Các xu hướng chiến lược đã và đang tác động mạnh đến châu Phi

TGVN. Trang mạng Mail&Guardian vừa đăng bài phân tích của nhà nghiên cứu cao cấp Faith Mabera tại Viện Đối thoại toàn cầu (IGD) ở Nam Phi, trong đó đề cập 5 xu hướng chiến lược ở châu lục này năm 2019 với những tác động lớn đến năm 2020.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Mỹ bỏ bê, Nga tranh thủ gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi
Nước Pháp có đang “xoay trục” và "trở về" với châu Phi?
Các xu hướng chiến lược đã và đang tác động mạnh đến châu Phi
Johannesburg là một trong những đô thị bùng nổ của châu Phi, một trung tâm kinh tế quan trọng của Nam Phi. (Nguồn: DGB)

Thứ nhất, châu Phi vẫn đang phát triển

Tăng trưởng kinh tế của lục địa này tiếp tục theo quỹ đạo đi lên, với GDP cả năm ước đạt 4%, tăng so với mức 3,5% năm 2018 và 2,1% năm 2016. Ngoài các nền kinh tế lớn của châu Phi như Angola, Nigeria và Nam Phi với mức tăng trưởng trung bình 2,5%, một nửa các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới hiện thuộc về Lục địa đen với tốc độ tăng trưởng 5% trong 5 năm qua, cao hơn mức 3,6% trung bình toàn cầu. Những quốc gia này bao gồm Burkina Faso, Tanzania, Uganda, Kenya, Senegal, Benin, Ghana và Côte d’Ivoire.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng tích cực trên đối diện nhiều nguy cơ, đặc biệt là mức nợ của nhiều chính phủ ngày càng tăng và lo ngại về tính bền vững của các khoản nợ. 14 trong 55 quốc gia châu Phi đang gặp khó khăn hoặc có nguy cơ nợ cao. Mức nợ tăng bắt nguồn từ sự sụt giảm của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, khoảng cách lớn về tài chính cơ sở hạ tầng và nhu cầu tăng ngân sách dành cho an ninh ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các mối đe dọa khủng bố.

Thứ hai, khu vực thương mại tự do châu Phi trở nên thực tế

Hiệp định thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) có hiệu lực từ ngày 30/5/2019, sau khi 24 quốc gia thành viên đệ trình hồ sơ phê chuẩn thỏa thuận này. AfCFTA được thị trường châu lục tiếp nhận vào ngày 7/7/2019 cùng sự kỳ vọng đây là “nhân tố thay đổi tình hình kinh tế” với tiềm năng tăng thương mại nội khối thêm 25%, tương đương khoảng 50-70 tỷ USD, vào năm 2040.

Dù vậy, để hiện thực hóa những triển vọng của AfCFTA, vẫn còn nhiều điều cần giải quyết, bao gồm tổ chức lại hầu hết các thỏa thuận về Quy chế tối huệ quốc (MFN) giữa tất cả các quốc gia thành viên, giải quyết các vấn đề xoay quanh quy tắc xuất xứ, chậm trễ trong đưa ra các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trên toàn lục địa và khoảng cách mua sắm giữa các chính phủ, doanh nghiệp cũng như người dân châu lục.

Thứ ba, một năm với nhiều cuộc bầu cử

Năm 2019, hơn 20 quốc gia châu Phi đã tổ chức bầu cử theo kế hoạch, trong đó có các cuộc bầu cử tổng thống, quốc hội và chính quyền địa phương. Nhìn chung, giới phân tích nhận định nhiều lãnh đạo đương nhiệm tiếp tục níu kéo quyền lực dưới vỏ bọc của cuộc bầu cử nhưng đang dần làm suy yếu các thể chế dân chủ.

Sự suy giảm trong nền dân chủ, đặc biệt tỷ lệ người nghèo tham gia bỏ phiếu giảm, là một xu hướng đáng lo ngại, đồng thời cho thấy yêu cầu lớn hơn của người dân đối với việc tăng cường quản trị và lãnh đạo.

Các xu hướng chiến lược đã và đang tác động mạnh đến châu Phi
Nga lần đầu tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các quốc gia châu Phi tại thành phố Sochi, tháng 10/2019. (Nguồn: Reuters)

Thứ tư, gia tăng tình trạng nước ngoài can dự vào châu Phi

Những diễn biến trong suốt thập kỷ qua đã cho thấy sự gia tăng lợi ích của các cường quốc bên ngoài đối với châu Phi và những nước này đang kêu gọi tăng cường quan hệ ngoại giao, chiến lược và thương mại với "Lục địa đen". Mối quan tâm mới cùng sự cạnh tranh địa chính trị của các cường quốc toàn cầu và các nước lớn khu vực trên lục địa cho thấy tầm quan trọng địa chiến lược của châu Phi.

Năm 2019, số lượng lớn hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở bên ngoài châu lục với vai trò trung tâm của châu Phi, như Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác châu Phi-Trung Quốc (FOCAC), Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi (TICAD), Hội nghị Thượng đỉnh Nga-châu Phi... có ý nghĩa sâu rộng đối với các thỏa thuận ngoại giao và an ninh phù hợp với quan hệ đối tác toàn cầu của châu Phi.

Thứ năm, gia tăng xung đột vào bạo lực

Xu hướng xung đột và bạo lực trong năm 2019 ở châu Phi đã cho thấy sự gia tăng số lượng các tác nhân xung đột và bản chất xuyên quốc gia của các mối đe dọa cũng như các lỗ hổng. Những số liệu phân tích cho thấy sự gia tăng của các nhóm phiến quân và các tay súng thánh chiến, mối liên kết chặt chẽ hơn giữa tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các phần tử cực đoan bạo lực tại châu Phi và Trung Đông, cũng như sự gia tăng về tần suất và quy mô của bạo loạn, biểu tình.

Các cuộc tấn công của các chiến binh có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở tỉnh Cabo Delgado, miền Bắc Mozambique, đã làm dấy lên mối lo ngại về sự hiện diện của IS ở các vùng lãnh thổ mới và việc các nhóm chiến binh địa phương gia nhập tổ chức khủng bố này.

Châu Phi đối mặt với hệ quả trầm trọng của biến đổi khí hậu

TGVN. Tại Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 25) vừa ...

Động lực chinh phục châu Phi rộng lớn

TGVN. Vẫn còn tồn tại không ít thách thức, khó khăn trên hành trình chinh phục khu vực châu Phi rộng lớn. Tuy nhiên, theo ...

Thượng đỉnh Nga - châu Phi có giúp Moscow "đi sau về trước"?

TGVN. Thượng đỉnh Nga - châu Phi tại Sochi ngày 23 – 24/10 là cơ hội để Moscow có chiến lược tổng thể, dài hạn trong ...

Hồng Phúc

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/11.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024: Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Điểm tin thế giới sáng 6/11: Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/11.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động