Xung quanh việc Mỹ thử tên lửa tầm trung đầu tiên sau khi rút khỏi INF

Quân đội Mỹ vừa xác nhận đã thử một tên lửa hành trình tầm trung đặt trên mặt đất. Đây là lần thử tên lửa tầm trung đầu tiên của Mỹ kể từ sau khi nước này chính thức rút khỏi INF đầu tháng 8/2019.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
xung quanh viec my thu ten lua tam trung dau tien sau khi rut khoi inf Nga bình luận về vụ thử tên lửa đầu tiên của Mỹ kể từ khi rút khỏi hiệp ước INF
xung quanh viec my thu ten lua tam trung dau tien sau khi rut khoi inf Rút khỏi INF, Mỹ lần đầu tiên tiến hành thử tên lửa hành trình tầm trung
xung quanh viec my thu ten lua tam trung dau tien sau khi rut khoi inf INF sụp đổ là cái kết được báo trước
xung quanh viec my thu ten lua tam trung dau tien sau khi rut khoi inf
Mỹ thử tên lửa tầm trung đầu tiên sau khi rút khỏi INF.

Ngày 2/8 vừa qua đã đánh dấu một sự kiện được xem là “bước lùi" nguy hiểm đối với hệ thống an ninh và ổn định toàn cầu. Đó là việc cả Mỹ và Nga đều tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước INF mà hai nước đã ký với nhau cách đây hơn 3 thập niên. Quyết định trên của hai nước khiến dư luận thế giới vô cùng lo ngại vì có thể tạo ra khoảng trống nguy hiểm trong hệ thống kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến lược quốc tế.

Trước đó, INF đã ràng buộc hai nước không được sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình trên mặt đất tầm ngắn và tầm trung (từ 500 đến 5.500km). Có thể nói, trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, INF vẫn luôn được coi là sợi “dây neo” giữ Nga và Mỹ không vượt quá giới hạn đỏ đến mức gây nguy hiểm tới sự ổn định chiến lược toàn cầu. Nhưng những năm gần đây, Mỹ và Nga đã nhiều lần chỉ trích lẫn nhau vi phạm thỏa thuận. Điều này đã dẫn tới việc ngày 2-8 vừa qua, Mỹ đã chính thức rút khỏi INF, dẫn tới Nga cũng đình chỉ hiệp ước.

Nhiều nhà quan sát lo ngại, bước đi trên sẽ mở đường cho việc triển khai tên lửa của Mỹ và Nga tại nhiều nơi trên thế giới. Bởi với việc chấm dứt INF, hai cường quốc hạt nhân thế giới này sẽ không còn phải chịu sự ràng buộc của INF nữa.

Ngay sau khi rút khỏi INF, chính phủ Mỹ đã phát đi tín hiệu cho thấy nước này sẽ đẩy nhanh việc phát triển các loại tên lửa thông thường. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, với việc chính thức rút khỏi INF, Bộ Quốc phòng sẽ có thể tự do theo đuổi việc phát triển các loại tên lửa thông thường phóng từ mặt đất và xem đây là sự đáp trả khôn ngoan trước những hành động của Nga. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng không giấu giếm ý định về việc Lầu Năm Góc muốn triển khai các tên lửa tầm trung mới đặt tại mặt đất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông Esper, Lầu Năm Góc muốn phát triển và triển khai tên lửa có năng lực hạt nhân tầm trung sớm nhất có thể song ông không tiết lộ cụ thể thời gian triển khai.

Và trong một động thái đầu tiên được xem là để hiện thực hóa những tuyên bố của Mỹ, ngày 19/8, Lầu Năm Góc thông báo đã thử nghiệm một tên lửa hành trình được phóng từ mặt đất và tên lửa đã đánh trúng mục tiêu ở cách xa hơn 500 km. Đây là tầm bay bị hạn chế theo quy định của INF. Vụ thử tên lửa được tiến hành vào ngày 18/8 tại đảo San Nicolas, bang California. Tên lửa này là một phiên bản của tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa Tomahawk phóng từ mặt đất này là loại tên lửa đã đưa ra khỏi lực lượng của Mỹ kể từ sau khi INF được thông qua. Lầu Năm Góc cũng cho biết, dữ liệu và các kinh nghiệm thu được từ vụ thử nghiệm tên lửa lần này sẽ giúp Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển tính năng cho các vũ khí tầm xa trong tương lai.

Theo giới chuyên gia, tên lửa vừa được Mỹ thử nghiệm khiến người ta liên tưởng đến loại vũ khí hạt nhân Mỹ từng triển khai đến một số nước NATO ở châu Âu vào thập niên 1980. Khi đó, Mỹ còn bố trí cả tên lửa đạn đạo mặt đất Pershing 2 để đối phó các tên lửa SS-20 của Liên Xô. Sau đó, tên lửa này đã bị thu hồi và phá hủy sau khi hai siêu cường ký kết INF.

Ngoài phiên bản khai hỏa trên đất liền của Tomahawk, Lầu Năm Góc hiện cũng công bố ý định bắt đầu thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm bắn 3.000-4.000 km. Việc thử nghiệm có thể khởi động từ cuối năm nay. Cả hai loại tên lửa đều không trang bị đầu đạn hạt nhân.

