Chiến lược Quốc phòng Mỹ: Nga, Trung Quốc và hơn thế nữa

Phan Quân
Thách thức từ Nga và Trung Quốc là trọng tâm, nhưng không phải là điểm đáng chú ý duy nhất trong Chiến lược Quốc phòng Mỹ mới được công bố.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Nguồn: AP)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Nguồn: AP)

Ngày 27/10, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố Chiến lược Quốc phòng Mỹ (NDS), Báo cáo cập nhật về tình hình bố trí vũ khí hạt nhân Mỹ (NPR) và Báo cáo về phòng thủ tên lửa (MDR).

Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc công bố đồng loạt ba văn kiện chiến lược này. Đáng chú ý, chỉ gần hai tuần trước, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cũng công bố Chiến lược An ninh quốc gia (NSS), thay thế cho Chỉ dẫn Chiến lược An ninh quốc gia tạm thời hồi tháng Ba vừa qua. Vậy hai tài liệu khác nhau như thế nào? Bản NDS đầu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden có điểm gì đặc biệt?

Vừa giống, vừa khác

Đầu tiên, NSS liệt kê các ưu tiên về an ninh quốc gia và hướng giải quyết chung về đối ngoại, còn NDS diễn giải kỹ hơn các mối đe dọa đã nêu trong NSS, từ đó vạch ra chủ trương chính sách cho các lực lượng vũ trang Mỹ lên kế hoạch tác chiến, chiến lược, phân bổ lực lượng, xây dựng và hiện đại hóa quân đội…

Thêm vào đó, theo quy định của Quốc hội Mỹ, các bản NDS sẽ được công bố định kỳ 4 năm/lần. Kể từ khi được triển khai vào năm 1997, tiền thân của NDS, Báo cáo Quốc phòng 4 năm (QDR) đã trải qua 5 lần cập nhật (1997, 2001, 2006, 2010 và 2014). Khi QDR bị bãi bỏ vào năm 2018, NDS đã tiếp tục chu trình này.

Ngược lại, từ khi xuất hiện năm 1987, NSS chưa bao giờ là tài liệu định kỳ. Đặc biệt, kể từ năm 2000, văn bản chiến lược này có xu hướng xuất hiện vào nửa đầu nhiệm kỳ của mỗi đời Tổng thống Mỹ, cụ thể như năm 2002 và 2006 (đầu nhiệm kỳ I và đầu nhiệm kỳ II của ông George W. Bush), năm 2010 và năm 2015 (đầu nhiệm kỳ I và đầu nhiệm kỳ II của ông Barack Obama), năm 2018 (đầu nhiệm kỳ I của ông Donald Trump) và năm 2022 (đầu nhiệm kỳ của ông Joe Biden).

Như vậy, NDS phản ánh định hướng phát triển xuyên suốt của quân đội xứ cờ hoa, trong khi NSS lại thể hiện quan điểm, lập trường của từng chính quyền Mỹ.

Song việc NDS và NSS năm 2022 được công bố cách nhau chưa đầy nửa tháng phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác đối ngoại, an ninh và nền quốc phòng Mỹ dưới thời ông Joe Biden. Đồng thời, như thường lệ, nhiều vấn đề trong NSS đã xuất hiện trở lại ở NDS. Thách thức chiến lược, an ninh từ “đối thủ” Trung Quốc và Nga là một trong số đó.

Nga và Trung Quốc

Tương tự như NSS, NDS coi Trung Quốc là “đối thủ” lớn nhất với cụm từ “cạnh tranh chiến lược” và “dài hạn”. Trong khi đó, nguy cơ từ Nga mang tính “cấp thiết” hơn, phản ánh bản chất của môi trường đối đầu giữa hai nước. Đây là sự thay đổi rõ ràng so với bản NDS năm 2018, vốn coi Nga là thách thức hàng đầu.

Chuyên gia Catherine Sendak, người từng công tác tại Văn phòng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, NSS đánh giá mối đe dọa từ Nga là đặc biệt nghiêm trọng và đòi hỏi cần hành động sớm để ngăn chặn, đặc biệt thông qua mạng lưới đồng minh và đối tác. Song theo bà, NDS vẫn cho rằng về bản chất, thách thức do Điện Kremlin tạo ra chỉ mang tính cục bộ và bất đối xứng.

Việc tập trung vào khía cạnh quân sự mà quên đi các quyết sách khác có tầm ảnh hưởng khu vực cũng như toàn cầu của Moscow có thể để lại hậu quả khôn lường.

Chuyên gia John K. Culver tại Trung tâm Trung Quốc toàn cầu (Mỹ) lại quan tâm cách Bắc Kinh diễn giải tài liệu quốc phòng từ Washington. Việc Lầu Năm Góc đặt trọng tâm vào các “chiến dịch” cho thấy quân đội Mỹ và đơn vị liên quan sẽ tích cực triển khai nhiều hoạt động quân sự để chiếm ưu thế trên thực địa. Điều này có thể khiến Bắc Kinh đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), thậm chí khiến Trung Quốc quyết đoán hơn với Mỹ và đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương.

Đặc biệt, việc NDS đề cập nỗ lực hỗ trợ và hiệp đồng tác chiến chung với đồng minh, đối tác có thể khiến vấn đề Đài Loan thêm căng thẳng.

