Chuyện chưa kể về những cô gái phá mã

Bạn thích trò chơi câu đố ô chữ không? Bạn đính hôn chưa? 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Cuộc “xâm lăng” của công nghệ phần mềm
chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Nhu cầu sử dụng mật mã dân sự ngày càng gia tăng

Tháng 11/1941, một thời gian ngắn trước khi xảy ra vụ tấn công Trân Châu Cảng, những lá thư xuất hiện trong hộp thư của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nữ sinh ở Mỹ. Thông điệp bên trong lá thư là bí mật, trong đó mời những người nhận đến dự các cuộc phỏng vấn riêng. Tại đây, các nữ sinh viên được hỏi một vài câu như trên - những câu hỏi tưởng như rất bình thường, nhưng đằng sau nó lại chứa đựng những bí ẩn... Câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu tiên là có. Câu trả lời mong muốn cho câu hỏi thứ hai là không.

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma
Các nữ nhân viên giải mã trong phòng làm việc. (Nguồn: NSA)

“Thư ký” đặc biệt

Mỗi ứng viên được chọn sẽ nhận một phong thư có thông tin giới thiệu ngắn gọn về lịch sử phức tạp của mật mã. Họ cũng sẽ tham gia vào một khâu của quy trình giải mã, đơn giản là sắp xếp các mảnh giấy hoặc xử lý thông tin đã được mã hóa nhưng còn lộn xộn. Cuối mùa Xuân năm 1942, nhóm nữ đầu tiên được Hải quân Mỹ tuyển dụng đã hoàn thành các khóa học bí mật và bắt đầu làm việc tại trụ sở ở Washington D.C. Trong thời gian đó, Lục quân Mỹ cũng tiến hành tuyển chọn các sinh viên nữ năm cuối có thành tích học tập xuất sắc từ hàng chục trường nữ sinh trên khắp nước Mỹ. Nhiều người trong số họ dự định trở thành giáo viên - một trong số ít nghề nghiệp dành cho phụ nữ có trình độ vào thời đó.

 Nhà báo Liza Mundy trong cuốn sách Những cô gái mật mã: Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia phá mã của Mỹ trong Thế chiến II cho biết các cô gái được chọn đều thông minh và tháo vát. Họ giỏi toán hoặc khoa học hoặc ngoại ngữ và thường là cả ba. Họ phải giữ bí mật về công việc của mình. Nếu những cô gái này đến các nơi công cộng và được hỏi về công việc, họ nói rằng họ làm những việc lặt vặt như đổ rác. Khi họ đến quán bar cùng nhau, nếu ai đó trong số họ gọi một ly rượu Collins, đó có thể là tín hiệu cho thấy một người lạ mặt tỏ ra rất tò mò về công việc của họ và họ phải rời đi. Và vì phải giữ bí mật nên các nữ nhân viên giải mã này thường nói với người thân là họ làm thư ký.

Theo Mundy, khi số lượng phụ nữ trong quân đội tăng lên, có tin đồn lan truyền rằng họ là "gái mại dâm trong bộ đồng phục" và chỉ ở đó để "phục vụ đàn ông". Bố mẹ của một số cô gái cũng có quan điểm như vậy. Trong khi đó, những nữ nhân viên giải mã phải làm việc trong các văn phòng chật chội và vào mùa Hè, dù cảm thấy mệt mỏi, họ vẫn miệt mài với công việc. Bởi theo bà Mundy, "những cô gái phá mã" ý thức được rằng "nếu họ làm sai thì ai đó có thể sẽ chết".

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma
Nữ chuyên gia giải mã Elizebeth Smith Friedman. (Nguồn: NSA)

Từng bị lãng quên

Theo Politico, trước vụ tấn công Trân Châu Cảng (tháng 12/1941) khiến Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ Hai, lĩnh vực tình báo của nước này mới ở giai đoạn trứng nước. Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) chưa ra đời và tiền thân của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cũng chỉ vừa được thành lập. Thời điểm ấy, Lục quân Mỹ có gần 200 nhân viên làm việc trong văn phòng phá mã bí mật ở Washington D.C. Khi chiến tranh cận kề, quân đội Mỹ bắt đầu tuyển dụng thêm nhiều nhân viên giải mã và các sĩ quan tình báo tiềm năng. Năm 1945, trong số 10.500 người thuộc lực lượng phá mã của Lục quân thì gần 70% là phụ nữ. Cũng trong khoảng thời gian này, Hải quân Mỹ có đến 80%, tương đương với 4.000 nữ nhân viên giải mã hoạt động trong nước.

Trong cuốn sách của mình, nhà báo Liza Mundy kể lại câu chuyện của những phụ nữ đã thề giữ bí mật công việc của họ và dường như bị lãng quên. Chỉ vì họ chấp nhận là vô hình đối với kẻ thù, không có nghĩa là họ cần phải vô hình với lịch sử. Câu chuyện về "những cô gái phá mã" mà nhà báo Mundy gọi là "những nhân vật bí ẩn của thế hệ vĩ đại nhất" cũng chưa bao giờ được nhắc đến một cách đầy đủ. "Họ là một phần không thể tách rời trong các hoạt động quân sự", bà Mundy khẳng định.

