Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng tiếp theo?

Quang Đào
TGVN. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 59 dự kiến diễn ra vào ngày 3/11/2020. Đến nay, “cuộc đua” tới chiếc ghế ở Phòng Bầu dục vẫn là sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai chính đảng Cộng hòa và Dân chủ, với 15 đại diện từ đảng Dân chủ và 3 đại diện đến từ đảng Cộng hòa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu tong thong my 2020 ai se la ong chu nha trang tiep theo Điều tra luận tội Tổng thống Trump: Gửi bức thư dài 8 trang cho đảng Dân chủ, Nhà Trắng nói gì?
bau cu tong thong my 2020 ai se la ong chu nha trang tiep theo Washington: Thay vì giảm, Nga đẩy mạnh tuyên truyền sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016
bau cu tong thong my 2020 ai se la ong chu nha trang tiep theo
Các ứng cử viên (từ trái qua phải) Bernie Sanders, Joe Biden và Elizabeth Warren. (Nguồn: Politico)

Chỉ còn hai tháng nữa là mùa bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ khởi động với các cuộc bầu cử sơ bộ ở các bang. Hai chính đảng lớn nhất của Mỹ đang có những câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Đương kim Tổng thống Donald Trump được dự đoán sẽ là gương mặt đại diện cho đảng Cộng hòa trong khi hai cái tên Joe Walsh và William F. Weld gần như không cản được đường tiến của ông Trump.

Bên kia chiến tuyến, cuộc nội chiến để trở thành cử tri đại diện cho đảng Dân chủ hiện đang diễn ra rất quyết liệt với 15 cái tên có xuất thân, độ tuổi khác nhau. Từ những gương mặt quen thuộc như Bernie Sanders, cựu phó Tổng thống Joe Biden… cho tới những cái tên khá bất ngờ như doanh nhân công nghệ Andrew Yang và cựu Thị trưởng New York, tỷ phú Michael Bloomberg.

Dưới đây là một số gương mặt nổi bật có thể tạo ra được sự bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Donald Trump

Trái ngược với các cuộc thăm dò ý kiến cho rằng Tổng thống Trump đứng sau một số ứng cử viên Tổng thống 2020 của Đảng Dân chủ, thì nhiều nhà quan sát chính trị lại tin tưởng ông Trump nhiều khả năng sẽ thắng cử.

Theo kết quả cuộc thăm dò của New York Times, đại đa số cử tri tại các bang “chiến trường” (các bang thường có kết quả bầu cử sít sao và có ý nghĩa quyết định đến kết quả cuối cùng), những cử tri bỏ phiếu cho ông Trump năm 2016 đã bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử Thượng viện và Hạ viện giữa kỳ năm 2018 nhằm tạo thế “cân bằng quyền lực” giữa hai đảng. Nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, những cử tri này sẽ quay lại bỏ phiếu cho ông Trump.

Ngoài ra, tuy ông Trump được nhận xét là một người có tính cách “khó gần” do các phát biểu và hành động gây tranh cãi, nhưng ông lại được lòng rất nhiều cử tri bởi họ ấn tượng với cách ông thể hiện trong công việc là biến lời nói thành hành động, khác hẳn nhiều chính trị gia khác.

Lợi thế lớn nhất của ông Trump đến lúc này là kinh tế Mỹ vẫn đang phát triển vững chắc. Các phát biểu, hành động cứng rắn của ông về việc “mang việc làm quay lại nước Mỹ” luôn có sức thu hút lớn với đại bộ phận cử tri Mỹ vốn thuộc tầng lớp lao động. Theo Business Insider, dưới thời ông Trump, nền kinh tế Mỹ có mức tăng trưởng GDP trong khoảng 2-3%. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt 2,9% - mức cao nhất trong 13 năm qua. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp đang giảm, tiền lương và số lượng việc làm đang tăng lên.