Phản ứng của Nga và Trung Quốc

Phát biểu khi đang có chuyến thăm đến Pháp, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Mỹ đã đơn phương rút khỏi INF chứ không phải Nga. Ông Putin cũng tuyên bố Nga không có ý định triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn nếu Mỹ không có vũ khí tương tự.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Đuma quốc gia (Hạ viện) Nga Yuri Shvutkin cho rằng vụ thử nghiệm cho thấy Mỹ đã vi phạm INF từ khi thỏa thuận này vẫn còn hiệu lực, và Washington đã chuẩn bị để đơn phương rút khỏi INF.

Nghị sỹ Nga Frants Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng liên bang (Thượng viện) Nga chỉ trích "đây rõ ràng là một sự nhạo báng cộng đồng quốc tế”. Ông Klintsevich tuyên bố Nga sẽ nỗ lực trong thời gian ngắn nhất nhằm đảm bảo Mỹ không đạt tiến bộ vượt trội về những loại vũ khí này. Tuy nhiên, nghị sỹ Nga cũng cho biết thêm nước này không có ý định tham gia cuộc chạy đua vũ trang.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng thì cảnh báo vụ thử tên lửa hành trình tầm trung của Mỹ có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới. Theo ông Cảnh Sảng “hành động này của Mỹ sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới, dẫn tới leo thang đối đầu quân sự ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới an ninh khu vực và thế giới”.

Nhận định của giới phân tích

Vụ thử nghiệm tên lửa tầm trung đầu tiên của Mỹ đã chính thức tái khởi động cuộc chạy đua phát triển tên lửa tầm trung giữa Nga và Mỹ, khiến giới phân tích lo ngại quan hệ hai nước gia tăng căng thẳng.

Không những vậy, vụ thử tên lửa mới trên của Mỹ còn được xem là nằm trong kế hoạch tăng cường hơn nữa sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong chuyến công du châu Á - Thái Bình Dường đầu tháng 8/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng đã bày tỏ hy vọng sớm triển khai các tên lửa tiêu chuẩn tầm trung trong khu vực này. Trước đó, trong phiên điều trần tại Thượng viện về bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng Quốc phòng, ông Esper cũng đã khẳng định, Washington cần có nhiều thêm căn cứ quân sự hơn để đối phó với “những tiến bộ công nghệ quan trọng” của Trung Quốc và Bộ Quốc phòng cần phải mở rộng địa bàn hoạt động bên cạnh những căn cứ đã có.

Theo các chuyên gia, Mỹ hiện có khoảng 800 căn cứ trải rộng trên mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các căn cứ của Mỹ kéo dài từ căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản, căn cứ không quân Andersen ở Guam đến các căn cứ nhỏ không cố định phục vụ tiếp nhiên liệu và neo đậu phương tiện không quân và hải quân ở những nơi như Singapore và Thái Lan. Theo ông Patrick M. Cronin - Giám đốc cấp cao Chương trình an ninh châu Á -Thái Bình Dương (CNAS) ở Washington, việc duy trì một lực lượng cân bằng, đủ năng lực và luôn sẵn sàng của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là nhằm vì lợi ích quốc gia của Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khu vực cũng nhận định, bất kỳ nỗ lực nào của Washington nhằm bổ sung các cơ sở hiện có ở nước ngoài sẽ phải đối mặt với vô số rào cản, trong đó có cả sự phản đối gay gắt từ quốc gia sở tại.

Và thực tế là đến nay, Mỹ vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ các đồng minh, đối tác khu vực đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hiện cả Australia và New Zealand đều đưa ra câu trả lời "chưa quyết định tham gia", còn các đồng minh chủ chốt như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đáp lại rằng "sẽ xem xét thận trọng"…

Các nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh tình trạng đối đầu Mỹ-Iran tiếp tục leo thang, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, căng thẳng Mỹ và Nga bị đẩy lên một nấc thang mới sau khi INF bị đình chỉ…, việc Mỹ chưa nhận được những "cái gật đầu" của các nước đồng minh cho chiến dịch thành lập đội tuần tra tại vùng Vịnh, hay việc triển khai hệ thống tên lửa đặt tại châu Á đang cho thấy sự khác biệt trong quan điểm và mối quan tâm giữa Mỹ với các đồng minh. Trong bối cảnh đó, những mục tiêu chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang vấp phải những thách thức không nhỏ. Thực tế này phản ánh tính chất đối đầu quyết liệt trong cuộc cạnh tranh địa chính trị tại khu vực chiến lược của thế giới.

xung quanh viec my thu ten lua tam trung dau tien sau khi rut khoi inf

Hiệp ước INF: Cuộc chơi mới với thứ đồ cũ

TGVN. Ngày 2/8, Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô sẽ hết ...

xung quanh viec my thu ten lua tam trung dau tien sau khi rut khoi inf

Mỹ - Trung lại bất đồng trước đề xuất đa phương hóa INF

TGVN. Ngày 30/7, Trung Quốc đã tái khẳng định lập trường phản đối việc đa phương hóa Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động