Chuyến thăm nâng tầm quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

Gần 10 năm kể từ khi đối tác chiến lược được thiết lập, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như các lĩnh vực hợp tác khác như quốc phòng, an ninh và văn hóa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen tham nang tam quan he chien luoc viet nam an do Việt Nam - Ấn Độ: Quan hệ Đối tác Chiến lược mang tính toàn diện
chuyen tham nang tam quan he chien luoc viet nam an do Thủ tướng Modi thăm Việt Nam: trang mới trong hợp tác Việt - Ấn

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Nerendra Modi  diễn ra sau một thập kỷ rưỡi kể từ khi Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee thăm chính thức Việt Nam năm 2001 có ý nghĩa rất quan trọng. Hai nước đã xây dựng được sự hiểu biết toàn diện trên các lĩnh vực an ninh, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo và đào tạo doanh nhân.

Dù vậy, hai nước cần phải nỗ lực hợp tác trên quan điểm là đối tác chiến lược của nhau và chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai theo tinh thần cố kết và hợp tác cao hơn. Hợp tác Việt Nam-Ấn Độ trong các thể chế đa phương như ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng cần được hoạch định rõ ràng và đối thoại giữa hai bên cần diễn ra thường xuyên hơn.

Nhiều tiềm năng hợp tác

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Ấn Độ hướng tới kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược (2017), hứa hẹn sẽ xây dựng chương trình nghị sự mới cho những năm tiếp theo.

Các lĩnh vực mà Thủ tướng Modi có thể chú trọng trong chuyến thăm là giáo dục, thương mại, dịch vụ, thúc đẩy đầu tư song phương, vũ trụ, thông tin về dữ liệu tàu thuyền đi lại trên biển, đào tạo lực lượng vũ trang, tập trận chung, bán trang thiết bị quân sự, an ninh mạng, năng lượng tái tạo, hợp tác y tế và dược phẩm.

chuyen tham nang tam quan he chien luoc viet nam an do

Về chính trị, quan hệ chiến lược giữa hai nước cần được nâng cấp thành “quan hệ chiến lược toàn diện” hoặc “quan hệ chiến lược ưu tiên”- điều cần thiết tạo động lực cho quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh năng lượng, thăm dò dầu mỏ và khí đốt cũng đã đạt được những thành tựu lớn trong thời gian qua.

Gói tín dụng 100 triệu USD mà Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam cần được đẩy nhanh để lực lượng quốc phòng Việt Nam có thể có được các loại vũ khí và hệ thống vũ khí từ Ấn Độ. Hai nước cũng có thể thực hiện các dự án thử nghiệm chung và cho phép tư nhân của hai nước tham gia nền công nghiệp quốc phòng. Để bắt đầu, hai nước có thể tổ chức các dự án thử nghiệm chung trong việc sản xuất tàu tên lửa và tàu đệm khí, cũng như cần tính tới khả năng hợp tác trong lĩnh vực vũ khí chống sát thương. Các lĩnh vực hợp tác khác bao gồm hệ thống radar và trang thiết bị giám sát bờ biển. Bên cạnh đó, việc Ấn Độ cung cấp các tàu tuần tra cao tốc cho Hải quân Việt Nam cần theo đúng lộ trình. Hai nước cũng có thể quan tâm đến việc Ấn Độ cung cấp tên lửa Brahmos cho quân đội Việt Nam.

Điểm nhấn hợp tác quốc phòng

 Việt Nam và Ấn Độ nằm trong khu vực có sự phát triển kinh tế năng động hàng đầu châu Á, do vậy, rất cần xây dựng hợp tác trên các lĩnh vực nghiên cứu chung về khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học nhận dạng, luyện kim, hợp tác nguyên tử vì mục đích hòa bình, phân bón, lúa gạo, chế biến lương thực, quản lý cảng, đóng tàu,... Điều này sẽ đảm bảo các sáng kiến như “Digital India”, “Make in India” và “Skill India” sẽ có sự hợp tác từ các lĩnh vực tương ứng của Việt Nam. Việt Nam cũng cần tham gia sâu hơn vào chiến lược xa lộ thông tin và các chuỗi giá trị gia tăng của các mạng sản xuất lớn của Ấn Độ.

