2008 - Những cái quên & Dự báo sai

Foreign Policy đã liệt kê những sự kiện bị báo chí lỡ "quên" một số phỏng đoán "nhầm lẫn" trong năm 2008
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nửa đầu năm 2008, 21.000 lính Mỹ đã tới Afghanistan.

Những sự kiện bị báo chí “quên”

 

1. Thêm binh sĩ đã tới Afghanistan

 

Cùng với kế hoạch giảm quân tại Iraq, Tổng thống đắc cử Barack Obama cam kết sau khi nhậm chức sẽ tăng đáng kể sự có mặt của quân đội Mỹ tại Afghanistan. Tuy nhiên, trên thực tế, quân số Mỹ ở Afghanistan đã và đang tăng. Trong nửa đầu năm 2008, chính quyền Bush đã tăng thêm 21.000 quân tại Afghanistan (chiếm 85% lực lượng Mỹ), chủ yếu là lực lượng không quân và lính thủy đánh bộ. Ngay cả các nước thành viên NATO vốn lưỡng lự với kế hoạch tăng quân cũng đã cam kết gửi thêm vài nghìn binh sĩ tới Afghanistan.

 

2. Mỹ giúp Ấn Độ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa

 

Việc Nga phản đối Mỹ lập hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu gây khá nhiều ồn ào. Nhưng người ta đã không chú ý tới sự kiện khác quan trọng không kém. Ngày 27/2, sau hai ngày thảo luận tại New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates lặng lẽ tuyên bố về việc Mỹ và Ấn Độ đàm phán việc phát triển một chương trình phòng thủ tên lửa trên đất Ấn Độ. Mặc dù mới chỉ ở bước đầu, sự việc có thể trở thành chủ đề tranh cãi giữa các nước lớn trong nhiều thập kỷ tới. Kế hoạch sẽ làm Bắc Kinh lo ngại việc Mỹ đang cố ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Ngoài ra, một lá chắn tên lửa tại Ấn Độ cũng sẽ làm dấy lên cuộc khủng hoảng mới giữa Ấn Độ và Pakistan. 

 

3. Nga lặng lẽ tiến vào châu Phi

 

Các chuyến phiêu lưu gần đây của Trung Quốc tại châu Phi đã được báo chí đề cập khá nhiều. Nhưng tại khu vực này cần chú ý thêm một đối tác khác. Đó là Nga, với nỗ lực tiến vào châu Phi qua các thỏa thuận về dầu khí. Hồi tháng 9, Công ty Gazprom của Nga đã ký thỏa thuận về dầu với Nigeria, nước có nguồn cung khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Gazprom còn tài trợ cho Tây Phi xây dựng tuyến đường dẫn dầu xuyên Sahara dài hơn 4.000 km tới châu Âu; hỗ trợ dự án xây đường ống dẫn khí từ Libya xuyên Địa Trung Hải. Các thỏa thuận giữa Nga với Algeria, Angola, Ai Cập và Bờ Biển Ngà trị giá 3,5 tỷ USD dự kiến được thực hiện vào năm 2010. Nếu được thực hiện, Nga sẽ có quyền kiểm soát hoàn toàn nguồn cung dầu khí của châu Phi tới châu Âu. Hoãn khoản nợ 20 tỷ USD, Nga mới đây tuyên bố gói viện trợ 500 triệu USD cho châu Phi không kèm điều kiện.

 

4. Thêm một Darfur tại Sudan

 

Cuộc xung đột tại Darfur khiến nhiều người chú ý. Nhưng một cuộc khủng hoảng khác tại Sudan cũng đang có nguy cơ trở thành thảm họa nhân đạo mới nhất ở nước này. Đó là bất ổn tại Nam Kordofan, một bang được thành lập năm 2005 quanh khu núi Nuba, nằm phía Bắc khu tự trị. Lực lượng Chính phủ trung ương, lực lượng Nam Sudan và các nhóm địa phương đang thu thập vũ khí và tuyển mộ binh sĩ với hy vọng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương vào năm tới. Theo báo cáo của Nhóm Khủng hoảng Toàn cầu (ICG) hồi tháng 10, hàng trăm người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột giữa các phe phái trong vài năm qua.

