Nhỏ Bình thường Lớn

Cập nhật Covid-19 ngày 2/6: Ngày đầu tiên sau gần một năm, Anh không ghi nhận ca tử vong; Phòng tuyến ở Đông Nam Á bị chọc thủng

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 172 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 3,575 triệu ca tử vong và hơn 154,4 triệu bệnh nhân bình phục.
Cập nhật Covid-19 ngày 2/6: Ngày đầu tiên sau gần một năm, Anh không ghi nhận ca tử vong; Phòng tuyến ở Đông Nam Á bị chọc thủng

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 610.413 ca tử vong trong tổng số 34.136.468 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 335.114 ca tử vong trong số 28.306.883 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 465.312 ca tử vong trong số 16.625.572 bệnh nhân.

* Tại châu Âu, nhìn chung tình hình dịch đã được kiểm soát, với số ca nhiễm mới mỗi ngày ở mức 30.000-40.000 ca, do châu lục này ráo riết triển khai việc tiêm vaccine ngừa Covid-19. Đến nay, châu Âu ghi nhận hơn 46,6 triệu bệnh nhân Covid-19, trong đó có 1.073.184 trường hợp tử vong và hơn 43,63 triệu bệnh nhân bình phục.

Ngày 1/6, nước Anh thông báo không ghi nhận ca tử vong nào do Covid-19 lần đầu tiên kể từ ngày 30/7/2020, mặc dù có những quan ngại về khả năng bùng phát làn sóng dịch thứ 3 do sự xuất hiện biến thể gây bệnh phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, còn gọi là biến thể Delta theo cách gọi mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Nguy cơ bùng phát đợt dịch mới gây áp lực đối với kể hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch của Thủ tướng Boris Johnson, dự kiến vào ngày 21/6 tới.

Theo thống kê chính thức, hiện Anh có số ca tử vong do Covid-19 nhiều nhất châu Âu, với 127.782 ca, tổng số ca mắc Covid-19 là 4.490.438 ca.

Cùng ngày, Bỉ thông báo sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối với hệ thống cấp chứng nhận về Covid-19 của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân trong mùa Hè này.

Ngày 1/6, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, hiện 7 quốc gia đã và đang trong quá trình cấp hoặc kiểm soát chứng nhận về Covid-19, gồm Bulgaria, Czech, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Croatia và Ba Lan. Các quốc gia này đã kết nối với nền tảng của EU và bắt đầu cấp chứng nhận đầu tiên.

Ủy ban phối hợp phòng chống Covid-19 của Bỉ (Codeco) dự kiến nhóm họp vào ngày 4/6 để xác định rõ cách thức thực hiện.

* Ở châu Á, dịch đang diễn biến hết sức phức tạp. Đến nay, châu lục này ghi nhận gần 51,49 triệu ca nhiễm, trong đó có 690.737 bệnh nhân tử vong và hơn 47,63 ca bình phục.

Ngày 1/6, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide khẳng định quyết tâm tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo theo đúng kế hoạch, cho rằng, Olympic Tokyo sẽ là bằng chứng rõ ràng về chiến thắng của con người trước dịch bệnh Covid-19.

Tuy vậy, Thủ tướng Suga cũng khẳng định ưu tiên bảo vệ mạng sống và sức khỏe của người dân Nhật Bản hơn là Olympic và Paralympic Tokyo.

Bên cạnh đó, ông Suga cũng nhấn mạnh, Olympic Tokyo chỉ được tổ chức với điều kiện rằng, các biện pháp được chuẩn bị tốt để giúp các vận động viên và quan chức không lo lắng về nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, cuộc sống và sức khỏe của người dân Nhật Bản được bảo vệ.

Để chuẩn bị cho Olympic Tokyo, Nhật Bản đã bắt đầu tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các vận động viên và thành viên đoàn thể thao nước này tranh tài ở thế vận hội. Các vaccine được sử dụng do Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cung cấp miễn phí.

Trong một diễn biến liên quan, chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng Covid-19 cho nhân viên của các công ty và sinh viên cùng với giáo viên ở trường đại học từ ngày 21/6.

