TIN LIÊN QUAN | |
Căng thẳng Mỹ - Iran: Cơ hội nào cho trung gian hoà giải | |
Căng thẳng Mỹ - Iran: Diễn biến và nguyên nhân |
Mỹ - Iran: Cả hai bên đều dùng lời mời đối thoại để thể hiện thiện chí và tranh thủ dư luận. (Nguồn: Youtube) |
Căng thẳng Mỹ - Iran và ván cược của ông Trump Căng thẳng giữa Mỹ - Iran ngày càng leo thang nguy hiểm và rủi ro cao trong tình trạng quân đội Mỹ đã hiện diện ... |
Gần như vào cùng thời điểm, cả phía Mỹ lẫn phía Iran đều đề cập đến chuyện tiến hành đối thoại trực tiếp để xử lý mối bất hoà hiện tại giữa hai bên. Căng thẳng và đối đầu giữa Mỹ và Iran không chỉ tiếp tục leo thang mà còn khiến thiên hạ không thể không lo ngại thật sự về nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang giữa hai bên. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điều động thêm binh lính, vũ khí và thiết bị chiến tranh đến vùng Vịnh. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton công khai cáo buộc Iran đứng sau vụ phá hoại bốn con tầu chở dầu ở ngoài khơi bờ biển Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, làm như thể Mỹ đã có cớ để tiến hành tấn công quân sự Iran. Các đồng minh của Mỹ ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh cũng đã chấn chỉnh đội ngũ ở phía sau Mỹ để cùng đối đầu Iran.
Từ “vô điều kiện” của Mỹ…
Trong bối cảnh tình hình như thế, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ sẵn sàng đối thoại vô điều kiện với Iran. Chỉ có điều là ngay sau đấy ông Pompeo lại "tương đối hoá" phát ngôn này bằng bổ sung "nếu Iran ứng xử như những quốc gia bình thường khác". Tổng thống Iran Hassan Rouhani trước đấy tuyên bố Iran sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhưng với điều kiện là trước đó Mỹ phải trở lại và thực hiện Thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran (JCPOA). Ngay sau phát biểu nói trên của ông Pompeo, Người Phát ngôn bộ ngoại giao Iran Abbas Moussawi khẳng định Iran chỉ sẵn sàng đàm phán với Mỹ với 3 điều kiện tiên quyết là Mỹ phải tôn trọng Iran, phải trở lại JCPOA và phải chấm dứt những biện pháp trừng phạt Iran.
Có thể thấy ở đây là cả hai bên đều ngỏ ý sẵn sàng đàm phán trực tiếp với nhau và như thế để ngỏ khả năng hai bên rồi đây sẽ ngồi lại đàm phán với nhau. Vấn đề chỉ là đàm phán có điều kiện hay vô điều kiện tiên quyết.
Đối với Iran, cứ từ những tuyên ngôn nói trên mà suy thì chỉ có đàm phán với điều kiện tiên quyết. Đối với Mỹ, ông Pompeo đề cập đến việc đàm phán vô điều kiện, nhưng trong thực chất vẫn là có điều kiện tiên quyết, tức là sẵn sàng đàm phán sau khi phía Mỹ xác nhận "Iran ứng xử như mọi quốc gia bình thường khác" mà "bình thường" ở đây được định tính và định lượng hoá theo quan điểm, tiêu chí và hệ quy chiếu của Mỹ. Như thế không những chính xác là điều kiện tiên quyết mà còn là điều kiện tiên quyết rất mơ hồ và Mỹ có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
…đến 3 điều kiện tiên quyết của Iran
Từ giác độ suy xét và lợi ích của Iran thì việc đặt ra 3 điều kiện tiên quyết nói trên không chỉ dễ hiểu mà còn cần thiết, đơn giản bởi từ sau khi ông Trump đơn phương rút nước Mỹ ra khỏi JCPOA thì dẫu có muốn và thiện chí đến mấy Iran cũng không còn có thể tin Mỹ được nữa. Ký kết thoả thuận, thực hiện một thời gian rồi đơn phương lật ngược thoả thuận để đòi hỏi đàm phán ký kết thoả thuận mới như Mỹ đã làm với Iran thì chỉ có thể làm mất đi sự tin cậy lẫn nhau. Như thế tạo tiền lệ cho Mỹ xử lý quan hệ của Mỹ với các nước khác trên thế giới. Cho dù Iran chấp nhận đàm phán và thoả thuận lại với chính quyền của ông Trump thì chẳng phải vẫn có nguy cơ là chính quyền kế nhiệm ông Trump ở Mỹ rồi lại hành xử như ông Trump bây giờ với Iran hay sao?
Phía Iran biết rằng ông Trump và cộng sự sẽ không bao giờ chịu chấp nhận đàm phán có điều kiện tiên quyết với Iran. Ông Trump và ông Pompeo cũng thừa hiểu là phía Iran sẽ không chấp nhận đàm phán kiểu vô điều kiện như phía Mỹ tung ra với Mỹ. Chỉ riêng việc Mỹ xoá sổ JCPOA và muốn đàm phán lại với Iran cũng đã chẳng phải là đàm phán có điều kiện tiên quyết đấy hay sao?
Thể diện và vị thế
Cả hai phía đều đề cập đến chuyện tiến hành đàm phán, đều có ý mời chào đàm phán. Nhưng lời mời chào này chưa được thật sự chân thật vì cả hai bên đều biết trước là sẽ không được phía bên kia chấp nhận trong bối cảnh tình hình hiện tại. Cả hai bên đều dùng lời mời này để thể hiện thiện chí và tranh thủ dư luận. Nhưng hàm ý quan trọng nhất ở đây là họ đều duy trì dư địa cho giảm căng thẳng và đối đầu, cho việc đi vào hoà dịu ở thời điểm nào đó sau này mà tránh bị tổn hại thể diện và bị coi là ở thế yếu.
Điều tích cực ở những động thái mới này là thông điệp mà hai bên gửi tới nhau là không chủ động phát động xung đột quân sự hay chiến tranh với nhau và sẽ để ý để diễn biến tình hình không vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cả hai bên. Ngoài ra, phát biểu nói trên của ông Pompeo cùng với những tuyên bố của ông Trump khi ở thăm Nhật Bản còn cho thấy phái diều hâu xung quanh ông Bolton có vẻ như đang dần thất thế trong chuyện này.
Ngoại trưởng Iran: Lệnh trừng phạt của Mỹ chính là hình thức 'khủng bố kinh tế' Ngày 2/6, truyền thông khu vực dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif cho rằng, những lệnh trừng phạt mà Tổng thống ... |
Iran tuyên bố có thể đàm phán nếu Mỹ đáp ứng một điều kiện Ngày 1/6, hãng thông tấn bán chính thức Fars đưa tin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, Iran có thể sẵn sàng đàm phán ... |
Tổng thống Trump: Iran đang trở thành một “quốc gia suy yếu”, nếu Iran muốn, Mỹ sẵn sàng đàm phán Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/5 khẳng định, nếu Iran muốn đàm phán, ông sẽ sẵn sàng. |