Vì một Quốc hội ở tầm cao mới (Bài 2):

TS. Nguyễn Sĩ Dũng bàn về dân chủ và chế độ trách nhiệm trước cử tri của đại biểu Quốc hội

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Dân chủ không nằm ở những quyền năng to lớn của các vị đại biểu Quốc hội, mà nằm ở chế độ trách nhiệm của các vị này trước cử tri.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS. Nguyễn Sĩ Dũng bàn về dân chủ và chế độ trách nhiệm trước cử tri của Đại biểu Quốc hội
TS. Nguyễn Sĩ Dũng nêu quan điểm, các vị đại biểu Quốc hội đã ứng cử ở đâu thì phải tái cử ở đó để cách thức áp đặt chế độ trách nhiệm phát huy tác dụng.

Khác với chế độ trách nhiệm pháp lý, chế độ trách nhiệm trước cử tri là chế độ trách nhiệm chính trị. Cử tri không phạt tiền và không bỏ tù ai cả. Nhưng cử tri có thể áp đặt chế độ trách nhiệm bằng 2 cách:

Thứ nhất, cử tri có thể nhận xét và phê phán. Một phát biểu dở có thể bị cử tri chê bai. Một kiến nghị chịu ảnh hưởng nặng nề của lợi ích nhóm có thể bị cử tri bài xích.

Sự phê phán của cử tri có thể làm mất uy tín và hủy hoại hình ảnh trước công chúng của bất kỳ vị đại biểu Quốc hội nào. Nếu vị đại biểu đó không nhanh chóng tìm cách lấy lại uy tín thì khả năng tái cử trong nhiệm kỳ tới sẽ không chắc chắn.

Áp đặt chế độ bằng cách này không phải không có hiệu quả. Tuy nhiên, điểm yếu hiện nay là một bộ phận cử tri còn khá thờ ơ với việc các vị đại biểu của mình hoạt động như thế nào.

Một bộ phận cử tri khác thường “ném đá theo phong trào”, vì vậy sự phê phán của họ không phải bao giờ cũng công bằng, khách quan. Do đó, phê phán của họ cũng ít có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ nói chung.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, với sự phát triển của truyền thông hiện đại, đặc biệt là mạng xã hội, cách áp đặt chế độ trách nhiệm thông qua nhận xét và phê phán đã và đang được thực hiện ngày càng có hiệu quả. Hiện nay, các vị đại biểu Quốc hội hoàn toàn có thể vào mạng xã hội để biết cử tri đang nhận xét như thế nào về phát biểu của mình.

Tất nhiên, cử tri không phải bao giờ cũng chỉ phê phán. Những vị đại biểu Quốc hội dám nói và nói đúng sẽ được cử tri ca ngợi, tôn vinh. “Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc” là sự ghi nhận để đời mà cử tri đã ban tặng cho 4 vị đại biểu Quốc hội: Đỗ Trọng Ngoạn, Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Lân Dũng và Dương Trung Quốc.

Thứ hai, cử tri có thể áp đặt chế độ trách nhiệm bằng sự bất tín nhiệm. Một đại biểu ngồi xuyên nhiệm kỳ không nói năng chi, khó có thể được cử trị bầu lại. Cử tri không bầu lại cho một vị đại biểu nào đó là một sự bất tín nhiệm rõ ràng nhất.

Rất tiếc, sự bất tín nhiệm như vậy chỉ có thể được thực hiện tại một cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội tiếp theo. Kể ra, thời gian chờ đợi để bày tỏ sự bất tín nhiệm như vậy hơi lâu. Tuy nhiên, rủi ro không được cử tri bầu lại luôn hiện hữu và tác động không nhỏ đến cách hành xử của mỗi vị đại biểu Quốc hội.

Để cách thức áp đặt chế độ trách nhiệm này phát huy tác dụng, quan trọng là các vị đại biểu Quốc hội đã ứng cử ở đâu thì phải tái cử ở đó. Cách luân chuyển các ứng cử viên theo kiểu mỗi nhiệm kỳ ứng cử ở một nơi khác nhau sẽ vô hiệu hóa khả năng của cử tri áp đặt chế độ trách nhiệm ở đây.

Bắt đầu lần bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021, nguyên tắc ứng cử ở đâu thì tái cử ở đấy đã được khởi xướng. Mặc dù, nguyên tắc này chưa được áp dụng triệt để cho mọi ứng cử viên đại biểu Quốc hội, nhưng đây vẫn là một sự khởi đầu đáng được ghi nhận.

Theo Luật Tổ chức Quốc hội, cử tri thậm chí còn có thể trực tiếp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo “trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định” (Khoản 3, Điều 40, Luật Tổ chức Quốc hội). Quả thực, đến nay có vẻ như Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn chưa quy định về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Như vậy, cách áp đặt chế độ trách nhiệm trước cử tri thứ 2 vẫn chưa phát huy được tác dụng một cách đầy đủ.

Thực ra, ở một số quốc gia như Nhật Bản chẳng hạn, cử tri có thể thu thập chữ ký để bãi nhiệm bất kỳ một vị đại biểu quốc hội nào không còn được tín nhiệm. Với một số lượng chữ ký nhất định được thu thập, hội đồng bầu cử sẽ tổ chức cho cử tri ở đơn vị bầu cử bỏ phiếu để bãi nhiệm đại biểu của mình.

Ví dụ, một nhóm cử tri nào đó đứng ra thu thập được 10 nghìn chữ ký ủng hộ việc bãi nhiệm một vị đại biểu nào đó, hội đồng bầu cử phải đứng ra tổ chức cho cử tri bỏ phiếu miễn nhiệm đại biểu đó.

Ở ta, Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ tồn tại trong thời gian bầu cử, nên việc tổ chức cho cử tri bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu chắc sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, khó hơn không có nghĩa là không thể thực hiện được. Mọi chuyện sẽ phụ thuộc vào quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trình tự thủ tục tiến hành công việc bãi nhiệm nói trên.

Trong lúc chờ quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngày 23/5 tới, các cử tri trong cả nước sẽ có cơ hội rất lớn để xác nhận lại sự tín nhiệm của mình đối với những đại biểu Quốc hội sẽ tái cử lần này.

TIN LIÊN QUAN
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Đại biểu là chính khách
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Rất cần một nền giáo dục với 'cơ thể khỏe mạnh, gương mặt đẹp'
ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Covid-19 như phép thử về lòng tin của nhân dân vào Đảng
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng: Phải chăng đang có nhiều lỗ hổng trong cách hành xử của con người?
TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

Range Rover Electric là mẫu SUV hạng sang thuần điện đang được hãng cho chạy thử trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ xuống - 40 độ C ở ...
Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho AirPods không kết nối được với iPhone và cách khắc phục lỗi này cũng sẽ khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ mách ...
Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Với hoài bão, khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê Việt, cùng tinh thần, trách nhiệm với xã hội, Công ty TNHH SX&TM Vương Thành Công quyết tâm ...
Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Ứng dụng My MobiFone sẽ giúp bạn quản lí chi tiêu, tiền cước, dữ liệu data,.... một cách đơn giản và thuận tiện nhất ngay trên điện thoại. Ngoài ra, ...
Thông tin mới về AI trên hệ điều hành iOS 18

Thông tin mới về AI trên hệ điều hành iOS 18

Hệ điều hành iOS 18 sẽ được Apple công bố chính thức tại sự kiện WWDC 2024 diễn ra vào tháng 6, hứa hẹn sẽ sở hữu nhiều nâng cấp ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động