Cựu Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo: Kiêu sa, quyền uy và cả xót xa!

Tối 18/11/2011, cựu Tổng thống Philippines Gloria Arroyo, người phụ nữ lộng lẫy và quyền lực ngày nào, lặng lẽ nghẹn ngào nghe đọc lệnh bắt ngay trên giường bệnh tại bệnh viện St. Luke ở Thủ đô Manila. Bà bị bắt vì các cáo buộc gian lận bầu cử quy mô lớn trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2007.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bà Gloria Arroyo bị chính quyền cấm xuất cảnh cho dù đã đến sân bay Manila hôm 15/11/2011 trong bộ dạng nẹp cổ và ngồi xe lăn.

Nhìn bà Gloria Arroyo tiều tụy, ốm yếu, ngồi trên xe lăn bị chặn lại tại sân bay quốc tế Manila ngày 15/11/2011 khi đang chuẩn bị bay sang Singapore chữa bệnh, người ta không khỏi ngậm ngùi nhớ đến những hình ảnh quá đối lập của bà khi còn là một nữ Tổng thống kiêu sa và đầy quyền uy.

Nghe lệnh bắt ngay trên giường bệnh

Khác với ngày thường, bên ngoài cửa phòng bệnh của bà luôn có hai viên cảnh sát túc trực 24/24 giờ. Theo Manila Bulletin, hiện có 30 cảnh sát canh gác tại Bệnh viện St. Luke. Lãnh đạo quân đội và cảnh sát đều cam kết duy trì trật tự, phá tan nghi ngờ có mâu thuẫn trong việc bắt giữ cựu Tổng thống. Tất nhiên, theo cảnh sát, dù bị bắt, nhưng bà Arroyo không bị còng tay hay bị áp giải tới đồn cảnh sát, chỉ bị giam giữ ngay tại phòng bệnh.

Tuy nhiên, bác sĩ quân y Herminigilda Salangad, người phụ trách chụp hình, lấy vân tay, cho biết sức khỏe bà Arroyo rất yếu. Vốn bị thoái hóa cột sống cổ, đau thần kinh tọa, bà Arroyo lại phải thường xuyên đeo nẹp cố định cổ. Sau khi bị bắt, sức khỏe bà thêm xấu do sức ép tinh thần. Thực tế, bà vừa bị chụp hình, lăn tay trong khi vẫn phải truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch…

Lệnh bắt giữ bà Arroyo cũng đến khá bất ngờ, nhất là khi Tòa án Tối cao đã cho phép bà được ra nước ngoài chữa bệnh. Theo kế hoạch, bà Arroyo sẽ bay sang Singapore để chữa một căn bệnh về xương hiếm gặp, nhưng khi đến sân bay bằng xe cứu thương hôm 15/11, bà đã bất ngờ bị chặn lại. Mặc dù Tòa án Tối cao Philippines đã cấp phép cho bà Arroyo, nhưng chính quyền đã yêu cầu cơ quan xuất nhập cảnh ngăn cựu lãnh đạo này rời khỏi đất nước do Tòa án thành phố Pasay đã tìm được chứng cứ liên quan cáo buộc bà Arroyo gian lận bầu cử năm 2007.

Tòa án Pasay đã có bằng chứng: luật sư Alan Apuia tố cáo bà Arroyo hối lộ nửa triệu pesos cho các Thống đốc bang để củng cố chiếc ghế Tổng thống, dựa theo tiết lộ của Thống đốc bang Pampanga - ông Ed Panlilio tháng 10/2007. Họ cũng có trong tay cuốn băng ghi âm cuộc đàm thoại giữa bà Arroyo và một quan chức của Ủy ban Bầu cử. Theo đó, bà Arroyo ra lệnh gian lận để bà thắng hơn đối thủ 1 triệu phiếu bầu. Thực ra, những bằng chứng và cáo buộc này từng được đưa ra khi bà còn làm Tổng thống và đã bị bà phủ nhận.

