TIN LIÊN QUAN | |
Covid-19 tại việt Nam chiều 27/5: Thêm 6 bệnh nhân được chữa khỏi, 41 ngày không có ca mắc mới ở cộng đồng | |
Thêm gần 340 công dân Việt Nam từ Hàn Quốc về nước an toàn |
Việt Nam là 'hình mẫu' chống dịch Covid-19 thế giới nên noi theo. |
Trong bài viết trên trang chủ của mình, Gavi nhận định rằng, trong khi các hệ thống y tế của một số quốc gia giàu có đã sắp sụp đổ dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì Việt Nam, một quốc gia đang phát triển lại vẫn đứng vững. Ngày 23/1, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ghi nhận ca nhiễm Covid-19 từ người qua người bên ngoài Trung Quốc. 4 tháng sau, quốc gia này chỉ có 327 ca nhiễm và không có ca tử vong nào.
Với dân số hơn 97 triệu người, Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc đối phó với các dịch bệnh truyền nhiễm khác như SARS, MERS, sởi và sốt xuất huyết. Gavi và các đối tác cũng đã làm việc trong nhiều năm để cải thiện hệ thống y tế của Việt Nam có thể đáp ứng được những thách thức của một dịch bệnh như thế này.
Trong trường hợp của dịch Covid-19, Việt Nam đã dựa vào 4 giải pháp chi phí thấp, cộng với việc thực hiện giãn cách xã hội toàn quốc từ ngày 1-22/4, tạo nên một chiến dịch hiệu quả để chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2 như sau:
Xét nghiệm chiến lược nhanh chóng
Ngay từ khi biết thông tin dịch Covid-19 đã lây lan ngoài Trung Quốc, Việt Nam đã nhanh chóng hành động, theo dõi chặt chẽ các khu vực có biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn sự di chuyển của loài virus mới này. Việt Nam cũng sớm cách ly cục bộ những khu dân cư, những nơi phát hiện ra ca nhiễm mới.
Từ ngày 11/1, khi Trung Quốc có ca tử vong vì virus corona đầu tiên, Việt Nam đã thực hiện kiểm tra sức khỏe bắt buộc tại các sân bay, cửa khẩu, bến cảng. Theo đó, tất cả du khách đều được đo nhiệt độ và những người có triệu chứng sốt, ho, đau ngực hoặc khó thở đều được tách riêng để xét nghiệm cặn kẽ. Thậm chí, khi phát hiện ca nhiễm mới trên chuyến bay nào, tất cả hành khách, phi hành đoàn và những người tiếp xúc với họ đều phải cách ly tập trung trong 14 ngày.
Bộ Y tế Việt Nam cũng đã tổ chức buổi họp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) từ ngày 15/1, nhiều tuần trước khi các quốc gia trên thế giới bắt đầu suy nghĩ đến chiến lược phòng dịch. Những nỗ lực sớm, kết hợp với hành động nhanh chóng và xét nghiệm hiệu quả đã giúp làm giảm tốc độ lây lan của virus corona ngay từ những ngày đầu.
Tất cả hành khách đến Việt Nam đều được đo nhiệt độ và những người có triệu chứng sốt, ho, đau ngực hoặc khó thở đều được tách riêng để xét nghiệm Covid-19. |
Theo dõi dịch tễ chặt chẽ
Khi virus lan rộng khắp thế giới, Việt Nam đã ban hành lệnh cách ly 14 ngày bắt buộc đối với mọi người đến nước này và hủy tất cả các chuyến bay nước ngoài. Những người có triệu chứng Covid-19 được chữa trị ngay lập tức và được theo dõi dịch tế chặt chẽ.
Bộ Y tế cũng đã ghi lại đầy đủ các ca nhiễm, nghi ngờ bị nhiễm hoặc có quan hệ với người bị nhiễm Covid-19 nên việc theo dõi dịch tễ được thực thi nhanh chóng nhờ sự huy động rộng rãi của các ngành y tế, công an, quân đội...