Trong khi đó, dịch Covid-19 có dấu hiệu lắng dịu ở một số địa phương của Nhật Bản. Ngày 1/6, nước này chỉ ghi nhận thêm 2.642 ca nhiễm mới trên toàn quốc, trong đó Tokyo chỉ có 471 ca. Số bệnh nhân Covid-19 nguy kịch đã giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao, ở mức 1.323 người.

Liên quan vấn đề vaccine ngừa Covid-19, các nước châu Á như Pakistan, Afghanistan, Bangladesh và Sri Lanka đang đề nghị được chia sẻ một phần trong số 80 triệu liều vaccine Mỹ sẽ hỗ trợ các nước trên thế giới vào cuối tháng 6 này.

Chính quyền Mỹ cho biết, sẽ sớm hỗ trợ các nước khoảng 60 triệu liều vaccine AstraZeneca và 20 triệu liều vaccine Moderna, Pfizer và Johnson & Johnson do Mỹ sản xuất.

Tại Đông Nam Á, đại dịch đang diễn biến phức tạp, với số ca mắc mới mỗi ngày ở các quốc gia trong khu vực đều ở mức cao.

Malaysia, Philippines, Indonesia nằm trong 'top 10' các quốc gia châu Á có số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất châu lục, với lần lượt 7.105, 5.177 và 4.824 ca nhiễm.

Malaysia hiện đã bước vào giai đoạn phong tỏa toàn quốc trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 1/6, trong khi các quốc gia khác thắt chặt kiểm soát.

Trong ngày đầu phong tỏa, số ca nhiễm mới tại Malaysia đã tăng trở lại, với địa phương có số bệnh nhân cao nhất cả nước vẫn là bang Selangor.

Trước thực trạng số ca nhiễm mới gia tăng, Malaysia yêu cầu những người đến cơ sở dịch vụ, sản xuất, thương mại trong diện phủ sóng Internet đều phải khai báo bằng ứng dụng truy vết MySejahtera.

Thái Lan xếp thứ 11 châu lục về số lượng ca nhiễm mới trong ngày 1/6, với 2.230 trường hợp. nâng tổng số ca nhiễm lên 162.022 ca, riêng từ tháng 4 đến nay có hơn 130.000 ca

Vương quốc này đang rất vất vả ứng phó với làn sóng dịch bùng phát từ tháng 4, khiến số ca nhiễm và tử vong tăng mạnh, buộc chính quyền phải siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội, làm kinh tế suy giảm mạnh.

Ngày 1/6, chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn một gói kích thích kinh tế trị giá 140 tỷ Baht (tương đương 4,5 tỷ USD) nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế của đại dịch Covid-19.

Tại Campuchia, sau 100 ngày kể từ “sự cố cộng đồng ngày 20/2”, làm bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ 3 dịch Covid-19, đến nay, dịch bệnh đã lan rộng ra tất cả 25 tỉnh, thành, làm hơn 30.000 ca nhiễm bệnh và 220 người tử vong.

Trong 110 ngày thực hiện chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên quy mô lớn, số người đã được tiêm phòng là 2,6 triệu trong khi chính phủ đặt mục tiêu tiêm phòng cho tổng số 10 triệu người để đạt miễn dịch cộng đồng trong năm nay.

Theo thông cáo cập nhật của Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, Campuchia ghi nhận thêm 616 ca mắc Covid-19 (trong đó có 585 ca lây nhiễm cộng đồng và 31 ca nhập cảnh), ít hơn số ca hồi phục là 753 người, trong khi có thêm 6 người tử vong.

Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 30.710 ca mắc Covid-19, trong đó có 23.389 người đã khỏi bệnh.

* Tại Bắc Mỹ, ngày 1/6, Canada đã cho phép tiêm kết hợp các loại vaccine phòng ngừa Covid-19 đã được cấp phép tại nước này.

Theo hướng dẫn mới được công bố về vấn đề này, những người đã tiêm mũi vaccine đầu tiên là loại vaccine của AstraZeneca có thể tiêm mũi thứ hai là vaccine của Pfizer-BioNTech hay Moderna, trừ trường hợp đang mang thai.

Cho đến nay, Canada đã cho phép sử dụng 4 loại vaccine ngừa Covid-19 của các hãng dược Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson.

Văn bản hướng dẫn mới cũng nêu rõ các vaccine của Pfizer và Moderna có thể sử dụng kết hợp cả mũi tiêm thứ nhất và mũi tiêm thứ hai.