Lần này, theo Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima, chính quyền của Tổng thống Aquino III đã cáo buộc bà Arroyo tham nhũng trong 2 nhiệm kỳ và có biểu hiện gian lận bầu cử. Họ không cho phép bà xuất cảnh do lo ngại cựu Tổng thống chạy khỏi đất nước để tránh nguy cơ đối mặt với các phiên toà liên quan tới tham nhũng và gian lận bầu cử. Ngài Bộ trưởng Tư pháp còn nhấn mạnh, lệnh bắt bà Arroyo “là chiến thắng thực sự của công lý”. Trong khi đó, như trước đây, bà Arroyo phủ nhận mọi cáo buộc. Bà cho biết, bà mắc bệnh về xương hiếm gặp mà chưa có phương pháp điều trị tại Philippines, nên mới phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Nếu bị kết tội phá hoại bầu cử, bà Arroyo có thể phải chịu mức án tối đa là tù chung thân và như thế, bà sẽ là cựu Tổng thống thứ hai của Philippines phải ra tòa, sau khi người tiền nhiệm - ông Estrada bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng, nhưng được chính bà Arroyo ân xá.

Nhớ thời oanh liệt

Giờ ở tuổi 64 tuổi, ốm yếu và nằm trên giường bệnh với sự canh gác của cảnh sát, nhưng chỉ mới một năm trước thôi, bà Arroyo vẫn còn là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Bà Arroyo sinh năm 1947, là Tổng thống thứ 14 của Philippines. Bà là nữ chính khách thứ hai trở thành nguyên thủ quốc gia (sau Tổng thống Corazon Aquino), và là phụ nữ đầu tiên làm phó Tổng thống của đảo quốc này. Năm 2005, bà Arroyo cũng được tạp chí Forbes bình chọn là nhân vật thứ tư trong danh sách những phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới.

Là con gái của Tổng thống thứ 9 Diosdado Macapagal, nên cuộc đời và sự nghiệp của Gloria phát triển khá thuận lợi. Cha đắc cử Tổng thống khi con gái mới 14 tuổi. Tốt nghiệp trung học thủ khoa năm 1964, Gloria được cha cho sang Mỹ du học. Bà từng theo học 2 năm tại Trường Ngoại giao thuộc Đại học Georgetown ở Washington, D.C., và trở thành bạn cùng lớp với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại đây. Bà tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Assumption năm 1968, rồi về nước lấy bằng Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Ateneo de Manila và học vị Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Philippines. Mặc dù học hành nhiều, nhưng Gloria cũng không sao nhãng thiên chức của người phụ nữ. Bà kết hôn với ông Jose Miguel Arroyo năm 1968 và sinh hạ ba con: Juan Miguel (1969), Evangelina Lourdes (1971) và Diosdado Ignacio Jose Maria (1974).

Cho dù thân phụ từng là Tổng thống, song ban đầu bà có vẻ dửng dưng với chính trường. Bà giảng dạy tại các trường đại học suốt từ 1977-1987, trong đó đương kim Tổng thống Aquino III cũng từng là sinh viên của bà ở ĐH Ateneo de Manila. Năm 1987, bà sang làm Phụ tá Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp và được đề bạt Thứ trưởng 2 năm sau đó.

Nhưng sự nghiệp chính trị chỉ mới thực sự bắt đầu khi bà Arroyo đắc cử vào Thượng viện năm 1992 (27 năm sau khi cha bà rời nhiệm sở) và tái đắc cử năm 1995, đứng đầu cuộc bầu cử Thượng viện với 16 triệu phiếu bầu. Với tư cách một nhà lập pháp, bà đệ trình hơn 400 dự luật và bảo trợ 55 đạo luật quan trọng về kinh tế suốt trong thời gian bà phục vụ tại Thượng viện. Với uy tín trên, bà đắc cử Phó Tổng thống Philippines năm 1998. Đến đầu năm 2001, bà thực hiện cuộc chính biến hạ bệ Tổng thống Estrada với các cáo buộc ông này tham nhũng và chính thức bước lên vị trí lãnh đạo Philippines. Bà Arroyo lại tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004 để bắt đầu nhiệm kỳ mới kéo dài 6 năm đến năm 2010.

