Ấn Độ trước cuộc khủng hoảng tiền giả

Những tờ Rupee giả đã làm lũng đoạn nền kinh tế của Ấn Độ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
an do truoc cuoc khung hoang tien gia Quan hệ Mỹ-Ấn sẽ được tăng cường dưới thời Donald Trump?
an do truoc cuoc khung hoang tien gia LHQ kêu gọi Ấn Độ - Pakistan giảm căng thẳng ở Kashmir

Quyết định gần đây của Chính phủ Ấn Độ hủy bỏ hiệu lực của tiền giấy mệnh giá 500 và 1.000 Rupee phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng về tình trạng lan tràn tiền giả trong nền kinh tế Ấn Độ. Theo Viện thống kê Ấn Độ, khoảng 25% số tiền Rupee đang lưu thông là tiền giả và đây thực sự là con số đáng kinh ngạc.

Một vấn nạn

Sự ồn ào của các phương tiện truyền thông Ấn Độ thời gian qua về những vấn đề chính trị xoay quanh vấn nạn “tiền đen” là điều dễ hiểu. Nhưng không thể phủ nhận, nạn tiền giả đang đe dọa sự bình ổn tiền tệ và an ninh nội bộ của Ấn Độ. Trong thông báo chính thức của Bộ Tài chính Ấn Độ, quy định về việc in ấn và lưu hành tiền nhấn mạnh quyết định thu hồi tất cả các đồng tiền mệnh giá 500 và 1.000 Rupee là nhằm kiềm chế hoạt động tài trợ khủng bố thông qua số tiền kiếm được từ việc mua bán tiền giả.

an do truoc cuoc khung hoang tien gia
Người dân Ấn Độ xếp hàng đổi tiền. (Nguồn: The Crusader Journal)

Ấn Độ là một nền kinh tế lớn mới nổi. Lượng tiền mặt giao dịch mỗi ngày có thể lên đến hàng tỷ Rupee. Theo Tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) của Mỹ, năm 2015, 78% giao dịch của người tiêu dùng tại Ấn Độ sử dụng tiền mặt. Chính vì vậy, thị trường giao dịch tiền mặt khổng lồ này trở thành môi trường béo bở cho tiền giả tràn lan. Tại Mumbai, tiền giả xuất hiện khắp mọi nơi, thậm chí từ máy rút tiền tự động trên đường phố, buộc bất cứ ai cũng phải kiểm tra kỹ khi nhận được tiền. Nhiều khi nhân viên ngân hàng cũng không thể phân biệt được tiền thật và tiền giả.

Những câu hỏi đặt ra hiện nay là: Quy mô lượng tiền giả đang lưu hành trên thị trường Ấn Độ thực sự lớn đến cỡ nào? Hoạt động buôn bán trái phép diễn ra như thế nào? Ảnh hưởng của nó tới lợi ích kinh tế của từng cá nhân? Các băng nhóm tội phạm có tổ chức liên quan đến vấn nạn này? Những lỗ hổng trong công tác quản lý tiền tệ của Ấn Độ?

Từ năm 2010-2013, các cơ quan thi hành luật pháp Ấn Độ thu giữ 150 triệu USD tiền giả. Chính phủ Ấn Độ nhận định việc làm giả các tờ tiền Rupee mệnh giá cao không phải là một hoạt động tội phạm thông thường mà phải có tổ chức, bảo lãnh nhằm phá hoại an ninh kinh tế. Đây có thể coi là một hình thức khác của “khủng bố kinh tế”.

Nguồn gốc của tiền giả

Ở Ấn Độ, tiền giả được phân phối bởi một mạng lưới rộng lớn và qua các bên trung gian. Bên trung gian không chỉ nằm trong lãnh thổ Ấn Độ mà trải rộng ở các nước láng giềng như Nepal, Bangladesh và Sri Lanka. Từ các điểm trung chuyển này, tiền giả được bơm vào lãnh thổ Ấn Độ qua biên giới. Nhiều người dân Pakistan đã bị bắt giữ với lượng tiền Rupee giả rất lớn.

"Với mức độ tiền giả đang có ở đất nước này, cần thiết có một biện pháp nghiêm ngặt. Thật tốt khi Chính phủ bất ngờ ra thông báo hủy tiền giấy mệnh giá lớn. Vì nếu được cảnh báo trước, một số người có thể sẽ tìm cách tẩu tán tiền giả".

