Đạo luật Giảm lạm phát Mỹ: Kỳ vọng và thận trọng

Xuân Hào
Được xứ cờ hoa coi là một bước ngoặt mới về chính sách, song Đạo luật Giảm lạm phát cũng phải đối mặt với thái độ thận trọng từ các đồng minh, đối tác của Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(03.09) Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật Giảm lạm phát ngày 16/8/2022. (Nguồn: Getty Images)
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký Đạo luật Giảm lạm phát ngày 16/8/2022. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 7/8/2022, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (IRA). Các nhà hoạch định chính sách của Washington kỳ vọng rằng đạo luật này sẽ giúp xứ cờ hoa giải quyết toàn diện hai vấn đề lớn, lạm phát và thâm hụt ngân sách, trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, IRA khiến nội bộ nước Mỹ cũng như đồng minh như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc quan ngại.

Tại sao lại có câu chuyện này?

Bước ngoặt quan trọng…

Đầu tiên, IRA được cho là “đáp án” cho bài toán lạm phát trong trung và dài hạn. Lạm phát đang trở thành cơn đau đầu ở rất nhiều nền kinh tế, một phần là dư âm từ các gói hỗ trợ đại dịch Covid-19, cộng hưởng thêm hệ lụy từ xung đột Nga-Ukraine đẩy giá năng lượng và lương thực tăng cao.

Là nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ tất nhiên không phải ngoại lệ. Từ tháng 3/2022, Ngân hàng Trung ương Mỹ (FED) đã tăng lãi suất liên tiếp 8 lần, qua đó phản ánh thực tế rằng vấn đề lạm phát thực sự là ưu tiên của nước này thời gian qua. Trong bối cảnh đó, Washington kỳ vọng rằng IRA có thể góp phẩn ổn định lạm phát một cách bài bản, toàn diện trong trung và dài hạn, với hai lĩnh vực chính chứng kiến sự thay đổi nhiều nhất là năng lượng và dược phẩm.

Thứ hai, đó là giải quyết tình trạng bất bình đẳng thương mại và thâm hụt thương mại. Nhiều cử tri Mỹ cho rằng các hiệp định thương mại tự do truyền thống đã gây nên tình trạng nêu trên. Báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, thâm hụt thương mại của nước này năm 2022 đã tăng lên mức cao kỷ lục, gần 1.000 tỷ USD. Trong đó, phần lớn tỷ trọng nhập khẩu là các mặt hàng máy móc, thuốc men, phụ tùng ô tô,... Do đó, Washington kỳ vọng IRA sẽ thúc đẩy quá trình tái phát triển, từng bước giảm nhập khẩu và cân bằng cán cân thương mại trong tương lai.

Đồng thời, chính phủ Mỹ còn hy vọng thu về 300 tỷ USD nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Cụ thể, IRA sẽ cung cấp tín dụng tới 440 tỷ USD. Đổi lại, quy định về thuế mới sẽ giúp Washington thu về 739 tỷ USD. Các tập đoàn Mỹ có thu nhập trung bình 1 tỷ USD/năm sẽ bị đánh 15% thuế doanh nghiệp tối thiểu. Như vậy, 150-200 công ty, vốn là những “chuyên gia lách thuế” hiện nay, sẽ trở thành “nạn nhân” của IRA.

Trong bối cảnh đó, Washington kỳ vọng rằng IRA có thể góp phẩn ổn định lạm phát một cách bài bản, toàn diện trong trung và dài hạn, với hai lĩnh vực chính chứng kiến sự thay đổi nhiều nhất là năng lượng và dược phẩm.

Thứ ba, IRA sẽ hướng tới thúc đẩy an sinh xã hội và việc làm mới trên khắp nước Mỹ. Các gói hỗ trợ tín dụng, thuế ưu đãi dành cho các lĩnh vực năng lượng sạch và công nghệ xe điện của tương lai được dự đoán sẽ tạo ra làn sóng chuyển dịch sản xuất về nước Mỹ. Đó chắc chắn là tín hiệu tốt cho thị trường việc làm, vốn là yếu tố ưu tiên hàng đầu trong nội trị Mỹ, đặc biệt là trước thềm các cuộc bầu cử Tổng thống.