Tuy nhiên, Canada không khuyến nghị tiêm mũi thứ hai là vaccine của AstraZeneca sau khi đã tiêm mũi thứ nhất là vaccine của Pfizer hay Moderna vì các lý do an toàn cũng như dữ liệu hạn chế về việc sử dụng kết hợp này.

* Tại Nam Mỹ, WHO bày tỏ quan ngại về tình hình dịch Covid-19, trong bối cảnh diễn biến dịch ở khu vực này đang xấu đi với số ca nhiễm mới mỗi ngày ở mức cao.

Giám đốc Chương trình y tế khẩn cấp thuộc WHO Michael Ryan lưu ý rằng, trong số 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới vào tuần trước thì có 8 nước tập trung ở châu Mỹ.

Quan chức WHO nhấn mạnh: "Tình hình dịch tại Nam Mỹ thời điểm này rất đáng quan ngại", sự lây lan dịch bệnh đang căng thẳng, lây nhiễm trong cộng đồng trên diện rộng trong khi hệ thống y tế quá tải. Những yếu tố này thể hiện ở tỷ lệ tử vong cao.

Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh ngày 1/6, Peru công bố số ca tử vong do Covid-19 là 180.764 ca, cao gấp đôi con số thống kê chính thức 69.342 ca trước đó, sau khi các chuyên gia phát hiện có nhiều trường hợp tử vong chưa được thống kê.

Như vậy, Peru trở thành quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 tính trung bình trên đầu người cao nhất thế giới. Trong khi đó, Brazil đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong do Covid-19, sau Mỹ.

Ông Ryan nêu rõ, tỷ lệ xét nghiệm có kết quả dương tính với Covid-19 tại nhiều nước Nam Mỹ vẫn ở mức "cao đáng kể", trong đó Paraguay là 37%, Argentina là 33% và Colombia là 30%.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân:

1. Hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông người không cần thiết.

2. Không được chủ quan, lơ là. Luôn đề cao cảnh giác phòng chống dịch, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhập cảnh trái phép cần lập tức thông báo ngay cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời.

3. Thực hiện tốt Khuyến cáo 5K: KHẨU TRANG - KHỬ KHUẨN - KHOẢNG CÁCH - KHÔNG TỤ TẬP - KHAI BÁO Y TẾ để phòng, chống dịch Covid-19.

4. Liên hệ với đường dây nóng Bộ Y tế: 1900.9095 để được tư vấn khi cần thiết.

Vì lợi ích của đất nước, cộng đồng và của chính mình, mỗi người dân Việt Nam hãy đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả đã đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19!

TIN LIÊN QUAN
CoronaVac - Vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc vừa được WHO cấp phép có gì nổi bật?
Trước thềm cuộc gặp Biden-Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Mỹ nguy cơ 'mất người bạn quý'
Tin thế giới 1/6: Nga yêu cầu loạt quốc gia bao gồm Czech ngừng đòi hỏi; Đức bác kêu gọi từ Ukraine; Trung Quốc-châu Âu không thể thiếu nhau?
Cập nhật Covid-19 ngày 1/6: Malaysia phong tỏa toàn diện; Peru tăng 'khủng' số ca tử vong lên 2,5 lần; Triều Tiên chỉ trích việc 'ngâm' vaccine
Tin thế giới 31/5: Nga báo động quan hệ với EU, tuyên bố chuẩn bị khiến Mỹ không dễ chịu; Triều Tiên cảnh cáo Washington 'gieo gì gặt nấy'

Tin cũ hơn

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố
Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm
Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng
Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD
Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác
Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden
Điểm tin thế giới sáng 21/11: Mỹ-Nhật-Hàn thành lập Ban thư ký, Iran và IAEA cam kết đối thoại, Phần Lan mua siêu máy tính quốc gia Điểm tin thế giới sáng 21/11: Mỹ-Nhật-Hàn thành lập Ban thư ký, Iran và IAEA cam kết đối thoại, Phần Lan mua siêu máy tính quốc gia
Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án Tin thế giới 20/11: Xung đột Ukraine nóng rẫy với chiêu hiểm từ Nga và Mỹ, ông Trump 'thoát' một lời tuyên án