 

5. Sử dụng năng lượng mặt trời gây hiệu ứng nhà kính?

 

Nếu bạn nghĩ rằng năng lượng mặt trời là năng lượng “sạch”, hãy nghĩ lại. Việc sản xuất các máy móc có thể chạy bằng năng lượng mặt trời đã sản sinh ra một lượng khí mạnh gấp 17.000 lần khí C02 vốn gây sự ấm lên toàn cầu. Khí NF3 được sử dụng để lau chùi các mạch nhỏ trong khi sản xuất thiết bị điện tử hiện đại như TV màn hình phẳng, iPhones, chip máy tính... Giới công nghiệp tuyên bố chỉ 2% của lượng khí NF3 này bị thải vào không khí, nên NF3 từng được xem là lựa chọn “sạch” hơn so với các loại khí thải khác. Tuy nhiên, trên thực tế, “NF3 có thể gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn cả một nhà máy năng lượng chạy bằng than lớn nhất thế giới”, theo một nghiên cứu tháng 6/2008 của ĐH California (Mỹ).

 

Và một số phỏng đoán tồi tệ nhất

 

1. “Nếu bà Hillary Clinton tham gia cuộc đua cùng ông John Edwards và ông Barack Obama, bà sẽ là ứng cử viên chính thức. Đối thủ duy nhất của bà là ông Al Gore, và ông Barack Obama sẽ không đánh bại được bà Hillary trong Đại hội của đảng Dân chủ” - Fox News ngày 17/12/2006. Thực tế đã xảy ra ngược lại, khi ông Obama chính thức được đề cử làm đại diện của đảng Dân chủ ngay tại Đại hội của Đảng này.

 

2. “Ai nói chúng ta đang suy thoái, hay đang tiến đến sự suy thoái, đặc biệt là suy thoái tồi tệ nhất từ cuộc Đại suy thoái 1930 - đang tự đưa ra khái niệm “suy thoái” của chính mình”, The Washington Post ngày 14/9/2008. Ngay ngày sau, Lehman Brothers đăng ký phá sản, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

 

3. “Bắt đầu là việc chiếm Nam Ossetia và Abkhazia. Sau đó là việc phá tan lực lượng vũ trang Gruzia. Tiếp theo, việc thay thế một chính phủ được bầu cử thân phương Tây bằng một chính phủ bù nhìn, sẽ xảy ra trong hai, ba tuần nữa” - Fox News ngày 11/8/2008. Tác giả bài viết sau khi dự đoán các hành động trên của Nga còn cho rằng Ukraine sẽ nằm trong trong “danh sách tấn công” tiếp theo của Nga và rằng Mỹ sẽ gửi quân đến. Tuy nhiên, trên thực tế, Nga đã đồng ý ngừng bắn và rút quân, và Chính phủ của Tổng thống Saakashvili không thay đổi.

 

4. “Trên thực tế, nguy cơ đối với việc vận chuyển dầu trên biển là ít hơn rất nhiều so với dự tính. Thứ nhất, những thùng dầu ít bị hỏng hóc hơn các loại vỏ hàng hóa khác. Thứ hai, các cuộc xung đột khu vực ít ảnh hưởng đến việc vận chuyển nói chung..” - Foreign Affairs tháng 5, 6/2007. Tuy nhiên, ngày 15/11/2008, một nhóm cướp biển Somali đã tấn công chiếc tàu chở 2 triệu thùng dầu trên Ấn Độ Dương. Năm qua, cướp biển hoạt động trên tuyến đường biển này đã tấn công hơn 50 chiếc tàu, tăng từ 13 chiếc của năm ngoái.

 

5. “Khả năng giá dầu từ 150-200 USD/thùng có vẻ sẽ kéo dài từ 6-24 tháng nữa”, theo Arjun Murti, nhà phân tích dầu mỏ của tập đoàn Goldman Sachs trong báo cáo ngày 5/5/2008. Tuy nhiên, “lời sấm” này đã sai khi giá dầu sau khi đạt đỉnh hồi tháng 7 lên gần 150 USD/thùng đã bắt đầu giảm. Hiện chỉ xấp xỉ 40 USD/thùng.


Kim Chung (Theo Foreign Policy)

Đọc thêm

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động