Ông Tushar Arora, nhà kinh tế tại Ngân hàng HDFC.

David Headley, người Mỹ đang phải thụ án vì liên quan đến vụ tấn công khủng bố Mumbai (Ấn Độ) khiến 166 người thiệt mạng hồi năm 2008, từng thú nhận trước tòa án Chicago rằng Cơ quan tình báo đối ngoại Pakistan (ISI) đã cung cấp tiền Rupee giả  để ông ta trang trải cho nhiều chuyến đi tới Ấn Độ. Headley còn tiết lộ tiền giả được làm tinh vi đến nỗi ông ta không gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi thanh toán, tiêu dùng ở Ấn Độ.

Trường hợp khủng hoảng tiền giả như của Ấn Độ không phải chưa từng xảy ra trên thế giới. Cuối thập niên 1990, Mỹ cũng từng đối mặt với vấn nạn tiền giả còn được gọi là “siêu USD”. Theo báo chí, tiền giả được sản xuất tại Triều Tiên và sau đó được bơm vào thị trường Mỹ thông qua các ngân hàng đen và những tay buôn lậu. Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2009, độ tinh vi của tiền giả sử dụng để thanh toán những hóa đơn hàng trăm USD có khả năng làm xói mòn niềm tin của công chúng đối với luật pháp Mỹ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhiều cửa hàng Mỹ thời kỳ đó từ chối các tờ tiền mệnh giá 100 USD.

Cuộc chiến dai dẳng

Về phần mình, Chính phủ Ấn Độ cố gắng giải quyết vấn nạn này thông qua việc điều chỉnh luật pháp trong nước và sử dụng các biện pháp ngoại giao. Năm 2012, Ấn Độ sửa đổi Đạo luật các hoạt động bất hợp pháp, theo đó sở hữu tiền giả với ý định làm tổn hại đến sự ổn định tiền tệ của đất nước được coi là hành động khủng bố. Năm 2010, Ấn Độ gia nhập FATF, một cơ quan liên chính phủ chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Năm 2014, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) thu hồi các loại tiền giấy phát hành trước năm 2005, một biện pháp để giải quyết vấn nạn tiền giả và cải thiện khả năng bảo mật. Đặc biệt từ năm 2014, Ấn Độ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt ngoại giao với Pakistan khi cơ quan điều tra Ấn Độ lật tẩy một đường dây sản xuất và buôn bán tiền Rupee giả xuyên quốc gia lớn có liên quan tới Pakistan.

"Người nghèo thường ít thông tin hơn so với tầng lớp trung lưu thành thị nên họ có thể sẽ tổn hại nhiều nhất nếu họ không biết đổi tiền vào đúng thời điểm”

Ông Jahangir Aziz, chuyên gia cao cấp về kinh tế châu Á của hãng dịch vụ tài chính JP Morgan.

Độ tinh vi của tiền giả và việc những tờ tiền giả được sản xuất từ loại giấy giống hệt với tiền thật cho thấy phải có sự tham gia, đầu tư rất lớn. Hơn nữa, đồng tiền Rupee giả còn bắt chước y hệt dấu hiệu nhận biết an ninh của tiền thật nên rất khó phát hiện bằng các thiết bị thông thường. Những dấu hiệu thiết kế bóng chìm ở nền và các hiệu ứng hình ảnh chỉ có thể được sản xuất từ máy móc in tiền tiêu chuẩn. Các loại máy này rất đắt tiền và chỉ được bán cho chính phủ các nước để giao cho các ngân hàng trung ương của họ. Trên thế giới cũng có rất ít các nhà sản xuất máy in tiền.

Kết quả thu thập từ nhiều cuộc điều tra của hội đồng chuyên gia về tiền tệ của Ấn Độ cho thấy tất cả tiền giả bị thu giữ bởi các cơ quan thực thi pháp luật trên khắp đất nước Ấn Độ không chỉ có chung nguồn gốc. Phát hiện này khiến Chính phủ Ấn Độ quyết định thành lập Lực lượng Đặc nhiệm tài chính (FATF) - cơ quan liên chính phủ chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, quyết định hủy bỏ hiệu lực của tiền giấy mệnh giá 500 và 1.000 Rupee là bước đi đúng hướng bởi hầu hết các đồng tiền giả bị thu giữ cho đến nay đều ở hai mệnh giá này. Quyết định vô hiệu hóa tiền mệnh giá cao đã làm cho hàng triệu Rupee tiền giả giờ đây như giấy phế liệu.

"Loại bỏ các tờ tiền mệnh giá cao sẽ gây ra một nỗi sợ hãi cho những người nắm giữ chúng vì các mục đích bất hợp pháp và thúc đẩy tiến tới thiết lập một hệ thống thanh toán điện tử hiệu quả hơn",

Ông Eswar Prasad, Giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell.

Tuy nhiên, quyết định này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Việc thu giữ hai mệnh giá tiền này cũng có nghĩa là thu giữ 86,4% tổng giá trị tiền tệ Ấn Độ đang lưu thông. Về mặt ngoại giao, việc trách cứ Pakistan đứng đằng sau khủng hoảng tiền giả của Ấn Độ làm sứt mẻ quan hệ hai nước.

Theo quy định, từ nay đến cuối tháng 12 tới, người dân được quyền đổi tối đa 4.000 Rupee/ ngày và sẽ phải đóng thuế nếu đổi nhiều hơn. Cảnh sát được triển khai với quy mô lớn để đảm bảo trật tự, tuy nhiên tình trạng chen lấn xô đẩy đã diễn ra ở một vài nơi do người dân phải đợi quá lâu mà vẫn chưa đổi được tiền. Rõ ràng, người dân và nền kinh tế Ấn Độ cần thời gian nhất định để thích ứng.

Sau quyết sách này, Chính phủ Ấn Độ cần xây dựng một chiến lược đa hướng chống tiền giả, đồng thời tính toán chi phí lợi – hại của quá trình này. Đặc biệt, chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi cần cân nhắc bảo đảm mẫu tiền mới trong tương lai sẽ không đi vào vết xe đổ.

Nhìn chung, công cuộc chống nạn tiền giả của Ấn Độ trước mắt là một con đường dài. Quyết sách mới của chính quyền ông Modi chắc chắn đã “dằn mặt” được những kẻ buôn tiền giả và tham nhũng. Liệu ông Modi có đủ quyết liệt trong cuộc chiến này hay không thì vẫn phải chờ xem.

an do truoc cuoc khung hoang tien gia Quan hệ Mỹ-Ấn sẽ được tăng cường dưới thời Donald Trump?

Không giống như nhiều nước châu Á khác, Ấn Độ lại cho rằng sự thay đổi người cầm cương ở Washington có thể giúp Ấn ...

an do truoc cuoc khung hoang tien gia LHQ kêu gọi Ấn Độ - Pakistan giảm căng thẳng ở Kashmir

Ngày 25/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ đụng độ dọc Đường kiểm ...

an do truoc cuoc khung hoang tien gia Động đất 7,2 độ richter tại El Salvador, Nicaragua

Ngày 24/11, một trận động đất mạnh 7,2 độ richter ở Thái Bình Dương làm rung chuyển El Salvador và Nicaragua, một giờ sau khi ...

Trang Trần (theo National Interest)

Đọc thêm

Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Mời độc giả tham khảo các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Indonesia sẽ khép lại hành trình của mình tại vòng chung kết U23 châu Á 2024 bằng màn thi đấu với U23 Iraq.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Apple sẽ ra mắt loạt iPad mới tại sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5?

Apple sẽ ra mắt loạt iPad mới tại sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5?

Apple đã gửi thư mời tới giới truyền thông và cộng đồng công nghệ để thông báo về việc sẽ tổ chức một sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5.
Cách khắc phục lỗi laptop không vào được màn hình chính cực hiệu quả

Cách khắc phục lỗi laptop không vào được màn hình chính cực hiệu quả

Lỗi không vào được màn hình chính của laptop là một vấn đề phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải. Bài viết này sẽ mách bạn một số cách ...
Mách bạn cách sử dụng Emoji ẩn trên TikTok không phải ai cũng biết

Mách bạn cách sử dụng Emoji ẩn trên TikTok không phải ai cũng biết

TikTok là một ứng dụng cho phép dùng chia sẻ, tạo ra các video ngắn chứa nội dụng phong phú phù hợp với nhiều độ tuổi. Ngoài ra, bạn còn ...
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ra.
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động