Trong suốt giai đoạn cầm quyền, bà Arroyo cũng đối mặt với không ít cáo buộc, nhưng đều “tai qua nạn khỏi” và còn vượt qua một số âm mưu đảo chính quân sự như “Binh biến Oakwood” với sự tham gia của hơn 300 binh sĩ ngày 27/7/2003 chẳng hạn. Bà cũng phải đối phó với tình huống khi hồi tháng 8/2003, chồng bà - ông Jose Miguel - bị Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson cáo buộc đã chuyển những khoản đóng góp và ngân quỹ vận động tranh cử vào một tài khoản ngân hàng dưới một tên giả - Jose Pidal. Lacson còn trưng ra những bức ảnh cho thấy đệ nhất phu quân đang “tình tứ” với cô phụ tá Victoria Toh. Những cáo buộc này tuy không có giá trị pháp lý, nhưng đủ để làm Tổng thống bối rối. Bên cạnh đó, nữ cựu Tổng thống còn bị tố cáo tham nhũng khi hưởng lợi từ các hợp đồng với nước ngoài và sử dụng ngân sách nhà nước cho chiến dịch tranh cử… Song, một trong những cáo buộc gây chấn động nhất là bà Arroyo đã lạm quyền và gian lận trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2007.

Vượt bao sóng gió, song xem ra lần này bà Arroyo khó có thể thoát tội, nhất là sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, đương kim Tổng thống Philippines Aquino III từng tuyên bố, một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ của ông là đưa bà Arroyo ra trước pháp luật. Tất nhiên, khi bị bắt, bà Arroyo vẫn đang là dân biểu và người phát ngôn Hạ viện Feliciano Belmonte Jr vừa tuyên bố bà vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi của một nghị sĩ.

Hoàng Minh (Theo AP, BBC, Philippines Star)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024, tình trạng đầu cơ dẫn đến giá tăng nóng, kỳ vọng cú hích từ nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024, tình trạng đầu cơ dẫn đến giá tăng nóng, kỳ vọng cú hích từ nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/5/2024: Giá vàng 'lung lay', Fed thừa nhận khó chống lạm phát, đà tăng của kim loại quý sẽ không dừng?

Giá vàng hôm nay 3/5/2024: Giá vàng 'lung lay', Fed thừa nhận khó chống lạm phát, đà tăng của kim loại quý sẽ không dừng?

Giá vàng hôm nay 3/5/2024: Giá vàng 'lung lay', Fed thừa nhận khó chống lạm phát, đà tăng của kim loại quý sẽ không dừng?
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại ...
OECD: Việt Nam đề nghị Litva đóng góp tiếng nói thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU đối với hàng thủy sản

OECD: Việt Nam đề nghị Litva đóng góp tiếng nói thúc đẩy EC sớm gỡ bỏ ‘thẻ vàng’ IUU đối với hàng thủy sản

Sáng 2/5 giờ địa phương, bên lề Hội nghị Bộ trưởng OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Thứ trưởng Ngoại giao Litva Simonas Satunas.
Cách khôi phục story đã xoá trên Instagram với vài thao tác đơn giản

Cách khôi phục story đã xoá trên Instagram với vài thao tác đơn giản

Instagram là một trong những mạng xã hội được nhiều người dùng yêu thích và sử dụng thường xuyên. Nếu bạn đăng tải story lên Instagram nhưng lỡ tay xóa ...
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Tin thế giới 2/5: Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel…
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái khẳng định không loại trừ việc gửi quân tới Ukraine nếu Nga đột phá chiến tuyến của Ukraine và Kiev yêu cầu hỗ trợ.
Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia - Malaysia thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Indonesia-Malaysia đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như đào tạo học viên và sĩ quan, tình báo, thương mại, công nghiệp quốc phòng...
Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Ukraine cách chức một quan chức an ninh cấp cao, tìm cách phong tỏa thông tin về lãnh thổ

Tổng thống Ukraine ký sắc lệnh cách chức người đứng đầu cơ quan an ninh mạng Illia Vituyk, thuộc Cơ quan an ninh nước này (SBU).
Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Tăng năng lực ứng phó Triều Tiên, Hàn Quốc tăng mạnh một loại thiết bị

Quân đội Hàn Quốc sẽ tăng số lượng thiết bị bay không người lái (UAV) lên gấp đôi hoặc nhiều hơn vào năm 2026.
Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Thêm 2 quốc gia bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện đang chính thức tiến hành đàm phán gia nhập với Argentina và Indonesia.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động