Như đã phân tích ở trên, IRA không chỉ hướng tới mục tiêu giảm lạm phát thông qua giảm giá năng lượng trong tương lai, mà còn làm giảm chi phí toa thuốc kê đơn, điều chắc chắn sẽ tác động lớn tới nhóm người già, tàn tật và bệnh nhân ung thư. Trên thực tế, tính trung bình giá thuốc kê đơn phổ biến tại Mỹ đắt hơn gần gấp đôi so với giá thuốc cùng loại ở các nước phát triển khác.

Trong bối cảnh đó, IRA sẽ tạo khung pháp lý cho Washington quyền trực tiếp đàm phán, “thương lượng” với các tập đoàn dược phẩm, vốn độc quyền và đang đẩy giá thuốc ở Mỹ lên mức rất cao hiện nay. Cụ thể, trong tương lai, chi phí dành cho đơn thuốc theo toa sẽ dự kiến được giới hạn ở mức trần 2.000 USD/năm. Khi đó, Bộ Tài chính Mỹ sẽ chi ra tổng cộng 64/433 tỷ USD nguồn kinh phí của Đạo luật cho lĩnh vực y tế và giá thuốc cho người Mỹ.

Cuối cùng, chính quyền Mỹ kỳ vọng IRA sẽ là bước tiến lớn trong hiện thực hoá các cam kết, sáng kiến về khí hậu, môi trường của nước này. Khoản tín dụng khổng lồ dành cho lĩnh vực khí hậu, môi trường cũng là điều được mong chờ nhất của IRA.

Thật vậy, phần lớn nguồn tài chính của Đạo luật, 369/433 tỷ USD, được dành cho chống biến đổi khí hậu và cam kết hướng tới phát triển xanh, thân thiện môi trường. Điều này cũng sẽ gián tiếp khuyến khích khối tư nhân đầu tư thêm ít nhất 600 tỷ USD, qua đó nâng tổng kinh phí huy động cho lĩnh vực môi trường ước đạt con số 1.000 tỷ USD trong 10 năm tới, con số được đánh giá là khổng lồ và đầy tham vọng.

Cách giải ngân nguồn tín dụng cũng vô cùng đa dạng. Đó có thể là giảm thuế cho nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, hoặc giảm thuế ưu đãi cho người mua xe điện, hỗ trợ khoản vay đảm bảo giảm rủi ro cho ngân hàng khi đầu tư năng lượng sạch, hay thành lập Ngân hàng Xanh quốc gia được Washington bảo lãnh. Đảng Dân chủ kỳ vọng IRA sẽ giúp giảm 40% lượng khí thải nhà kính ở Mỹ vào năm 2030.

Quan trọng không kém, IRA sẽ giúp giá năng lượng tái tạo ở xứ cờ hoa trong tương lai ổn định và rẻ hơn so với năng lượng hạt nhân hay hoá thạch. Ngoài ra, Washington cũng hy vọng IRA sẽ là bước ngoặt để ngành công nghiệp ô tô và năng lượng sạch của Mỹ chiếm ưu thế hơn trước châu Âu và đặc biệt là Trung Quốc.

(03.09) Đạo luật IRA sẽ có tác động đáng kể tới ngành ô tô điện của nước Mỹ. (Nguồn: Bloomberg)
Đạo luật IRA có thể góp phần thay đổi bộ mặt ngành ô tô điện của nước Mỹ. (Nguồn: Bloomberg)

… hay nỗi thất vọng?

IRA là đạo luật có quy mô lớn, toàn diện và tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội nước Mỹ. Do đó, dù đã được phê chuẩn hơn nửa năm trước, song quá trình triển khai hay hiệu quả của Đạo luật này vẫn cần thêm nhiều thời gian để theo dõi, đánh giá một cách toàn diện hơn. Song điều chắc chắn là sự tranh cãi gay gắt xung quanh đạo luật này, dù là trong nội bộ nước Mỹ hay đồng minh phương Tây.

