Bình luận. Thổ Nhĩ Kỳ - Libya: Cuộc phiêu lưu mới

Lưu Huỳnh
Bình luận chính trị
TGVN. Thổ Nhĩ Kỳ triển khai lực lượng tới Libya sẽ là cột mốc mới, rất đáng chú ý trên hành trình nước này xác lập vị thế của mình tại khu vực và thế giới. Viễn cảnh và hệ lụy? Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
binh luan tho nhi ky libya cuoc phieu luu moi Đặc phái viên LHQ: 'Đủ rồi! Người dân Libya đã chịu đựng đủ rồi!'
binh luan tho nhi ky libya cuoc phieu luu moi Libya: Lực lượng của tướng Haftar giành quyền kiểm soát Sirte, Thổ Nhĩ Kỳ gửi chuyên gia
binh luan tho nhi ky libya cuoc phieu luu moi
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trong sự kiện tại thủ đô Ankara ngày 2/1. (Nguồn: AP)

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đề xuất gửi quân tới hỗ trợ, tham chiến tại Libya. Lực lượng này chủ yếu sẽ gồm phiến quân Syria và được triển khai trong vòng 1 năm. Với quyết định này, Ankara được kỳ vọng thay đổi cục diện chiến trường tại Tripoli, xác lập và củng cố vị thế tại khu vực và thế giới.

Thực hư câu chuyện này như thế nào?

Đầu tiên, cục diện chiến trường đang có lợi cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Ngày 6/1, LNA đã giành quyền kiểm soát thành phố ven biển Sirte, khẳng định ưu thế vượt trội, trong khi Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) đuối thế.

Thực tế này là dễ hiểu, khi LNA được tổ chức bài bản, dẫn dắt bởi tướng lĩnh kinh nghiệm và có sự hậu thuẫn mạnh mẽ, thực chất của Nga, Pháp, Ai Cập và Saudi Arabia. LNA được Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ, song phần nhiều ở trên danh nghĩa và chưa được chuyển hóa thành lợi thế chiến trường.

Với sự tham dự trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ, mọi chuyện sẽ rất khác. Chín tháng trước, sau khi được Ankara hỗ trợ các máy bay chiến đấu không người lái và thiết giáp, GNA đã tạm thời chặn đứng đà tấn công của LNA. Tuy nhiên lợi thế này đã sớm phai nhạt trước yểm trợ không quân UAE và hỗ trợ từ chuyên gia Nga hồi tháng Chín.

Tổng thống Tayyip Erdogan khẳng định vai trò chính của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya là điều phối và cố vấn, song khi chiến trường đang bất lợi cho GNA, chừng đó sẽ không đủ và việc lực lượng này tham chiến trực tiếp chỉ là sớm muộn.

Tuy nhiên, bước đi này sẽ đặt Thổ Nhĩ Kỳ ở thế đối đầu với các quốc gia bảo trợ. Phát biểu sau cuộc họp ngày 6/1 với Hội đồng Bảo an LHQ, Đặc phái viên LHQ về Libya Ghassan Salame đã “giận dữ” trước sự can thiệp của nước ngoài tại Libya, cho rằng người dân Libya “đã chịu đựng đủ”.

Đáng ngại hơn, bên kia chiến tuyến là Nga, quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn xây dựng quan hệ. Chiến sự tại Libya có thể tác động tiêu cực tới hợp tác triển khai thỏa thuận Syria của hai bên, thậm chí khiến Moscow điều động lực lượng hỗ trợ LNA, làm Ankara “mất cả chì lẫn chài”. Lo ngại trên có lẽ là lý do tại sao ông Erdogan lại thận trọng khi điều động lực lượng tới Libya.

Quan trọng hơn, đây sẽ là cuộc phiêu lưu táo bạo, thử thách năng lực, tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước Libya, nước này từng cử quân tới Qatar và Somalia, song Qatar khi ấy không là vùng chiến sự, còn vai trò của Ankara tại Somalia chỉ là hỗ trợ huấn luyện. Libya sẽ là bài kiểm tra năng lực tác chiến thực sự của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Mọi chuyển biến xấu có thể tác động tiêu cực tới tỷ lệ ủng hộ của ông Erdogan, khiến cử tri đặt câu hỏi về lợi ích tham chiến tại quốc gia ở lục địa khác, cách Thổ Nhĩ Kỳ 2.000 km và đang chìm trong loạn lạc.

Tuy nhiên, khi thành công, phần thưởng dành cho Thổ Nhĩ Kỳ nói chung và ông Erdogan nói riêng là tương đối “hậu hĩnh”. Trữ lượng dầu mỏ dồi dào cùng dự án tái kiến thiết đất nước sau chiến tranh sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thị trường.

Về chiến lược, Libya sẽ là đòn bẩy quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chạy đua về khai thác khí đốt ở Đông Địa Trung Hải, chiếm lợi thế trước Cyprus, Israel hay Ai Cập. Nó sẽ mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ vị thế “cường quốc khu vực” mà ông Erdogan hằng mong muốn, khẳng định di sản và tạo tiền đề theo đuổi mục tiêu mới, trong đó có phát triển vũ khí hạt nhân.

Ước vọng ai cũng có, song năng lực hiện thực hóa nó thì không phải ai cũng đủ. Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phẩm chất cần thiết để chấm dứt chiến tranh tại Libya, trở thành “cường quốc khu vực” không? Đó là câu hỏi chỉ Ankara mới có thể trả lời.

binh luan tho nhi ky libya cuoc phieu luu moi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hành động, gửi quân đội đến Libya

TGVN. Ngày 5/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho hay, binh sĩ nước này đã bắt đầu triển khai tới Libya, sau ...

binh luan tho nhi ky libya cuoc phieu luu moi Tướng Haftar kêu gọi nhân dân Libya cầm vũ khí ‘đối mặt với kẻ thù thực dân’

TGVN. Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở miền Đông, đã kêu gọi toàn bộ nhân dân Libya cầm vũ ...

binh luan tho nhi ky libya cuoc phieu luu moi Mỹ, Ai Cập lên tiếng về việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý điều quân đến Libya

TGVN. Ngày 2/12, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua kiến nghị cho phép Chính phủ nước này triển khai quân đội ở Libya ...

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Libya

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động