Thích ứng và bảo toàn vị thế

Tuy nhiên, điểm trọng tâm đối với các chuyên gia, quân sự và giới quan sát trong bản NDS lần này lại đến từ cụm từ “răn đe kết hợp” (integrated deterrence). Theo đó, song song với sức mạnh quân sự, Washington sẽ sử dụng cả áp lực chính trị, kinh tế và mạng lưới đồng minh để ngăn chặn nguy cơ quân sự với Mỹ.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Leah Scheunemann, cựu Trợ lý đặc biệt cho Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách, nhận định “răn đe kết hợp” là khái niệm tương đối phức tạp và NDS năm 2022 đã đề cập chi tiết hơn đến vấn đề này, thay vì chỉ nêu cụm từ “răn đe” đơn thuần như trong bản NDS năm 2018.

Trên góc độ “răn đe kết hợp” về các mối đe dọa hiện nay, không khó để hiểu tại sao NDS đã “hạ cấp” Nga, từ “cạnh tranh nước lớn” xuống “nguy cơ cấp thiết”.

Một câu chuyện khác được giới chuyên gia quan tâm là sự trở lại của cụm từ “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD). Theo nhà nghiên cứu Leah Scheunemann, trong bối cảnh Nga và Trung Quốc dùng A2/AD để hạ thấp lợi thế của Mỹ về vũ khí quy ước, lực lượng hạt nhân hay mạng lưới đồng minh, Lầu Năm góc sẽ tập trung phát triển vũ khí “xuyên thủng hệ thống phòng ngự từ xa”.

Đồng thời, NDS năm 2022 kiến nghị tăng cường nghiên cứu và phát triển các công nghệ quân sự mới như tên lửa vượt siêu âm, không gian mạng, trí tuệ nhân tạo và vũ khí năng lượng định hướng. Tài liệu này khẳng định Mỹ sẽ “đưa thêm yếu tố biến đổi khí hậu” vào đánh giá các mối đe dọa và tính đến khả năng chống chịu của các thiết bị quân sự trước “các hiện tượng thời tiết cực đoan” trong các quy định về huấn luyện, trang bị và tác chiến của các lực lượng vũ trang. Đây cũng là thay đổi thú vị so với bản NDS năm 2018 thời ông Donald Trump.

Cuối cùng, bản NPR năm 2022 không nhắc tới các lực lượng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân phóng từ biển (SLCM-N). Trước đó, bản NPR năm 2018 từng coi đây là “sự hiện diện phi chiến lược cần thiết tại khu vực” và “năng lực phản ứng đáng tin cậy” trước tấn công hạt nhân giới hạn. Theo chuyên gia Alyxandra Marine tại Trung tâm Scowcroft (Mỹ), năm 2022, nếu NDS được “định hình” quanh Trung Quốc thì NPR để đối phó Nga.

Tài liệu về chiến lược hạt nhân của Mỹ một lần nữa cho thấy Lầu Năm Góc mong muốn tránh sử dụng vũ khí hạt nhân bằng mọi giá, song vẫn có thể ngăn chặn tối đa các tấn công hạt nhân từ đối thủ với vũ khí quy ước đã triển khai.

Có thể nói, bản NDS năm 2022 đã ít nhiều phác họa môi trường chiến lược biến động phức tạp, cũng như nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm thích ứng trước những thay đổi này để bảo toàn vị thế cường quốc quân sự của nước Mỹ trên thế giới.

Chiến lược Quốc phòng mới của Washington: Chuyên gia Mỹ bình luận, có thể khuyến khích Trung Quốc mở rộng năng lực quân sự

Chiến lược Quốc phòng mới của Washington: Chuyên gia Mỹ bình luận, có thể khuyến khích Trung Quốc mở rộng năng lực quân sự

Cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, ông Chas Freeman nhận định: "Chiến lược này xác nhận và ...

Hàn Quốc, Mỹ tăng cường hợp tác an ninh và chiến lược

Hàn Quốc, Mỹ tăng cường hợp tác an ninh và chiến lược

Mỹ và Hàn Quốc mới đây nhất trí tích cực hợp tác triển khai các khí tài chiến lược, diễn tập chung và mở rộng ...

Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ: Vừa giống, vừa khác

Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ: Vừa giống, vừa khác

Dù có nét tương đồng so với các bản trước, song bản Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ dưới thời ông Joe Biden vẫn ...

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Washington phải thắng trong cuộc 'chạy đua vũ trang kinh tế' với Trung Quốc

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Washington phải thắng trong cuộc 'chạy đua vũ trang kinh tế' với Trung Quốc

Ngày 12/10, Mỹ đã công bố chiến lược an ninh quốc gia mới, trong đó tái khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác ...

Xung đột Nga-Ukraine: 'Chất xúc tác' khiến Nhật Bản quyết tâm đổi mới chiến lược quốc phòng

Xung đột Nga-Ukraine: 'Chất xúc tác' khiến Nhật Bản quyết tâm đổi mới chiến lược quốc phòng

Trong bối cảnh quốc tế phức tạp như hiện nay, đặc biệt là trước xung đột Nga-Ukraine, Nhật Bản đang quyết tâm đổi mới chiến ...

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 28/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 28/4/2024. ket qua xo so Kien Giang. kết quả xổ số Kiên Giang ngày 28 ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động