Chủ nghĩa dân tộc - mối đe dọa của châu Âu

Đó là quan điểm của ông Joschka Fischer* trong một bài viết trên mạng Project Syndicate ngày 2/11. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu nghia dan toc moi de doa cua chau au Toàn cầu hóa và sự chia rẽ quan điểm chính trị
chu nghia dan toc moi de doa cua chau au Tác động của toàn cầu hóa tới chủ nghĩa dân tộc

Năm 1995, trong bài phát biểu cuối cùng tại Nghị viện châu Âu, Tổng thống Pháp đương thời Francois Mitterrand đã nói về những thách thức của châu Âu rằng: “Chủ nghĩa dân tộc, đó chính là chiến tranh”.

Khủng hoảng niềm tin

Chủ nghĩa dân tộc và chiến tranh là những điều mà ông Mitterrand phải xử lý trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Và trong bài phát biểu hồi năm 1995, vị Tổng thống Pháp không chỉ muốn nói đến tình hình châu Âu trong nửa đầu thế kỷ XX với hai cuộc Thế chiến, các chế độ độc tài và chủ nghĩa diệt chủng. Mitterrand nhìn nhận chủ nghĩa dân tộc như một mối đe dọa lớn với hòa bình, dân chủ, an ninh châu Âu trong tương lai.

Mặc dù năm 1995, chủ nghĩa dân tộc đang kích động cuộc nội chiến ở Nam Tư (Yugoslavia), có lẽ không mấy ai trong số những người nghe bài phát biểu của Tổng thống Mitterrand có thể hình dung rằng, 21 năm sau, chủ nghĩa dân tộc lại hồi sinh mạnh mẽ trên khắp châu lục. Các chính trị gia theo xu hướng dân túy, vốn tuyên bố mục tiêu là phá bỏ sự thống nhất và hội nhập của châu Âu, đang nhận được sự ủng hộ của người dân trong các cuộc bầu cử cũng như trưng cầu ý dân.

Việc Vương quốc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 6 năm nay đã đặt dấu mốc quan trọng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, kéo theo nhiều động thái phản đối EU ở các nước Hungary, Ba Lan, thậm chí ở Pháp – nơi Marine Le Pen và đảng Mặt trận Quốc gia của bà đang giành nhiều lợi thế trong cuộc đua bầu cử vào năm sau. Tại sao chủ nghĩa dân tộc lại đang thắng thế ở châu Âu, nhất là khi châu lục nhận thức quá rõ về những hệ quả nguy hiểm của xu hướng này trong thế kỷ XX?

chu nghia dan toc moi de doa cua chau au
Những người ủng hộ Brexit tập trung tại London, Anh. (Nguồn: CNBC)

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 được cho là sai lầm của giới tinh hoa chính trị truyền thống. Chính tâm lý chống lại tầng lớp tinh hoa đã làm xói mòn sự đoàn kết và niềm tin trong nội khối châu Âu, qua đó góp phần khiến cho EU lâm vào tình cảnh tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Trên khắp phương Tây, người dân nhìn chung có tâm lý cho rằng quốc gia của họ đang đi xuống vì sự thịnh vượng và quyền lực đang dịch chuyển sang châu Á. Nước Mỹ dần giảm sự can thiệp vào các vấn đề quốc tế, trong khi Nga đang quay trở lại thách thức vị thế và các giá trị của phương Tây. Trên toàn thế giới, nhiều người cảm thấy lo ngại mặt trái của tiến trình toàn cầu hóa, kỹ thuật số hóa, tự do thương mại cũng như chủ nghĩa bảo hộ. Đặc biệt, ở châu Âu, chủ nghĩa bảo hộ thường song hành cùng với chủ nghĩa dân tộc.

Ngoài ra, các quốc gia châu Âu dường như có một nỗi sợ hãi mơ hồ khi họ đang phải đối mặt với làn sóng người nhập cư cũng như những thay đổi chính trị - kinh tế trong nội bộ đất nước. Những diễn biến này, vốn rất giống tình hình xáo động ở châu Âu cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, làm dấy lên nỗi sợ hãi rằng, các đảng phái chính trị truyền thống và các thể chế dân chủ sẽ không thể giải quyết được các thách thức hiện nay.

Tăng cường hội nhập khu vực

Khi nỗi sợ hãi lan tràn khắp châu Âu, người ta lại viện đến chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa biệt lập, tính thuần nhất dân tộc và sự tiếc nuối quá khứ, bất chấp “những ngày tươi đẹp đã qua” nhiều khi cũng nhuốm máu và nước mắt.