Chuyến thăm của Thủ tướng Modi cũng thể hiện vai trò của Ấn Độ trong khuôn khổ đa phương: Ấn Độ sẵn sàng hợp tác hướng tới nền hòa bình và thịnh vượng ở khu vực. Vấn đề Biển Đông cần được thảo luận theo hướng không chống lại bên thứ ba nào. Thủ tướng Modi cũng là chuyên gia về tăng trưởng toàn diện và phát triển bao trùm. Tầm nhìn của ông về Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, đồng nghĩa với việc tạo dựng hợp tác và đóng góp phát triển nguồn nhân lực tốt nhất, phục vụ cho phát triển nhanh hơn. Chuyến thăm này sẽ vạch ra những lĩnh vực quan hệ kinh tế chủ chốt bao gồm thương mại, đầu tư và dịch vụ, xây dựng năng lực, đào tạo, giáo dục và thúc đẩy quan hệ văn hóa.

chuyen tham nang tam quan he chien luoc viet nam an do
Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos của Ấn Độ.

Trong quan hệ kinh tế, Việt Nam là điểm đến đáng mong đợi cho ngành xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ, và hợp tác trong lĩnh vực này có thể phát triển hơn nữa. Trong lĩnh vực thương mại, hai nước chắc chắn sẽ đạt được các mục tiêu kim ngạch mà lãnh đạo hai bên đã đề ra. Có lẽ cũng cần đa dạng hóa rổ hàng hóa bởi hai nước hiện nay đang có nhiều mặt hàng chiến lược nằm trong danh mục cấm như trà, cà phê, cao su và hồ tiêu.

Về quốc phòng, nhiều lĩnh vực có khả năng hợp tác liên quan đến đào tạo và nghiên cứu chung như công nghệ rà phá bom mìn, vũ trí hạng nhẹ, đặc biệt là tên lửa tầm ngắn và vũ khí cầm tay sử dụng cho lực lượng bảo vệ bờ biển. Hai nước cần trao đổi mạnh mẽ hơn về cơ sở hạ tầng liên quan đến các thực thể trên biển và các boong-ke bê tông làm nơi trú ẩn cho quân nhân. Hai nước cần vạch ra một kế hoạch hành động chung dài hạn về cơ sở hạ tầng quốc phòng, chiến tranh điện tử, công nghệ phát hiện tàu ngầm. Hai nước có thể hướng tới đào tạo nguồn lực phát triển các hệ thống chỉ huy và kiểm soát. Xây dựng mạng lưới đường sắt, hệ thống đường cao tốc như tàu điện ngầm cần phải được thảo luận thêm. Khả năng hợp tác giữa hai nước cũng có khả năng đạt được trong lĩnh vực khác mà Ấn Độ có thế mạnh như y học về gen và nhiều loại thuốc giá rẻ.

Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, đặc biệt là cho nghiên cứu và vẽ bản đồ không gian địa lý, sẽ giúp Việt Nam nhiều hơn trong xây dựng kế hoạch và ngành nông nghiệp. Hơn nữa, việc truyền dữ liệu và thông tin cũng như vệ tinh vĩ mô và vi mô cho nghiên cứu khoa học cũng có thể được thúc đẩy.

Nhân tố có trách nhiệm ở khu vực

Chính sách “Hành động phía Đông” của Ấn Độ sẽ chú trọng hành động và vạch rõ những lĩnh vực được coi là trụ cột bền vững, bao gồm quân sự, đầu tư, thương mại và văn hóa. Việt Nam vẫn là một trong những đối tác ưu tiên của Ấn Độ trong khu vực với minh chứng là các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên.

Với chính sách “Hành động phía Đông”, Ấn Độ đã vạch ra một số lĩnh vực hướng tới hợp tác với Việt Nam, bao gồm quốc phòng, nguyên tử và an ninh năng lượng, cải cách ngành tài chính, dịch vụ, giáo dục và hợp tác vũ trụ. Những lĩnh vực đóng vai trò rất quan trọng đối với hai nước bao gồm năng lượng, công nghệ năng suất cao và an ninh mạng. Cũng trong bối cảnh của chính sách “Hành động phía Đông”, hợp tác trong lĩnh vực phát triển các khu kinh tế đặc biệt cũng cần được khai thác. Việt Nam là nơi Ấn Độ có thể tìm kiếm các dự án có lợi ích quốc gia và hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược ở khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, đồng thời thể hiện Ấn Độ là một nhân tố có trách nhiệm ở khu vực và Việt Nam là đối tác tin cậy nhất của Ấn Độ.