Việt Nam cũng áp dụng công nghệ để truy tìm dịch dịch tễ bằng một ứng dụng di động có tên NCOVI do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển. Ứng dụng cho phép công chúng cập nhật tình trạng sức khỏe hằng ngày và chia sẻ các thông tin mới nhất về dịch bệnh, cũng như các biện pháp vệ sinh cá nhân. Những biện pháp này đã giúp Việt Nam nhanh chóng thông tin đến người dân về các ca nhiễm mới, cũng như tránh cho virus lan rộng ra cộng đồng.
Tin liên quan |
Từ A đến Z trong phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam xứng đáng là ngọn cờ đầu của thế giới |
Chiến dịch tuyên truyền hiệu quả
Việt Nam đã không ngại khi đưa tin rộng rãi về sự nghiêm trọng của dịch Covid-19. Quốc gia này thậm chí còn sử dụng âm nhạc để truyền đạt tầm quan trọng của việc rửa tay. Bài hát “Ghen Cô Vy” của các ca sĩ trẻ ở Việt Nam có giai điệu dễ nhớ và được chia sẻ rộng rãi với toàn thế giới.
Ngày 19/3, Việt Nam cũng đã phát động một chiến dịch gây quỹ để giúp Chính phủ mua thiết bị y tế và bảo vệ cá nhân cho đội ngũ y bác sĩ và đội ngũ chống dịch trên tiền tuyến. Đến ngày 5/4, đã có hơn 2,1 triệu tin nhắn ủng hộ cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19, chưa kể đến là những khoản đóng góp đến từ các công ty tư nhân và quỹ từ thiện.
Cả hai chiến dịch công khai này đều giúp nâng cao nhận thức của người dân về đại dịch Covid-19 và giúp ngăn chặn sự lây lan của nó.
Đã hơn 1 tháng, Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào trong cộng đồng. |
Phát triển kit xét nghiệm
Theo Gavi, một số báo cáo khẳng định Việt Nam không ghi nhận ca tử vong nào vì Covid-19 do thiếu nguồn lực, không thực hiện xét nghiệm rộng rãi. Tuy nhiên, điều đó là không đúng bởi Việt Nam không chỉ mua 200.000 bộ kit xét nghiệm nhanh từ Hàn Quốc, mà còn nhanh chóng phát triển bộ kit của riêng mình.
Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam được phát triển chỉ trong vòng 1 tháng. Sử dụng các kỹ thuật được WHO phê chuẩn, thiết bị này cho kết quả chính xác, xét nghiệm chỉ trong vòng 1 tiếng và giá cả phải chăng. Các xét nghiệm chỉ được thực hiện đối với những người nghi bị nhiễm bệnh, khác với phương pháp xét nghiệm hàng loạt ở nhiều nước.
Bốn yếu tố này là một phần quan trọng tạo nên câu chuyện thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Khi đại dịch còn chưa lắng xuống, Việt Nam đã đạt được những thành công sớm nhưng vẫn chưa rõ liệu số ca nhiễm mới còn giảm trong tương lai hay không. Nhưng theo Gavi, kịch bản trên khó có thể xảy ra bởi Việt Nam đã là minh chứng rõ ràng rằng, đôi khi nước nghèo còn làm tốt hơn nước giàu, ngay cả với việc đối đầu với một đại dịch chưa từng có như Covid-19.
WB bày kế giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 TGVN. Sáng 27/5, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố Báo cáo “Việt Nam Năng động: Tạo nền tảng cho nền kinh tế ... |
Đại sứ Vũ Hồng Nam: Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trong cuộc chiến chống Covid-19 TGVN. Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đánh giá cao các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đối với ... |
Truyền thông Đức: Bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam lạc quan về triển vọng kinh tế hậu Covid-19 TGVN. Mới đây, trang DW News (Đức) đã có bài viết nêu rõ, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khả năng suy thoái ở ... |