Đóng góp quan trọng

Trước khi đến Washington D.C, các cô gái nhận được phong thư cho biết rằng trước đây, việc giải mật mã chỉ được thực hiện bởi nam giới. "Phụ nữ có thể thành công hay không", bức thư của Hải quân viết, "vẫn còn phải được chứng minh", nhưng “chúng tôi tin rằng các bạn có thể làm được". Thực tế cho thấy những đóng góp của các "cô gái phá mã" là một phần không thể thiếu dẫn tới chiến thắng của quân Đồng Minh trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Những phụ nữ này liên tục phá vỡ các hệ thống mật mã thường xuyên thay đổi và ngày càng phức tạp mà Phe trục (Axis Powers - các cường quốc trong trục Berlin - Roma - Tokyo) sử dụng để che dấu các thông điệp của họ, qua đó, cung cấp thông tin quan trọng cho Lục quân và Hải quân Mỹ. Cuối năm 1945, The New York Times xuất bản bức thư của Tướng George Marshall gửi cho chính trị gia Thomas Dewey, trong đó nêu rõ nhờ các lực lượng mật mã mà Mỹ "sở hữu rất nhiều thông tin" về chiến lược của Nhật Bản. Uỷ ban điều tra chung về trận Trân Châu Cảng cũng ghi nhận những thông tin tình báo của Hải quân và Lục quân Mỹ "nằm trong số những tin tình báo chính xác nhất trong lịch sử" nước này, "đóng góp rất lớn vào việc đánh bại kẻ thù, rút ngắn chiến tranh và cứu hàng nghìn sinh mạng". Cụ thể, theo nữ nhà báo Mundy, nhờ cống hiến thầm lặng của "những cô gái phá mã" mà quân đội Mỹ có thể xác định được nơi phát xít Nhật đang đóng quân trên những hòn đảo ở Thái Bình Dương, nơi các tín hiệu radio đi và đến; giúp quân Đồng Minh đánh chìm tàu địch, bắn hạ máy bay của Đô đốc Isoroku Yamamoto - Tư lệnh hải quân Nhật và là kiến trúc sư của trận Trân Châu Cảng; vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tàu ngầm của Đức Quốc xã ở Đại Tây Dương… 

Mỹ không phải là nước duy nhất tuyển dụng phụ nữ làm công việc giải mã trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Hàng ngàn phụ nữ Anh đã làm việc tại trung tâm mật mã nổi tiếng Bletchley Park. Họ đảm nhận một số vai trò, gồm cả việc điều khiển máy giải mã phức tạp như Bombe - loại máy có khả năng giải mật mã Enigma của Đức.

Mundy cho biết lịch sử nước Mỹ đã chứng kiến nhiều phụ nữ tài giỏi, có vị trí quan trọng trong lĩnh vực giải mã. Agnes Meyer Driscoll là một ví dụ tiêu biểu. Bà là người đồng phát triển CM - một trong số các thiết bị mã hóa tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ những năm 1920. Bà cũng đóng vai trò then chốt trong các cuộc xâm nhập vào hệ thống mật mã M-1 và JN-25 của hải quân Nhật, góp phần mang lại chiến thắng cho Mỹ trong trận hải chiến Midway tháng 6/1942.

Elizebeth Smith - cô sinh viên ngành văn học trở thành một trong những chuyên gia giải mật mã vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ, bên cạnh người chồng William Friedman - cha đẻ của ngành phân tích mật mã. Elizebeth có khả năng tính toán chính xác, biến những ký tự lộn xộn, vô nghĩa trở thành thông tin quan trọng. Nhờ có những tài liệu được chính thức công bố gần đây, người ta mới biết trong Thế chiến II, Elizebeth đã đánh sập một mạng lưới do thám của Đức Quốc xã đang xúi giục cách mạng phát xít tại Nam Mỹ.

Genevieve Grotjan là một gương mặt nổi bật khác. Tháng 9/1940, khi cả nhóm do William Friedman hướng dẫn đang nỗ lực giải mật mã "Tím" của Nhật Bản, Genevieve Grotjan đã khám phá ra một ký tự quan trọng, trực tiếp dẫn đến thành công của cả đội. Khả năng đọc mã ngoại giao này cho phép các lực lượng Đồng Minh có cái nhìn sâu hơn về các cuộc đàm thoại giữa các chính phủ hợp tác với Nhật Bản trên khắp châu Âu.

Bên cạnh những phụ nữ đứng đằng sau những thành tựu phá mã rực rỡ nhất, còn có hàng triệu phụ nữ Mỹ làm việc trong các nhà máy. Họ đã góp phần chế tạo máy bay ném bom, xe tăng, tàu sân bay... Tuy nhiên, đóng góp của những phụ nữ này gần như bị lãng quên trong suốt hơn 70 năm sau chiến tranh và gần đây mới được nhắc đến đầy đủ hơn trong cuốn sách của nhà báo Mundy.

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Chiếc máy mã hóa từ Thế chiến II được bán với giá kỷ lục

Chiếc máy mã hóa Enigma I hiệu Wehrmacht của Đức có từ Chiến tranh thế giới thứ II đã được bán với giá 45.000 Euro.

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Amazon khôi phục mật mã hóa cho sản phẩm

Máy tính bảng và máy đọc sách điện tử của hãng Amazon sẽ được mã hóa trở lại do khách hàng phản ứng dữ dội.

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Lỗi bảo mật sim đe dọa 750 triệu điện thoại di động

Theo Thời báo New York, một nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra một lỗ hổng mã hóa trên một số thẻ sim ...

Nhất Lam (tổng hợp)

Đọc thêm

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

Liên đoàn Bóng đá Argentina xác nhận, Lionel Messi chấn thương, sẽ vắng mặt trong hai trận đấu của tuyển Argentina ở kỳ FIFA Days tháng 3.
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Theo khảo sát tại nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam, giá iPhone 15 Pro Max đang được chào bán ở mức 30,5-30,9 triệu đồng dành cho phiên ...
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Longi - gã khổng lồ năng lượng tái tạo Trung Quốc - đang tìm cách "bẻ lái" trước cơn bão lạm phát.
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động