Ấn Độ đã vươn tới tầm quốc tế và không sai khi nói nước này có lợi ích đối với hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Lợi ích chiến lược và thương mại của Ấn Độ trải dài từ biển Hoa Đông tới Tây Ấn Độ Dương. Vai trò của Ấn Độ ở Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương không chỉ là nhân tố giữ ổn định mà còn là một quốc gia có lợi ích lớn về chiến lược và thương mại. Ấn Độ đang phát triển, cần thị trường và các tuyến đường biển an toàn cho hoạt động thương mại, giúp nước này có thêm các lợi ích kinh tế. Ấn Độ đã và đang thăm dò năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để duy trì tăng trưởng của mình.

Tuy nhiên, Ấn Độ luôn theo đuổi chính sách xây dựng đối tác và phát triển. Mối quan hệ hài hòa không có nghĩa là Ấn Độ chỉ quan sát với thái độ im lặng, nước này có lợi ích và sẽ bảo vệ các lợi ích chiến lược và thương mại của mình trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đối với Ấn Độ, việc sớm đạt được một Bộ quy tắc ứng xử (COC) của các bên ràng buộc về mặt pháp lý ở Biển Đông là rất quan trọng.

Tình thế đã trở nên phức tạp hơn trong thời gian qua ở Biển Đông. Trật tự dựa trên nguyên tắc pháp lý cần được tôn trọng và Ấn Độ đã luôn tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài liên quan đến trường hợp tranh chấp biển giữa Ấn Độ và Bangladesh. Hy vọng Trung Quốc cũng sẽ có quan điểm tương tự. Thay vì tự khẳng định với tư cách là một cường quốc đang lên, Trung Quốc nên trở thành một cường có trách nhiệm như nhiều nước kỳ vọng đối với một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

---------------

Quan điểm được thể hiện trong bài viết là quan điểm của các tác giả, không phản ánh quan điểm của ICWA hoặc của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

TS. Pankaj Jha : Giám đốc (Nghiên cứu), Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (ICWA)

TS. Võ Xuân Vinh: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

chuyen tham nang tam quan he chien luoc viet nam an do “Quan hệ Ấn Độ-Việt Nam bước vào giai đoạn mới”

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish nhấn mạnh trong cuộc họp báo chiều 30/8 khi thông báo về chuyến thăm chính thức Việt ...

chuyen tham nang tam quan he chien luoc viet nam an do Thủ tướng tiếp Đại sứ Ấn Độ

Chiều 23/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Ấn Độ Harish Parvathaneni đến chào nhân dịp nhận nhiệm vụ công ...

chuyen tham nang tam quan he chien luoc viet nam an do Đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển sâu rộng hơn nữa

Trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, hai bên đã thảo luận và thống nhất nhiều biện pháp nhằm đưa quan hệ Đối ...

TS. Pankaj Jha - TS. Võ Xuân Vinh

Xem nhiều

Đọc thêm

Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Xe điện Mazda EZ-6 chính thức ra mắt, thay thế Mazda 6 tại Trung Quốc

Hãng xe Nhật Bản chính thức ra mắt Mazda EZ-6 tại Triển lãm Ô tô Bắc Kinh 2024, mẫu xe điện này sẽ thay thế Mazda 6 tại thị trường ...
Cách thêm ảnh nổi bật trên iPhone iOS 16 đẹp mặt cực đơn giản

Cách thêm ảnh nổi bật trên iPhone iOS 16 đẹp mặt cực đơn giản

Thêm ảnh nổi bật trên iPhone iOS 16 là thủ thuật được khá nhiều người tìm kiếm, bởi iOS 16 tích hợp nhiều tính năng mới và thú vị, trong ...
Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình ...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện ...
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp ...
Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Con gái 13 tuổi được khen là bản sao nhan sắc của diễn viên Nicole Kidman

Faith gây ấn tượng ở sân bay với gương mặt thanh tú, làn da trắng sứ, gợi nhớ hình ảnh thời trẻ của minh tinh Nicole Kidman.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động