Thực tế này phản ánh những thay đổi trong cách người dân châu Âu nhìn nhận chính mình. Sau hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh, tiến trình hội nhập châu Âu từng được xem như là một điều tất yếu. Tuy nhiên, quan niệm cho rằng sự thống nhất sẽ đem lại hòa bình, thịnh vượng và dân chủ đã dần suy yếu bởi các cuộc khủng hoảng hiện nay. Thậm chí, sự thống nhất của châu Âu có thể bị phá vỡ hoàn toàn nếu nó không sớm được củng cố.

chu nghia dan toc moi de doa cua chau au
Cờ các nước thành viên EU treo bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: Getty Images)

Tôi không nghĩ việc củng cố mô hình quốc gia – dân tộc có từ lâu đời ở châu Âu sẽ là giải pháp cho những thách thức trong thế kỷ XXI. Nếu châu Âu quá tin tưởng vào vai trò của chính phủ dân túy, họ sẽ phải trả giá đắt vì kém hội nhập, nhất là trong bối cảnh các quyết sách quan trọng mang tính toàn cầu thường không được đưa ra bởi châu Âu, thay vào đó là Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc khác.

Bên cạnh đó, châu Âu cần phải tăng cường hội nhập vì châu lục đang phải đối mặt với các thách thức xuất phát từ các khu vực phụ cận là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Bắc Phi. Châu Âu không có được vị trí an toàn về an ninh như Mỹ - quốc gia nằm giữa hai đại dương lớn. Thay vào đó, sự an toàn và thịnh vượng của châu Âu có được phần nhiều dựa vào sự liên kết và nỗ lực chung giữa các quốc gia.

Câu hỏi then chốt về tương lai của châu Âu là: EU cần làm gì để bảo đảm hòa bình và an ninh cho người dân? Câu hỏi đó không dễ trả lời, nhưng chắc chắn EU cần những cải cách quyết liệt, đồng thời tăng cường kết nối các nước thành viên dựa trên những nền tảng và vận mệnh chung.

* Ông Joschka Fischer nguyên là Ngoại trưởng Đức và Phó Thủ tướng Đức, từ năm 1998-2005.

chu nghia dan toc moi de doa cua chau au CETA thoát hiểm vào phút chót

Sau nhiều ngày gặp bế tắc do sự phản đối của vùng Wallonia (Bỉ), ngày 30/10, Liên minh châu Âu (EU) và Canada đã chính ...

chu nghia dan toc moi de doa cua chau au EC kiến nghị gia hạn kiểm soát biên giới Schengen

Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/10 đã có bước đi nhằm kéo dài việc kiểm soát biên giới tạm thời trong khu vực đi ...

chu nghia dan toc moi de doa cua chau au Tái cấu trúc nền chính trị - lựa chọn duy nhất của châu Âu

Đó là quan điểm của ông Kemal Dervis*, Phó Chủ tịch Viện Brookings (Mỹ), trong một bài viết trên Project Syndicate ngày 20/10 vừa qua. ...

Quang Chinh (theo Project Syndicate)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Đọc thêm

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone chính xác nhất

Việc kiểm tra dung lượng 4G đã sử dụng trên iPhone sẽ giúp người dùng kiểm soát được dữ liệu cũng như đảm bảo mạng di động hoạt động ổn ...
Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Thắng U23 Indonesia, U23 Iraq giành vé dự Olympic Paris 2024

Vượt lên dẫn trước nhưng U23 Indonesia thua ngược U23 Iraq 1-2 trên sân Abdullah bin Khalifa (Qatar) ở trận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024.
Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

Không ngạc nhiên với dự báo của OECD, Bộ trưởng Tài chính Anh nhận định thời điểm nước này sẽ tăng trưởng nhanh nhất G7

OECD hạ dự báo tăng trưởng của Anh trong năm nay xuống 0,4% so với mức dự báo 0,7% đưa ra vào tháng 11/2023.
Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Phong cách trẻ trung của 'mỹ nhân màn ảnh Việt' Hồng Diễm

Diễn viên Hồng Diễm không chỉ gây ấn tượng bởi khả năng diễn xuất tự nhiên mà còn ở gu thời trang cuốn hút và thời thượng.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện nghiêm túc và dứt khoát biện pháp mới cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu trợ nhân đạo Dải ...
Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Tổng thống Pháp thừa nhận châu Âu phải 'cư xử tôn trọng' Trung Quốc trong lĩnh vực này

Theo Tổng thống Pháp, khiến Trung Quốc cân nhắc về sự ổn định của trật tự quốc tế sẽ phục vụ lợi ích của châu Âu.
Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Syria tố Israel không kích ngoại ô thủ đô Damascus

Theo Bộ Quốc phòng Syria, ngoại ô thủ đô Damascus của nước này đã hứng chịu một cuộc không kích vào cuối ngày 2/5, khiến 8 quân nhân bị thương.
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động