Theo đó, để nhận được sự ủng hộ cần thiết nhằm “qua cửa” vào phút chót, IRA vẫn giữ điều khoản duy trì ưu đãi thuế đối với cổ phần tư nhân. Điều này khiến nỗ lực hạn chế triệt để việc “lách thuế” lâu nay của một số tỷ phú Mỹ thêm phần khó khăn.

Ngay cả tên gọi của đạo luật này cũng gây tranh cãi. Đảng Cộng hòa cho rằng thuế doanh nghiệp mới sẽ tác dụng ngược lại và đẩy giá lên cao hơn nữa, thay vì “giảm lạm phát”. Một số khác lại nhận định rằng đạo luật thực chất hướng tới cài đặt lại ngành công nghiệp Mỹ theo hướng phù hợp với khí hậu và các mô hình trong tương lai.

Các đồng minh, đối tác của Mỹ cũng đặt nhiều câu hỏi về dự luật này. Trong tháng Giêng, các nhà ngoại giao cấp cao của Hàn Quốc, Nhật Bản đã triển khai hàng loạt thảo luận với Mỹ, với trọng tâm về IRA, đặc biệt là điều khoản ưu đãi thuế dành cho xe điện sản xuất tại Bắc Mỹ. Quan chức của EU cũng nhiều lần bày tỏ lo ngại về làn sóng di cư của doanh nghiệp châu Âu sang Mỹ, đặc biệt là các tập đoàn lớn của lục địa này về sản xuất xe điện, công nghệ sạch, năng lượng gió, pin mặt trời...

Cụ thể hơn, trong chuyến công du Mỹ riêng rẽ cuối tháng 11/2022 và tháng 3/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đều nhấn mạnh vấn đề này với ông chủ Nhà Trắng Joe Biden. Đáng chú ý hơn cả, đầu tháng 2/2023, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cùng Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã có chuyến thăm chung tới Washington, gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen để thảo luận sâu hơn về IRA.

Phát biểu tại họp báo ngay sau đó, hai quan chức này nhấn mạnh châu Âu và Mỹ sẽ duy trì sự “minh bạch toàn diện” về mức trợ cấp và tín dụng thuế để tránh “chạy đua trợ cấp”, đồng thời giữ “liên lạc thường xuyên ở cấp bộ trưởng, đặc biệt về các khoản đầu tư chiến lược”.

Nhượng bộ đáng kể nhất có lẽ là việc Mỹ chấp nhận đối xử bình đẳng đối với các phương tiện thương mại hạng nhẹ từ EU, bao gồm xe thể thao đa dụng (SUV) hay xe bán tải, như các phương tiện được sản xuất từ Bắc Mỹ. Trước đó, IRA chỉ ưu đãi thuế cho người mua các loại ô tô điện được sản xuất ở khu vực Bắc Mỹ.

Đảng Cộng hòa cho rằng thuế doanh nghiệp mới sẽ tác dụng ngược lại và đẩy giá lên cao hơn nữa, thay vì “giảm lạm phát”. Một số khác nhận định rằng, đạo luật thực chất hướng tới cài đặt lại ngành công nghiệp Mỹ theo hướng phù hợp với khí hậu và các mô hình trong tương lai.

Tuy nhiên, EU hiểu rằng chỉ tìm kiếm sự nhượng bộ từ Washington thôi là không đủ. Khối này cần có đối sách mới để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Ngày 1/2/2023, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố dự thảo Kế hoạch Công nghiệp thỏa thuận xanh (GDIP) như một đối trọng với IRA của Mỹ. Theo đó, EU dự kiến cung cấp 250 tỷ Euro nhằm thúc đẩy để “xanh hóa” ngành công nghiệp của khối này, đồng thời giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ net-zero (không phát thải).

