5 cách tàu sân bay Mỹ có thể bị đánh chìm

Lê Ngọc
Tàu sân bay có cách tự vệ trước các đòn tấn công như ngư lôi phóng từ tàu ngầm, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo… Tuy nhiên, dưới đây là 5 vấn đề mà kiến trúc sư tàu sân bay thế hệ tiếp theo cần phải cân nhắc kỹ trong ít nhất ba thập kỷ tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Năm cách tàu sân bay Mỹ có thể bị đánh chìm
“Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, các tàu sân bay với sức mạnh đáng sợ vẫn luôn có thể bị hạ “knock-out” bởi nhiều loại vũ khí. (Nguồn: Best HQ Wallpapers)

Phương tiện không người lái dưới biển

Từ lâu, tàu ngầm đã trở thành mối đe dọa chết người nhất đối với hàng không mẫu hạm. Trong Thế chiến II, các hạm đội tàu sân bay lớn đều chịu tổn thất do tàu ngầm gây ra. Trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ coi tàu ngầm của Liên Xô là một vấn đề nghiêm trọng.

Khó khăn lớn nhất mà tàu ngầm phải đối mặt là tìm kiếm tàu sân bay, sau đó vào vị trí khai hỏa (bằng tên lửa hoặc ngư lôi) trước khi có thể bị phát hiện và tiêu diệt bởi máy bay của tàu sân bay và tàu hộ tống. Nếu con tàu không phải là cảm tử, thì việc tìm kiếm một lối thoát tiềm năng cũng là một vấn đề.

Tàu ngầm không người lái giải quyết được các vấn đề này. Chúng có thể chờ đợi vô thời hạn dọc theo các tuyến đường mà hàng không mẫu hạm có thể đi qua, chỉ chuyển sang tấn công sau khi chúng phát hiện ra tàu sân bay. Chỉ được trang bị một số vũ khí, các phương tiện không người lái dưới biển, hoạt động tự động trong các điều kiện định sẵn, có thể khiến các tàu sân bay tương lai phải trả giá.

Tấn công mạng

Hàng không mẫu hạm là một hệ thống phức tạp, từ thiết kế tàu, nhóm không quân đến lực lượng đặc nhiệm hộ tống. Tàu sân bay lớp Ford sẽ phức tạp hơn, hoạt động như một phần của một hệ thống vũ khí và cảm biến với phạm vi kết nối hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm. Mặc dù các liên kết kỹ thuật số của mạng lưới này khó có thể đột nhập nhưng bất kỳ kẻ thù nào cũng sẽ cố gắng xâm nhậm hệ thống máy tính để phá hoại các liên kết này.

Tác động của các cuộc tấn công mạng có thể rất khác nhau; ở mức tối thiểu, chúng có thể "che mắt" các hàng không mẫu hạm, khiến tàu và máy bay không thể thực hiện nhiệm vụ. Nó cũng có thể tiết lộ vị trí của tàu sân bay, khiến con tàu dễ bị tấn công bởi tên lửa và tàu ngầm. Ở mức độ cao hơn, một cuộc tấn công mạng có thể vô hiệu hóa các hệ thống chủ chốt, khiến tàu sân bay không thể tự vệ.

Các phương tiện không người lái trên không

Trên thực tế, các thiết bị bay không người lái (UAV) không có gì mới khi so sánh với một một tên lửa hành trình (không khác gì máy bay không người lái tự sát). Trong lịch sử, những chiếc máy bay có người lái đã từng đánh chìm tàu sân bay từ những năm 40 của thế kỷ trước bằng cách tự sát vì phải đối mặt với hệ thống phòng không. Tên lửa hành trình cũng vậy, nó giúp mở rộng tầm bắn nhưng xuyên thủng hệ thống phòng không là điều không dễ dàng.

Ngược lại, các UAV tự hành mang vũ khí có khả năng linh hoạt để áp đảo các mạng lưới phòng không, đặc biệt khi người ta không phải lo lắng về sự sống còn của phi công. Người ta có thể điều động vũ khí ở nhiều cự li khác nhau, sau đó áp sát mục tiêu và dùng cách tự sát để giáng những đòn chí mạng cho tàu sân bay. Không có gì trên thế giới này nguy hiểm hơn một cỗ máy cảm tử.

Vũ khí siêu thanh

Trung Quốc, Nga và Mỹ đều dành sự quan tâm lớn đến các hệ thống siêu thanh, vốn gây ra mối đe dọa theo nhiều cách tương tự tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, không giống như tên lửa đạn đạo, vũ khí siêu thanh có thể tiếp cận mục tiêu từ quỹ đạo, khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn bằng vũ khí phòng thủ. Chúng kết hợp những đặc tính gây chết người nhất của cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, và chỉ với quán tính thôi cũng đủ gây ra thiệt hại không nhỏ tàu sân bay, nếu không nói là toàn bộ con tàu.

Tấn công từ quỹ đạo

Tàu sân bay vốn dĩ không thể tàng hình giống như cách một máy bay, tàu ngầm hoặc thậm chí tàu nổi có thể trở nên vô hình, một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các tàu sân bay luôn có được mức độ hữu dụng nhất định nhờ tính cơ động của chúng. Nhược điểm của căn cứ không quân tĩnh là kẻ thù luôn biết nó ở đâu nên các tàu sân bay có thể tận dụng sự khác biệt giữa hệ thống giám sát và hệ thống vũ khí ngoài tầm nhìn.

Các hệ thống tấn công từ quỹ đạo (còn gọi là “Những quả chùy của Chúa”) có thể giải quyết vấn đề đó. Các vệ tinh được trang bị các thanh vonfram, hoặc bất kỳ loại vũ khí động năng nào khác, có thể đồng thời xác định các tàu sân bay và tấn công chúng, mà không gặp các vấn đề lộn xộn liên quan đến kết nối mạng. Các thực thể từ quỹ đạo này chỉ sử dụng động năng, có thể tung ra một cú đánh cực mạnh vào một mục tiêu trên bề mặt, đánh chìm tàu sân bay hoặc khiến nó trở nên vô dụng.

Hàng không mẫu hạm có trụ vững lâu dài không?

Các tàu sân bay là công cụ có ảnh hưởng địa chính trị rất lớn. Một khi chúng phục vụ hữu ích trong vai trò đó, các quốc gia khác sẽ tìm cách vô hiệu hóa chúng.

Tàu sân bay đã được chứng minh có tính linh hoạt đáng kể, với mức này hay cách khác trong gần một trăm năm qua. Kể từ USS Forrestal trở đi, siêu tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã tồn tại về cơ bản với hình thức tương tự kể từ những năm 50 của thế kỷ trước và có thể sẽ tiếp tục hoạt động trong nửa sau của thế kỷ XXI.

Sẽ đến một lúc nào đó, các vũ khí hiện đại xuất hiện, các hàng không mẫu hạm sẽ không còn khả năng để che chắn “gót chân Achilles” của chúng. Tuy nhiên, không rõ khi nào ngày đó sẽ đến. Điều đó chỉ có thể được chứng thực nếu một trong những tàu sân bay với sức mạnh đáng sợ đó của Hải quân Mỹ bị hạ gục.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ cử tàu chiến gia nhập hạm đội tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sắp đến Biển Đông, ghé thăm nhiều nước châu Á
5 lực lượng hải quân thống trị đại dương thập niên 2020
Nhóm tàu chiến Mỹ kéo vào Biển Đông tập trận cùng Malaysia
Mỹ, Trung đồng loạt điều tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông: Cạnh tranh gay gắt, nguy cơ xung đột gia tăng
(theo National Interest)

Đọc thêm

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động