viện Hudson ở Washington, cho biết mặc dù các khoản vay không tăng nhanh nữa nhưng nhiều nước đã vay “nhiều đến mức thành vấn đề”.

Sự đầu tư ào ạt

Các số liệu dựa trên hồ sơ tổng hợp từ tổ chức Jubilee Debt của Anh, theo đó, Trung Quốc chiếm từ 18 đến 24% các khoản tín dụng cho châu Phi trong giai đoạn 2006-2017, ngang bằng với tổng mức cho vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ở mức 20%.

Theo Harvard Business Review, năm cao điểm nhất 2016, Trung Quốc chiếm gần nửa tổng số các khoản vay mà các nước châu Phi tiếp nhận. Con số này thậm chí có thể cao hơn, vì có tới 50% các khoản cho vay của Trung Quốc dành cho các nước đang phát triển không được báo cáo.

Zambia đã tạm ngừng thanh toán các khoản vay của mình trong hai tuần, trong khi Kenya ngày 23/11 đã yêu cầu IMF hỗ trợ. Angola và Ethiopia cùng các nước khác gặp khó khăn với các khoản vay, trong đó Trung Quốc nắm giữ một phần lớn.

Ông James Barnett nhận định, châu Phi nợ Trung Quốc ban đầu không phải do Trung Quốc cho vay mạnh tay, mà là do châu Phi gặp khó khăn trong việc vay vốn quốc tế mà nguyên nhân là do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) không ưu tiên châu Phi như cách Trung Quốc làm.

"Bạn có thể nói về ngoại giao bẫy nợ nhưng không sẵn sàng đặt tiền lên bàn. Nó đẩy châu Phi thậm chí gần hơn với Trung Quốc", ông James Barnett nhấn mạnh.

Những lợi thế cho “chủ nợ”

Các khoản vay lớn của Trung Quốc đã giúp những gã khổng lồ như Huawei và ZTE có vị trí thống trị ở châu Phi.

Với việc nâng cấp mạng di động của châu Phi lên 5G, ZTE đang dẫn đầu với mức giá rất cạnh tranh. Có một mối lo ngại có thể xảy ra là các mạng này sẽ mở cửa hậu, những con ngựa thành Troy, cho Trung Quốc.

Ông Barnett chỉ rõ, Luật An ninh mạng của Trung Quốc từ năm 2017 buộc các công ty phải tiết lộ thông tin. Có những đồn đoán nghi ngờ rằng Huawei đã giúp chính phủ Uganda do thám phe đối lập chính trị.

Trung Quốc cũng đã xây dựng một căn cứ quân sự ở Djibouti, một quốc gia nhỏ trên Biển Đỏ có hơn 2/3 các khoản vay là của Trung Quốc.

Theo ông James Barnett, Bắc Kinh muốn bảo vệ lợi ích của mình ở châu Phi bởi có ít nhất 2 triệu người Trung Quốc sống trên lục địa này. Tuy nhiên, các khoản đầu tư có thể khiến Bắc Kinh càng dễ bị nghi hoặc hơn.

Các khoản vay lớn của Trung Quốc đã giúp những gã khổng lồ như Huawei và ZTE có vị trí thống trị ở châu Phi. (Nguồn: The Wall Street Journal)
Các khoản vay lớn của Trung Quốc đã giúp những gã khổng lồ như Huawei và ZTE có vị trí thống trị ở châu Phi. (Nguồn: The Wall Street Journal)

Cạnh tranh với EU và Mỹ

Trong khi đó, EU và Mỹ muốn làm chậm lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Phi. Ông James Barnett cho biết: "Chính quyền Tổng thống Trump đã nói về việc hỗ trợ hàng tỷ USD để ngăn chặn bước tiến của Huawei và ZTE ở các nước đang phát triển. Mỹ không có công ty mạng riêng nhưng đang cố gắng kêu gọi các nước châu Phi chuyển sang Ericsson và Nokia".

Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chân có một khởi đầu thuận lợi trong lĩnh vực này. Ước tính, Bắc Kinh đã bán được 65% tổng số điện thoại di động ở châu Phi, trong khi Huawei thống trị cả mạng di động và băng thông rộng di động.

Nếu các công ty phương Tây muốn vào châu Phi, họ phải chuẩn bị làm việc lâu dài. Vẫn theo ông James Barnett, châu Phi là một trong những nền kinh tế đang phát triển nhanh trên thế giới.

Về mặt nhân khẩu học, châu lục này ước tính sẽ có 2 tỷ dân vào năm 2050. Đó là một dân số trẻ với nhu cầu ngày càng tăng của mạng lưới và bí quyết công nghệ.

Chuyên gia về châu Phi Peter Stein lý giải cho đối tác thương mại song phương lớn nhất châu Phi của Trung Quốc rằng: "Phần lớn có lẽ là do loại hàng hóa và dịch vụ mà Trung Quốc chào mời đáp ứng tốt hơn, nhất là về giá cả so với chào mời của châu Âu và Mỹ."

Trên phương diện lợi ích, ông Peter Stein phân tích: "Tất nhiên, Trung Quốc có thể thực hiện hành vi tống tiền chính trị sau khi xây dựng cảng và sân bay nhưng tôi không thấy họ đã làm như vậy. Các khoản vay làm cho một số quốc gia bị tổn thương nhưng khi họ gặp vấn đề, Trung Quốc đã nới hạn dài hơn và tự do phân bổ".

Ông Peter Stein tin rằng Trung Quốc cũng đang tìm kiếm một đồng minh chính trị trong quan hệ quốc tế, khi quan hệ với các nước láng giềng ngày càng trở nên phức tạp. Châu Phi có 54 thành viên trong Liên hợp quốc (LHQ) và ba thành viên trong Hội đồng Bảo an LHQ. Trung Quốc cũng đã thuyết phục tất cả các nước châu Phi ngoại trừ vương quốc nhỏ Eswatini ở miền nam châu Phi chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Học giả Trung Quốc: 3 thách thức và 3 cơ hội trong quan hệ Trung-Nhật

Học giả Trung Quốc: 3 thách thức và 3 cơ hội trong quan hệ Trung-Nhật

TGVN. Mặc dù quan hệ Trung-Nhật vẫn tồn tại một số thách thức nhưng đồng thời vẫn có cơ hội hợp tác trên một số ...

‘Ngoại giao vaccine Covid-19’: Chiến lược mới giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng

‘Ngoại giao vaccine Covid-19’: Chiến lược mới giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng

TGVN. Trung Quốc đang đẩy mạnh 'ngoại giao vaccine Covid-19' như một chiến lược mới để khôi phục hình ảnh và tăng cường ảnh hưởng ...

Trung Quốc ở đâu trong cuộc chạy đua sản xuất vaccine Covid-19?

Trung Quốc ở đâu trong cuộc chạy đua sản xuất vaccine Covid-19?

TGVN. Các loại vaccine Covid-19 của Trung Quốc đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng sau khi các loại vaccine của phương Tây ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào.
Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Khả năng của Nga trong việc đáp trả phương Tây tịch thu tài sản đóng băng đã bị xói mòn do đầu tư nước ngoài ngày càng giảm.
Hướng dẫn cách đổi tên Facebook đơn giản, nhanh chóng nhất

Hướng dẫn cách đổi tên Facebook đơn giản, nhanh chóng nhất

Sau một thời gian sử dụng, bạn muốn đổi tên Facebook cá nhân nhưng chưa biết phải làm sao. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách đổi tên ...
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động