Chủ tịch EU Ursula von der Leyen đã nhấn mạnh, “châu Âu quyết tâm dẫn đầu cuộc cách mạng công nghệ sạch”. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Robert Habeck đánh giá GDIP là “đề xuất rất tốt” song điều quan trọng nhất là các thủ tục viện trợ ở Brussels phải nhanh và hiệu quả hơn. EU cũng sẽ nới lỏng các quy định liên quan đến viện trợ nhà nước, đẩy nhanh việc phê duyệt các dự án về khí hậu và thúc đẩy hiệp định thương mại để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô khan hiếm.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để cho rằng những bất đồng về IRA giữa Mỹ và châu Âu, cũng như các đồng minh còn lại của xứ cờ hoa, sẽ vì thế mà sớm khép lại. Ông Taylor Pearce, nhà kinh tế của Diễn đàn Tổ chức tài chính và tiền tệ chính thức (OMFIF) có trụ sở tại Anh, nhận định IRA “tốt cho hành tinh, tệ cho ngoại giao”.

Xét cho cùng, IRA có thể là một chiến thắng chính trị của Tổng thống Joe Biden khi đã thuyết phục thành công lưỡng đảng trước cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua. Đồng thời, nỗ lực triển khai hiệu quả IRA có thể giúp ông tái cử vào năm 2024. Tuy nhiên, từ giờ tới lúc đó, người Mỹ sẽ phải tìm cách xoa dịu đồng minh để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa duy trì sự đoàn kết với những nước này, nhất là về vấn đề Ukraine.

Sự thật phía sau những quyết định tăng lãi suất, vì sao chính sách siêu chặt vẫn đang bất lực trước lạm phát?

Sự thật phía sau những quyết định tăng lãi suất, vì sao chính sách siêu chặt vẫn đang bất lực trước lạm phát?

"Giá như Fed, ECB và các ngân hàng trung ương khác "đi trước đón đầu" bằng cách nhanh chóng tăng lãi suất từ năm ngoái, ...

Quan chức EU kêu gọi khiếu nại Mỹ lên WTO vì Đạo luật IRA

Quan chức EU kêu gọi khiếu nại Mỹ lên WTO vì Đạo luật IRA

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục bày tỏ quan ngại về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ tác động tiêu cực tới ...

Quan chức EU: Mỹ không dành đủ không gian để giải quyết các vấn đề châu Âu quan tâm

Quan chức EU: Mỹ không dành đủ không gian để giải quyết các vấn đề châu Âu quan tâm

EU từng đe dọa sẽ khiếu nại lên WTO và xem xét "các biện pháp trả đũa" nếu Mỹ không đảo ngược các khoản trợ ...

Pháp tiếp tục quan ngại về Đạo luật giảm lạm phát của Mỹ

Pháp tiếp tục quan ngại về Đạo luật giảm lạm phát của Mỹ

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ‘minh bạch’ trong việc trợ cấp và ...

Canh bạc chính trị, ông Biden ‘chơi dốc túi’ vào mục tiêu tái cấu trúc kinh tế Mỹ

Canh bạc chính trị, ông Biden ‘chơi dốc túi’ vào mục tiêu tái cấu trúc kinh tế Mỹ

Nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế Mỹ của Tổng thống Joe Biden là tham vọng, là mạo hiểm hay ích kỷ?

Đọc thêm

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Bảo Anh khoe khoảnh khắc chơi đùa cùng con gái hồi một tháng tuổi

Ca sĩ Bảo Anh khoe khoảnh khắc cưng nựng, chơi đùa bên con gái Misumi hơn một năm trước.
Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Tiết kiệm 'bộn tiền', Ấn Độ không ngừng mua mặt hàng này từ Nga

Trong tháng 4/2024, Ấn Độ đã nhập khẩu nhiều dầu của Nga, song lại giảm nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ biển đảo quê hương

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bảo vệ biển đảo quê hương

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phối hợp bảo vệ biển đảo ...
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Tỷ lệ sinh chạm mức thấp thất, già hóa dân số báo động, Nhật Bản đang phải đứng trước hàng loạt thách thức về kinh tế, an sinh xã hội.
Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm 4/5 tố cáo một loạt vụ tấn công nhằm vào các chính trị gia ở Đức.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phiên bản di động