Ý tưởng hội nhập châu Âu gặp khó

Sau nhiều năm cố gắng níu kéo và loay hoay né tránh, cuối cùng Liên minh châu Âu (EU) cũng phải nhận một “viên đạn” chính diện khi nước Anh quyết định ra đi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
y tuong hoi nhap chau au gap kho Toàn cầu hóa và sự chia rẽ quan điểm chính trị
y tuong hoi nhap chau au gap kho Brexit: Bước đường chia hai

Brexit – “vết thương” đau đớn

Sự ra đi của nước Anh sẽ là một “vết thương hở”, tiếp tục gây đau đớn trong nhiều năm khi London và Brussels phải tiến hành các cuộc đàm phán hậu Brexit. Điều này sẽ làm cạn kiệt sức mạnh mà EU cần có để tự vực dậy, đồng thời đẩy khối đứng trước nhiều nguy cơ khôn lường. Brexit là dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự suy thoái của giấc mơ xây dựng một châu Âu hội nhập hơn nữa, cho dù từ trước tới nay Anh vẫn luôn là thành viên ít hào hứng nhất với ý tưởng này.

y tuong hoi nhap chau au gap kho
Brexit là dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự suy thoái của giấc mơ xây dựng một châu Âu hội nhập hơn nữa. (Nguồn: Reuters)

Đa số các nhà lãnh đạo ít nói đến sự lạc hậu và nhàm chán của mô hình châu Âu. Hầu như không ai ở Paris, Berlin, Warsaw hay The Hague sẵn sàng cân nhắc những lựa chọn khó khăn nhưng cần thiết để khôi phục châu Âu và chặn đứng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Phát biểu tại Hannover, Đức hồi tháng Tư vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Một châu Âu thống nhất cho tới nay vẫn là niềm hy vọng của rất nhiều người, và là điều mà tất cả chúng ta đều cần”.

Châu Âu ngày nay có thể có hòa bình, các thị trường mở cửa và khu vực tự do đi lại, nhưng luôn quan ngại về tình trạng quan liêu, nạn di cư, nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và các nhà cầm quyền vô trách nhiệm. Mục tiêu chia sẻ chủ quyền (tiêu biểu là sự hình thành khu vực đi lại tự do Schengen) đang đối mặt với sự nổi lên của các chính đảng hoài nghi sự hội nhập châu Âu tại hầu hết các nước EU, cũng như bất đồng giữa các đầu tàu như Pháp - Đức trong việc củng cố Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone).

EU là nạn nhân của chính mình

Brexit chỉ là một trong hàng loạt cuộc khủng hoảng đang đe dọa sự tồn tại và thành công của EU. Ông Loukas Tsoukalis, giáo sư Đại học Athens (Hy Lạp) và là cựu cố vấn chính sách hàng đầu tại Ủy ban châu Âu (EC), nói: “Trong mắt của những người thiếu thiện cảm, châu Âu ngày nay có thể trông giống như một đế chế với quy mô quá lớn, nhưng lại rất yếu ở trung tâm, có dân số già và nền kinh tế gần suy thoái, rạn nứt nội bộ ngày càng tăng và hàng loạt rắc rối ở khu vực biên giới với nhiều lỗ hổng”.

Ông Tsoukalis cho rằng EU là nạn nhân của chính những thành công mà họ đã đạt được. Các thể chế chung và tính chính danh của khối về mặt dân chủ đã bị lu mờ và xói mòn do việc mở rộng quy mô thành viên và các chức năng của mình.

Trong khi đó, Eurozone phải trải qua một cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài suốt từ năm 2010 và các nhà lãnh đạo vẫn chưa tìm ra cách hiệu quả để củng cố mạnh mẽ liên minh tiền tệ này. Sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập tại hầu hết các xã hội châu Âu và thái độ bất bình của nhiều nước phía Tây sau khi khối quyết định mở rộng về phía Đông từ năm 2004, đã kích động sự giận dữ của một bộ phận không nhỏ dư luận.

