Căng thẳng Mỹ - Iran: Cơ hội nào cho trung gian hoà giải

DỊCH DUNG
TGVN. Mỗi khi ở đâu đó có xung đột hay bất hoà bùng phát thì cũng đồng thời xuất hiện cơ hội cho ngoại giao trung gian hoà giải. Trong căng thẳng Mỹ - Iran hiện nay, đánh giá thế nào về nỗ lực ngoại giao hòa giải gần đây của Iraq và Đức? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Căng thẳng Mỹ - Iran: Diễn biến và nguyên nhân
cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Căng thẳng Mỹ - Iran và ván cược của ông Trump
cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai
Căng thẳng Mỹ - Iran: Cơ hội nào cho trung gian hoà giải? (Nguồn: USA Today)
cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Mỹ - Iran. Doạ, ép, đe chứ không chiến

TGVN. Nhìn vào biểu hiện bề ngoài, căng thẳng và đối địch giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục leo thang. Binh lính, vũ khí và ...

Trên thế giới cũng vốn không thiếu quốc gia hay cá nhân muốn gây dựng vai trò trung gian hoà giải. Vấn đề chỉ là không dễ thành công với sứ mệnh ngoại giao này.

Khi nào cần hòa giải?

Căng thẳng và đối địch hiện tại giữa Mỹ và Iran là một tình trạng như vậy. Ở khắp khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, Mỹ đã triển khai khoảng 54.000 binh lính, rất nhiều vũ khí và thiết bị chiến tranh ở nhiều căn cứ quân sự của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã điều động thêm tầu sân bay, máy bay ném bom chiến lược và tầu chiến đến khu vực này. Cả hệ thống tên lửa Patriot cũng được Mỹ triển khai. Ông Trump còn đưa thêm đến khu vực 1500 binh lính Mỹ.

Có thể nói Mỹ sẵn sàng xung đột quân sự và chiến tranh với Iran. Trong khi có những cộng sự của ông Trump khao khát chiến tranh với Iran thì ông Trump vẫn luôn quả quyết là bản thân không muốn chiến tranh với Iran, không chủ ý lật đổ thể chế nhà nước chính trị ở Iran và sẵn sàng đối thoại với Iran. Dù vậy, không thể nói là tình hình ở khu vực không căng thẳng và chiến tranh hoàn toàn bị loại trừ. Cơ hội cho ngoại giao trung gian hoà giải cũng ở đấy.

Cho tới hiện tại, Đức và Iraq đã hăng hái tự nhận về vai trò trung gian hoà giải này. Đức đã cử đặc phái viên đi Iran, còn Iraq cũng đã ngỏ ý sẵn sàng đảm trách vai trò trung gian hoà giải giữa Mỹ và Iran, trên thực tế đã có những hoạt động và vận động nhất định để được dành cho vai trò này. Câu hỏi hiện chỉ là liệu giữa Iran và Mỹ thật sự có cơ hội cho ngoại giao trung gian hoà giải hay không ?

Điều kiện để thành công?

Muốn thành công với sứ mệnh này, bên làm trung gian hoà giải phải được cả hai bên xung khắc nể vì, tức là có ảnh hưởng rất quyết định tới hai bên, hoặc thật sự hoàn toàn khách quan và vô tư. Sứ mệnh ngoại giao trung gian hoà giải thành công hay không còn phụ thuộc vào hai bên xung khắc có muốn hoà giải với nhau hay không. Khi xưa, Mỹ thành công với vai trò này giữa Israel và Ai Cập nên có được Hiệp ước Camp David bởi Mỹ có thế và ảnh hưởng mà Israel và Ai Cập phải nể vì. Na Uy là nước thành công với vai trò trung gian hoà giải bởi được công nhận là khách quan và vô tư.

Mỹ và Iran tuy đều không muốn để xảy ra đụng độ quân sự hay chiến tranh với nhau nhưng đều sẵn sàng tiếp tục găng với nhau nhiều hơn là đi vào hoà dịu với nhau.

cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai

Đối sách kép của Tehran

Trong trường hợp giữa Mỹ và Iran hiện tại, tất cả 3 nhân tố nói trên đều không có. Mỹ và Iran tuy đều không muốn để xảy ra đụng độ quân sự hay chiến tranh với nhau nhưng đều sẵn sàng tiếp tục găng với nhau nhiều hơn là đi vào hoà dịu với nhau.