Joe Biden

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden năm nay 77 tuổi, đã phục vụ trong Nhà Trắng suốt 8 năm và có 36 năm tại Thượng viện Mỹ. Hồi tháng Tư, ông chính thức tuyên bố tham gia tranh cử và mở đầu chiến dịch bằng một loạt chỉ trích nhắm vào Tổng thống Trump. Trong video thông báo tranh cử, ông nói nếu để ông Trump làm chủ Nhà Trắng trong tám năm, ông ấy sẽ thay đổi căn bản và vĩnh viễn đặc tính của Mỹ. Ông sẽ không đứng ngoài nhìn điều đó xảy ra.

Trong số các ứng viên của đảng Dân chủ, ông Biden là chính trị gia có nhiều kinh nghiệm nhất và luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò cử tri của đảng. Với lý lịch hoàn hảo, gương mặt nổi tiếng của nền chính trị Mỹ Biden từng hai lần tranh cử Tổng thống, nhưng không thành công. Việc ông ra tranh cử được một bộ phận lớn đảng Dân chủ chào đón. Nhiều nhân vật có ảnh hưởng như cựu Tổng thống Obama đã lên tiếng ủng hộ ông.

Xuất thân từ gia đình lao động bình thường, trở thành Thượng nghị sĩ và Phó Tổng thống nhưng vẫn là một chính trị gia nghèo (thậm chí tính đến việc bán nhà để chữa bệnh cho con trai), ông Joe Biden đã tìm thấy sự đồng điệu với người dân bình thường trong xã hội.

Không những vậy, ông Biden đang là tâm điểm của cuộc điều tra luận tội do Đảng Dân chủ dẫn đầu hướng tới ông Trump, vì nghi ngờ vị Tổng thống Mỹ đã yêu cầu Tổng thống Ukraine điều tra về con trai của ông là Hunter Biden.

Elizabeth Warren

Nữ nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren, 70 tuổi, công bố quyết định tranh cử Tổng thống tại bang nhà Massachusetts vào ngày 9/2 với thông điệp chủ đạo là phản đối tình trạng bất bình đẳng kinh tế hiện nay. Như những nghị sĩ đảng Dân chủ khác, bà Warren chỉ trích Tổng thống Trump kịch liệt nhất trên chính trường.

Những tháng gần đây, sự ủng hộ cho chiến dịch của bà Warren tăng mạnh, thậm chí còn ngang bằng với ông Biden trong một số cuộc thăm dò. Bà Warren tập trung chiến dịch để chiến đấu với những gì bà cho đó là một hệ thống gian lận ủng hộ những người giàu có và khẳng định mong muốn làm mới nước Mỹ.

Bà đưa ra một loạt đề xuất chính sách ở mọi khía cạnh của xã hội, từ chương trình chăm sóc sức khỏe dành cho người dân, đến phá vỡ sự thống trị của các công ty công nghệ lớn và đánh thuế tài sàn đối với những người giàu nhất nước Mỹ. Bà Warren đã tuyên bố không góp mặt tại các sự kiện gây quỹ chính trị để ủng hộ chiến dịch của mình.

Bernie Sanders

Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders từng thất bại trước cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton để trở thành ứng viên tổng thống đại diện cho Đảng Dân chủ năm 2016, nhưng ở cuộc bầu cử năm tới, ông sẽ lại một lần nữa thử sức. Ở tuổi 78, ông Sanders dự định sẽ sử dụng những lý luận từng đưa ra hồi ba năm trước, kêu gọi xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu, đề xuất mức lương tối thiểu 15 USD và miễn học phí các trường đại học công lập.

Cùng với cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ông Sanders cũng được coi là một trong ứng viên hàng đầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, thách thức nỗ lực tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump. Hồi tháng Mười vừa qua, ông đã phải hủy bỏ một sự kiện trong chiến dịch tranh cử ở Nevada bởi vấn đề về tim mạch. May mắn, bệnh tật không gây ảnh hưởng gì tới sự ủng hộ của cử tri dành cho ông.