Lợi dụng tư tưởng phản đối toàn cầu hóa và người di cư, các lực lượng dân túy có thể hủy hoại sự thống nhất của châu Âu trong cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Áo và cuộc trưng cầu ý dân về hạn ngạch người di cư ở Hungary vào ngày 2/10 tới. Những lực lượng này cũng có thể lật đổ chính phủ Italy trong cuộc trưng cầu ý dân về bản Hiến pháp vào mùa Thu tới hay chính quyền Hà Lan trong cuộc tổng tuyển cử đầu năm 2017.

y tuong hoi nhap chau au gap kho
Người di cư tràn vào EU qua ngả Hungary. (Nguồn: CCTV)

EU cũng đang phải đối mặt với làn sóng di cư và tị nạn. Sự phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ, được coi là cửa ngõ chặn dòng người này vào châu Âu, có vẻ như ngày càng gây ra nhiều vấn đề, nhất là trong bối cảnh Tổng thống Tayyip Erdogan đang tiến hành các cuộc đàn áp mạnh tay đối với phe đối lập, truyền thông, các cơ quan tư pháp và dân sự sau cuộc đảo chính bất thành diễn ra ngày 15/7.

Bên cạnh đó, các cuộc tấn công của phần tử Hồi giáo tại Pháp, Bỉ, Đức… đang trở thành mối lo ngại hàng đầu, và càng khiến người dân mất niềm tin vào lập luận cho rằng một khu vực biên giới mở của châu Âu sẽ giúp họ an toàn hơn. Ông Tsoukalis đặt câu hỏi: “Liệu nỗi sợ hãi sẽ giữ châu Âu đoàn kết được trong bao lâu?”.

Nguy cơ đánh mất “thiên đường”

EU có thể đang đạt đến giới hạn mà nhà ngoại giao người Anh Robert Cooper từng gọi là “quốc gia hậu hiện hại”. Ông nhận xét: “EU là một hệ thống phát triển, trong đó đề cao sự can thiệp của tập thể vào các vấn đề nội bộ của từng nước thành viên, từ bia cho đến xúc xích”.

Mô hình EU đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà lãnh đạo và giới lãnh đạo doanh nghiệp trên khắp thế giới. Từ châu Á, châu Phi, cho tới Mỹ Latin, nhiều nhóm quốc gia đã học theo mô hình hội nhập châu Âu mặc dù một số nước vẫn đề cao chủ quyền dân tộc.

Tuy nhiên, ngay tại “lục địa già”, một châu Âu hậu hiện đại đang lún sâu vào rắc rối. Những vấn đề nảy sinh sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh đã ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến Hội đồng châu Âu, làm tê liệt Nghị viện châu Âu và đẩy quyền lực về phía các chính phủ cũng như các nhà lập pháp của từng quốc gia thành viên.

y tuong hoi nhap chau au gap kho
Trụ sở Hội đồng châu Âu ở Strassbourg, Pháp. (Nguồn: AFP)

Gần đây, một cuộc thăm dò dư luận được tiến hành tại 6 quốc gia cho thấy, sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6 tại Anh, sự ủng hộ của người dân tại các quốc gia lớn nhất khu vực đối với sự hội nhập châu Âu đã tăng lên mức khá cao so những gì đã diễn ra trong nhiều năm qua. Ông Francois Kraus thuộc cơ quan thăm dò dư luận IFOP, nói: “Khi người ta nhận thấy những tác động thực sự của việc ra đi, dự án hội nhập châu Âu sẽ nhận được những sự ủng hộ mới”.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các chính phủ châu Âu hay những người ủng hộ họ sẵn sàng và cương quyết duy trì mức độ hội nhập như hiện nay, chứ chưa nói đến việc thúc đẩy xây dựng một liên minh sâu sắc hơn. Thay vào đó, cuộc thăm dò vừa qua có thể phản ánh nhận thức của người dân về nguy cơ đánh mất “thiên đường châu Âu” mà họ từng trông đợi.

y tuong hoi nhap chau au gap kho Đa số cử tri Scotland muốn tiếp tục ở lại Vương quốc Anh

Brexit không thể giúp tỷ lệ ủng hộ độc lập cho Scotland tăng mạnh. 

y tuong hoi nhap chau au gap kho EU muốn tạo “cổng trực tuyến” giữa các nước thành viên

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách tạo ra một "cổng trực tuyến” nhằm hỗ trợ việc di chuyển tự do của công dân ...

y tuong hoi nhap chau au gap kho Estonia sẽ thay Anh giữ chức Chủ tịch luân phiên EU

Thông tin được Người Phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết hôm 20/7.

TNB (theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến tdự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động