Hàn Quốc nên mở lại Khu công nghiệp Kaesong

Việc đóng cửa Khu công nghiệp Kaesong sẽ để lại hậu quả rất lớn cả về kinh tế lẫn chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
han quoc nen mo lai khu cong nghiep kaesong
Khu công nghiệp liên Triều Kaesong. (Nguồn: EAF)

Ngày 11/2 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã bất ngờ đóng cửa Khu công nghiệp liên Triều Kaesong (KIC), nằm cách Khu phi quân sự (DMZ) 10km về phía Bắc. Động thái này của Hàn Quốc được coi là sự trừng phạt vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên. Việc đóng cửa KIC khiến hơn 52.000 công nhân Triều Tiên mất việc làm và hơn 120 công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc có nguy cơ ngừng hoạt động.

Ngày 8/3, Hàn Quốc công bố các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Triều Tiên, bao gồm cấm nhập cảnh đối với 40 cá nhân và 30 tổ chức liên quan đến chương trình vũ khí của Triều Tiên. Chính phủ Hàn Quốc hy vọng rằng, các biện pháp trừng phạt mở rộng sẽ khiến nhiều nước giảm thương mại với Triều Tiên và gây áp lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Thông báo trừng phạt của Hàn Quốc được đưa ra một ngày sau khi Triều Tiên cảnh báo tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân để đáp trả cuộc tập trận thường niên Mỹ - Hàn. Trong bối cảnh căng thẳng tăng vọt trên bán đảo Triều Tiên, triển vọng tiếp tục hợp tác kinh tế liên Triều với biểu tượng là KIC dường như khó dự đoán hơn bao giờ hết.

Phao cứu sinh

Tuy nhiên, Hàn Quốc nên xem xét lại quyết định đóng cửa KIC vì khu công nghiệp này đã đóng vai trò không thể thay thế như “phao cứu sinh” cho mối quan hệ liên Triều và đã tồn tại sau nhiều cơn bão chính trị.

Sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2000, lãnh đạo hai miền Triều Tiên đã nhận thấy rằng, hợp tác kinh tế và giao lưu xã hội có thể được coi là bàn đạp cho sự hòa giải dân tộc. Các chính quyền Hàn Quốc kế tiếp đã theo đuổi cách tiếp cận nước đôi, tiếp tục hợp tác kinh tế với Triều Tiên, bất chấp những căng thẳng chính trị.

Tuy nhiên, kể từ năm 2008, một sự thay đổi có xu hướng bảo thủ trong hoạt động chính trị Hàn Quốc và một quá trình chuyển giao quyền lực hoàn toàn ở Triều Tiên đã đe dọa triển vọng hợp tác kinh tế liên Triều. Chính quyền Lee Myung-bak ở Hàn Quốc tuyên bố rằng, việc mở rộng KIC sẽ phải tạm ngừng cho đến khi vấn đề hạt nhân của Triều Tiên được giải quyết. Mặc dù vậy, KIC vẫn tiếp tục hoạt động và cuối cùng vượt qua cả những xung đột chính trị và quân sự leo thang trong năm 2010 - bao gồm việc đánh chìm tàu ​​hải quân Cheonan của Hàn Quốc và pháo kích Yeonpyeong của Triều Tiên, một hòn đảo của Hàn Quốc nằm gần làn ranh giới phía Bắc.

Sự gián đoạn thực sự duy nhất đối với KIC xảy ra vào năm 2013, khi Triều Tiên đơn phương ngăn chặn người Hàn Quốc vào khu công nghiệp để trả đũa việc Hàn Quốc tổ chức “cuộc diễn tập giải cứu con tin Hàn Quốc tại KIC” như một phần của cuộc tập trận chung hàng năm Mỹ - Hàn. Sau nhiều tháng đóng cửa, chính phủ hai bên đã đồng ý mở lại KIC với một cơ cấu quản lý chung.

Việc mở lại Khu công nghiệp là rất đúng đắn. