Bầu cử Mỹ: Đông Nam Á muốn ai làm Tổng thống Mỹ?

Chu An
TGVN. Ngày 30/8, tờ Straits Times (Singapore) đã đăng bài bình luận của tác giả Bhagyashree Garekar về góc nhìn và quan điểm của một số nước Đông Nam Á đối với hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Joe Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden - người mang 'phép màu' mới đến Trung Đông?
Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020: Bỏ phiếu qua thư có khả thi?
bau-cu-my-dong-nam-a-muon-ai-lam-tong-thong-my
Cả ông Trump hay ông Biden sẽ khó nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của cả khu vực Đông Nam Á. (Nguồn: The Business Times)

Hai cách tiếp cận với Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á đã có một giai đoạn đầy khó khăn trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngay trong ngày đầu tiên ở cương vị mới, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới nếu được hiện thực hóa.

Các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại lại chao đảo khi ông tiến hành cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.

Tin liên quan
Nhân tố Trung Quốc trong bầu cử Mỹ Nhân tố Trung Quốc trong bầu cử Mỹ

Thế nhưng, ông chỉ đứng cùng lãnh đạo các nước trong khu vực tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Thủ đô Manila của Philippines vào năm 2017 để rồi không xuất hiện trở lại trong 2 năm tiếp theo và không tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á bất cứ lần nào.

Những động thái bắt nguồn từ chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở của Tổng thốngTrump, với lập trường đối đầu rõ rệt với Trung Quốc, đã gây ra những xáo động mới ở Biển Đông, nơi hai siêu cường thường xuyên đối đầu trực tiếp với nhau.

Khi nhiệm kỳ 4 năm sắp kết thúc, ông Trump lại có một đối thủ đáng gờm là ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ - người đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. Phó Tổng thống của Barack Obama đã cam kết đàm phán lại TPP và ưu tiên việc củng cố các liên minh mà ông Trump cho là gánh nặng.

Giáo sư Joseph Liow, Trưởng khoa Nhân văn, Nghệ thuật và Khoa học Xã hội tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) bình luận: “Ông Trump nổi tiếng là người khó đoán định, các quan chức của ông là những nhà tư tưởng có quan điểm cứng rắn - điều đó khiến người ta khó mà hy vọng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ hạ nhiệt”.

Ông cho biết thêm: “Khu vực Đông Nam Á đã quen với ông Biden vì ông đã phục vụ nhiều năm dưới quyền Tổng thống Obama. Ông Biden có khả năng sẽ áp dụng trở lại cách tiếp cận quen thuộc hơn đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng việc gây áp lực với Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục. Thế giới đã thay đổi đáng kể từ thời Obama”.

Cách tiếp cận theo cơ chế đa phương và liên minh truyền thống của Biden là điểm thu hút nhiều người.

Tiến sĩ Charles Morrison, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Trung tâm Đông Tây có trụ sở tại Honolulu, nói: “Ông Biden sẽ quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và củng cố Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Ông cũng cam kết sẽ hợp tác theo hình thức đa phương với các nước đồng minh và bạn bè để hóa giải những thách thức đối với chế độ pháp quyền và duy trì vai trò lãnh đạo vững chắc của Mỹ trong khu vực và trên toàn cầu”.

Đông Nam Á thích ai hơn?

Theo Giáo sư Joseph Liow, một số quốc gia có thể cảm thấy rằng Chính quyền Trump đã chú ý tới những vấn đề then chốt mà ông Obama và những người tiền nhiệm của ông lưỡng lự trong việc đưa ra quan điểm mạnh mẽ - như vấn đề trật tự luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Dù vậy, cả ông Trump hay ông Biden sẽ khó nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của cả khu vực Đông Nam Á.

Giáo sư Liow cũng lưu ý rằng, Singapore lúc nào cũng có thể làm việc với chính quyền của cả hai đảng. Trong khi đó, Malaysia lại lo ngại việc Nhà Trắng dưới sự lãnh đạo của đảng Dân chủ có thể tăng cường giám sát vấn đề tiêu chuẩn lao động và môi trường - vốn là những lĩnh vực bất đồng trong quan hệ của Malaysia với Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ liên minh Mặt trận dân tộc (BN) nắm quyền tại Malaysia.

Tin liên quan
PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020. Cuộc đuổi vượt bắt đầu! PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020. Cuộc đuổi vượt bắt đầu!

Chính quyền của Thủ tướng Muhyiddin Yassin, vốn bao gồm nhiều đảng phái và nhân vật trong Chính quyền liên minh BN tồn tại suốt 6 thập kỷ tới năm 2018, có thể nhận thấy việc ông Biden lên nắm quyền sẽ khiến Malaysia trở lại thời kỳ khó khăn trước đây.

Với Indonesia, Banyu Perwita, Giáo sư chuyên ngành Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Tổng thống ở Bekasi, tỉnh Tây Java (Indonesia) và cũng là đồng tác giả một cuốn sách về các chính sách đối ngoại của Trump, cho rằng, chiến thắng của ông Biden sẽ có ý nghĩa tích cực đối với Indonesia dựa trên lập luận rằng, Mỹ đã trở nên gần gũi hơn với Indonesia dưới thời ông Obama.

“Vấn đề then chốt là Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Biden sẽ xem xét sáng kiến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới một cách nghiêm túc hơn. Điều này đặc biệt có lợi cho châu Á và do đó là có lợi cho Indonesia”, ông nói.

Theo Nhà nghiên cứu chính trị Thitinan Pongsudhirak đến từ Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), ông Biden có thể có thái độ gay gắt hơn đối với Chính quyền Prayut Chan-o-cha nên việc ông Trump giành chiến thắng sẽ có lợi cho Thái Lan.

Ông cho biết quan hệ giữa Thái Lan và Mỹ đã ấm lên đáng kể dưới thời Chính quyền Trump, trong khi ông Obama có quan điểm cứng rắn đối với cuộc đảo chính quân sự năm 2014 do Tướng Prayut lãnh đạo.

Với Việt Nam, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng, mặc dù quan hệ của Việt Nam với Mỹ đã phát triển mạnh mẽ dưới chính quyền của cả đảng Dân chủ và lẫn đảng Cộng hòa, nhưng có lẽ “nhiều người vẫn muốn ông Trump tái đắc cử”.

Dindo Manhit, Giám đốc điều hành Tổ chức tư vấn chiến lược Stratbase, cho rằng việc ông Biden chiến thắng sẽ tốt hơn cho Philippines, vì ứng cử viên này dường như sẽ tạo dựng lại danh tiếng cho Mỹ trong mắt các đồng minh chủ chốt của nước này ở khu vực, điều đã bị xói mòn bởi cách tiếp cận mang tính giao dịch của Tổng thống Trump. “Ông Biden rất tin tưởng vào các liên minh. Tôi cho rằng châu Á sẽ thích kiểu lãnh đạo đó”, ông Dindo Manhit cho hay.

Bầu cử Mỹ 2020: Đã rõ ai là người trung thành nhất với Tổng thống Trump

Bầu cử Mỹ 2020: Đã rõ ai là người trung thành nhất với Tổng thống Trump

TGVN. Việc ông Mike Pence tiếp tục được xác nhận làm ứng cử viên liên danh tranh cử của Tổng thống Trump là một bằng ...

'Đòn gió' của ông Trump với Trung Quốc

'Đòn gió' của ông Trump với Trung Quốc

TGVN. Phải chăng ông Trump đang thực thi “nghệ thuật của thỏa thuận” đối với Trung Quốc bằng cách thuyết phục Bắc Kinh đưa ra ...

Bầu cử Mỹ: Di sản đối ngoại của Tổng thống Trump và bài toán ông Biden phải giải nếu thắng cử

Bầu cử Mỹ: Di sản đối ngoại của Tổng thống Trump và bài toán ông Biden phải giải nếu thắng cử

TGVN. Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, Tổng thống Trump đã thực hiện được một số cam kết nổi bật nhất mà ông đưa ...

(theo Straits Times)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Hội thảo 'Hội chứng chuyển hóa - giải pháp chăm sóc sức khỏe từ dược liệu Việt'

Ngày 20/11, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Y dược Cổ truyền kết hợp cùng Công ty Omy Pharma tổ chức thành công buổi hội thảo trực tuyến về chủ đề ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động