Câu chuyện ngoại giao 40 năm trước (Kỳ cuối )

… Tôi cũng nhớ lại những dấu ấn của Bác trong các nghị quyết của Đảng có liên quan đến mặt trận ngoại giao, nhất là nghị quyết Trung ương 13 ngày 26/01/1967 trong đó có đoạn rằng: ". . . Đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động".
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Có những vấn đề nay xem lại thấy là "bình thường", nhưng lúc giải quyết, anh em phải thảo luận kỹ và có lúc khá căng thẳng. Vấn đề Mỹ cút - ngụy nhào và vấn đề quân đội miền Bắc ở miền Nam là những nét cốt lõi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cũng là của cuộc đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ. Về đấu tranh ngoại giao qua đàm phán trực tiếp, mà thực chất là tìm điểm cân bằng lợi ích của hai bên, thì đây là vấn đề hóc búa. Qua đàm phán, ta phải tìm ra cách xử lý: Mỹ cút, ngụy nhào là cùng một giai đoạn hay là hai, giai đoạn ngụy nhào có tiền đề đến mức nào trong giai đoạn Mỹ cút. Có ý kiến nói Mỹ - ngụy gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy phải cùng lúc đánh gục ý chí của cả hai thày trò này. Bản thân tôi trong những ngày đó vẫn cho rằng thực tế tương quan thế lực đòi hỏi phải tách ngụy ra khỏi Mỹ trước khi đánh cho ngụy đổ nhào và điều này cũng phù hợp với ý thơ chúc Tết Xuân năm 1969 của Bác Hồ là "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", trong đó dường như gợi một trình tự thời gian cho hành động. Ta đã tìm ra cách xử lý là tách ra hai vấn đề: "Mỹ rút quân" và "vấn đề ở miền Nam Việt Nam do người Việt Nam giải quyết với nhau". Tuy nhiên, vấn đề ngụy nhào thông qua việc người Việt Nam giải quyết với nhau cụ thể là như thế nào thì phải sáng tạo, theo hướng "ngụy nhào từng bước".

Tìm ra công thức như thế nào để trong thương lượng, vừa bảo vệ được lập trường chính nghĩa của ta, vừa giữ được cả chiến lược và sách lược trong vấn đề này là rất khó. Cuối cùng ta cũng tìm ra công thức phân biệt "quân đội nước ngoài ở Việt Nam" là quân Mỹ và quân chư hầu thì phải rút hết và không điều kiện, còn người Việt Nam thì có quyền chiến đấu ở bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Việt Nam, đồng thời ta hé ra sách lược giải quyết vấn đề bằng công thức "Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do các bên Việt Nam cùng nhau giải quyết không có sự can thiệp của nước ngoài". Phải nhắc lại đây là sản phẩm nghiên cứu rất quan trọng của ta trong đàm phán Việt Nam - Hoa Kỳ ở Paris khi đó.

Hiệp định Paris thực tế đã được ký kết với nội dung giữ được điều "bất biến" của ta, góp phần tạo thế lực để ta đón thời cơ đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975).

Cuối năm 1972, có một sự kiện rất trùng hợp về thời điểm là cuộc thắng lợi của ta qua 12 ngày đêm đánh trả không quân Mỹ trên bầu trời Hà Nội và miền Bắc, sự kiện mà lúc sinh thời, Bác Hồ đã dự báo "chỉ sau khi thua trên bầu trời Hà Nội thì Mỹ mới thực sự chịu thua". Đây là một dự báo thiên tài của Bác. Nay nhớ lại càng thấy rằng thời cơ là một sự lựa chọn tổng hợp rất quyết định trong cuộc đấu tranh. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam đã có mấy lần ta đã chọn thời cơ rất đúng như cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, nhất là giải phóng miền Nam mùa Xuân năm 1975.

Vấn đề cuối cùng tôi muốn nhắc lại là cuộc đàm phán với Mỹ từ 1968-1975 được chúng ta tiến hành trong hoàn cảnh có sự khác nhau giữa các bạn bè của ta về mặt lợi ích, đồng thời kinh nghiệm của ta cho ta thấy vấn đề độc lập tự chủ xử lý việc của ta là rất quyết định. Ta đã vừa độc lập tự chủ quyết định công việc của mình, vừa tranh thủ đến mức cao nhất có thể, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè trên thế giới.

 

Thay lời kết:

“Ai thông minh hơn?"