Mỹ đã xô đẩy mối hiềm khích song phương này đi xa tới mức Mỹ giờ không thể tự cài số lùi mà không bị tổn hại thể diện và uy danh. Ông Trump quả quyết sẵn sàng đàm phán với Iran nhưng làm sao Iran có thể tin Mỹ được nữa để tiến hành đàm phán.

Iran sẽ chỉ đàm phán với điều kiện tiên quyết mà Mỹ đời nào chấp nhận điều kiện tiên quyết để đàm phán, không chỉ với Iran mà còn cả với các đối tác và đối thủ khác. Sau này thì chưa biết thế nào chứ hiện tại Mỹ và Iran hoàn toàn không có nhu cầu về cần ai đó làm trung gian hoà giải, chưa sẵn sàng để hoà giải với nhau. Có thể trên danh nghĩa họ không phản đối hay cản trở ai đó như Đức hay Iraq tự đảm trách vai trò này, nhưng trong thực chất chỉ tận dụng và lợi dụng vào mục đích và lợi ích riêng, chứ không quan tâm và coi trọng.

Ai làm được vai trò hòa giải?

Iraq muốn trung gian hoà giải vì Mỹ và Iran căng thẳng với nhau không thôi chứ chưa nói đến xung khắc vũ trang hay chiến tranh với nhau thì Iraq đã bị khó xử và tổn hại. Iraq có quan hệ tốt với cả hai bên. Trên lãnh thổ Iraq có quân đội Mỹ. Iraq tâm đầu ý hợp với Iran thậm chí còn nhiều hơn cả với Mỹ. Iraq như thế thì làm sao Mỹ, dẫu có muốn và cần, chấp nhận để cho sắm vai trò trung gian hoà giải giữa Mỹ và Iran.

Mục tiêu hàng đầu của Đức với việc trung gian hoà giải là thuyết phục Iran không từ bỏ mà tiếp tục thực hiện thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran mà Mỹ đã đơn phương rút khỏi. Cách tiếp cận của Đức không phải là thuyết phục Mỹ đừng gây sự với Iran mà thuyết phục Iran tiếp tục thực hiện thoả thuận để Mỹ không có cớ gây chiến. Làm sao Iran có thể chấp nhận kiểu cách trung gian hoà giải này.

Cho nên có thể thấy thời điểm hiện tại chưa thích hợp và hiện cũng chẳng thấy có ai thích hợp cho sứ mệnh ngoại giao trung gian hoà giải giữa Mỹ và Iran.

cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Tàu chở dầu ngoài khơi UAE bị tấn công, Mỹ khẳng định Iran đứng đằng sau

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 29/5 cho biết vụ tấn công nhằm vào các tàu chở dầu ngoài khơi Các ...

cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Khẳng định có 'sức mạnh tuyệt đối', Iran triệt tiêu khả năng gây chiến của Mỹ

Ngày 28/5, hãng thông tấn Mehr của Iran dẫn lời Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) Hossein Salami tuyên ...

cang thang my iran co hoi nao cho trung gian hoa giai Iran tuyên bố không nhìn thấy triển vọng đàm phán với Mỹ

Ngày 28/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho rằng, Tehran không nhìn thấy triển vọng đàm phán với Washington.

Dịch Dung

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

XSDL 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 21/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 21/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 21/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Bình Định: Sẽ có cầu kính ngắm bình minh ở khu du lịch Eo Gió, thành phố Quy Nhơn

Dự án khu du lịch sinh thái Eo Gió (Quy Nhơn, Bình Định) sẽ có các loại hình dịch vụ du lịch tổng hợp, cầu kính, nhà hàng và các ...
XSKG 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 21/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 21/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 21/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 21/4/2024. ket qua xo so Kien Giang. kết quả xổ số Kiên Giang ngày 21 ...
XSTG 21/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 21/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 21/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 21/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 21/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 21 ...
Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải

Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải

Thời gian gần đây, do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ khiến ngày càng có nhiều người mắc bệnh dạ dày.
Đại sứ Đặng Minh Khôi: Kinh tế số là lĩnh vực hợp tác hết sức tiềm năng giữa Việt Nam và Nga

Đại sứ Đặng Minh Khôi: Kinh tế số là lĩnh vực hợp tác hết sức tiềm năng giữa Việt Nam và Nga

Ngày 19/4, tại Tổ hợp đa chức năng Hà Nội - Moscow, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tổ chức hội thảo 'Triển vọng hợp tác ...
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động