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của ông Sanders có thể đặt ra câu hỏi về vấn đề tuổi tác trong cuộc đua của đảng Dân chủ bởi khoảng cách thế hệ khi so sánh những ứng viên lão làng như ông Sanders, 78 tuổi và ông Joe Biden, 77 tuổi với những ứng viên trẻ hơn như Pete Buttigieg, 37 tuổi, thị trưởng South Bend, bang Indiana hay Andrew Yang, doanh nhân công nghệ 44 tuổi.

Michael Bloomberg

bau cu tong thong my 2020 ai se la ong chu nha trang tiep theo
Tỷ phú Bloomberg có giá trị tài sản ước tính khoảng 53,4 tỷ USD, hơn hẳn ông Trump.

Bước vào chiến dịch tranh cử khá muộn, khi cuối tháng 11, vị tỷ phú truyền thông mới tuyên bố chính thức tranh cử Tổng thống với tư cách ứng viên đảng Dân chủ. Hồi đầu năm, ông từng từ chối chạy đua vào Nhà Trắng, nhưng đến nay thay đổi quyết định vì không nghĩ rằng các ứng viên đảng Dân chủ hiện tại có thể đánh bại Tổng thống Donald Trump.

Ở tuổi 77, tỷ phú Bloomberg được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ 8 ở Mỹ, với giá trị tài sản ước tính khoảng 53,4 tỷ USD, hơn hẳn ông Trump. Ông có lợi thế rất lớn như tự tài trợ cho chiến dịch của mình và rót hàng triệu USD dành cho quảng cáo và thuê nhân viên. Để khởi động, Bloomberg đã chi ít nhất 37 triệu USD quảng cáo về chiến dịch tranh cử của mình trên truyền hình.

Ông tự nhận mình là một ứng viên bất ngờ, “một lựa chọn mới cho đảng Dân chủ”. Bắt đầu cuộc đua muộn, ông sẽ phải nỗ lực rất nhiều để bắt kịp các ứng viên khác trong việc xây dựng hồ sơ quốc gia và thành lập một tổ chức vận động tranh cử quy mô lớn. Ông quan tâm tới các vấn đề như kiểm soát súng đạn, biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế và sức khỏe cộng đồng.

Vào tháng 10 vừa qua, Moody’s Analytics dự báo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ tái cử trong cuộc bầu cử năm 2020. Trừ phi có điều bất thường xảy ra, ông Trump có thể dễ dàng giành chênh lệch phiếu đại cử tri lớn hơn nhiều so với chiến thắng mà ông có được trước ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton vào năm 2016.

Từ năm 1980 đến nay, mô hình của Moody’s chỉ có một lần duy nhất dự báo sai về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Đó là vào năm 2016, khi mô hình này cho rằng bà Clinton sẽ thắng ông Trump với chênh lệch phiếu ở mức thấp.

bau cu tong thong my 2020 ai se la ong chu nha trang tiep theo

Đảng Dân chủ Mỹ: Vớt vát vô vọng

TGVN. Quy trình điều tra để phế truất Tổng thống Donald Trump vừa được chính thức khởi động. Tại sao Đảng Dân chủ tại Mỹ ...

bau cu tong thong my 2020 ai se la ong chu nha trang tiep theo

Trước cuộc bầu cử Tổng thống 2020, Mỹ -Trung Quốc sẽ không đạt được thỏa thuận

TGVN. Ngày 13/8, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Gordon Chang nhận định, Mỹ và Trung Quốc sẽ không đạt được một ...

bau cu tong thong my 2020 ai se la ong chu nha trang tiep theo

Tổng thống Trump: "Nga đừng can thiệp bầu cử Mỹ năm 2020"

Tại Hội nghị G20 ở Nhật Bản, Tổng thống Trump đã nói đùa với người đồng cấp Putin rằng Nga đừng có can thiệp vào ...

Đọc thêm

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động