Đây không phải là vấn đề tôi đặt ra mà là "đề tài" của một cuộc nói chuyện lúc giải lao giữa hai cuộc họp của đoàn Lê Đức Thọ và đoàn Kissinger. Hôm đó là ngày 19/7/1972, hai đoàn ta và Mỹ làm việc ở nhà số 11, phố Darthé ở ngoại ô Paris. Vào lúc uống trà, ông Kissinger nói đại ý: "Theo tôi , nếu Việt Nam chỉ có anh dũng thì Mỹ thừa sức đè bẹp, nhưng Mỹ chẳng những không đè bẹp được mà còn có nguy cơ thua là vì Việt Nam vừa anh dũng lại vừa thông minh". Tôi cũng như các anh khác có mặt lúc đó hơi bất ngờ với cách nói của ông Kissinger. Các dịp chuyện phiếm chúng tôi đều tham gia, nhưng hôm đó chúng tôi có ý để chờ trưởng đoàn Lê Đức Thọ phát biểu. Anh Thọ có vẻ suy nghĩ rồi nói đại ý: "Tôi thấy nói như vậy hóa ra Việt Nam lại thông minh hơn Mỹ à? Điều đó vô lý vì: Mỹ là nước có nền giáo dục, khoa học, kỹ thuật cao, kinh tế mạnh nhất, có nhiều nhân tài nhất thế giới, chúng tôi là nước nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, giáo dục, khoa học kỹ thuật kém cỏi, rõ ràng so sánh thì Mỹ phải thông minh hơn Việt Nam". ông Kissinger đáp: "Như vậy nếu Mỹ thông minh hơn Việt Nam thì tại sao không đè bẹp được Việt Nam". Anh Lê Đức Thọ nói: "Ông nói cũng có lý nhưng rõ ràng là trình độ Mỹ và Việt Nam khác nhau. Tôi nghĩ rằng Mỹ rất thông minh, nhưng suốt 24h mỗi ngày, Mỹ phải lo đối phó với quá nhiều việc, nào là Xô - Trung, nào là phong trào giải phóng dân tộc, nào là đồng minh kiểu tướng De Gaule, cho nên cái thông minh của Mỹ bị phân tán. Còn Việt Nam chúng tôi 24h/24h đều suy nghĩ một điều duy nhất là "làm sao thắng được Mỹ, phải tìm ra cách thắng Mỹ". Như vậy, có thể kết luận rằng vấn đề không phải là sự thông minh hơn kém mà là cách sử dụng sự thông minh của mình". Ông Kissinger làm như "đạt thoả thuận" và nói: "Tôi đồng ý rằng Việt Nam và Mỹ không thể nói ai thông minh hơn,  nhưng phải nói rằng Việt Nam biết sử dụng sự thông minh hơn cách sử dụng của Mỹ".

Xin lấy câu chuyện trên làm kết luận cho bài. Trong thế giới này, nước lớn hay nước nhỏ đều có cái hay, cái dở, cái mạnh, cái yếu. Nếu ta biết phát huy cái hay, cái mạnh và biết nhận rõ cái dở, cái yếu của mình để quyết tâm khắc phục thì ta có thể làm được điều mà người khác và ngay cả ta ban đầu không dám khẳng định có thể làm được. Điều đó có ý nghĩa với mỗi người cũng như với một đất nước, một dân tộc.

Võ Văn Sung, TP. Hồ Chí Minh, 1/2008

Đọc thêm

Cure Kjm Aloe Việt Nam tự hào nhận giải thưởng 'Sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng' năm 2024

Cure Kjm Aloe Việt Nam tự hào nhận giải thưởng 'Sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng' năm 2024

Sáng ngày 04/05/2024, bà Đỗ Thị Nhàn - CEO Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại 3DO, đồng thời là đơn vị phân phối độc quyền và chính ngạch ...
Diệc bụng trắng, loài chim quý nguy cơ tuyệt chủng rất cao xuất hiện ở Myanmar

Diệc bụng trắng, loài chim quý nguy cơ tuyệt chủng rất cao xuất hiện ở Myanmar

Truyền thông Myanmar đưa tin nhà chức trách nước này phát hiện một con chim diệc bụng trắng, có nguy cơ tuyệt chủng cao ở bang Kachin, miền Bắc Myanmar.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Chiều 4/5, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.
VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) 2024 có thêm sự thay đổi lớn khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới thời điểm khởi tranh giải ...
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động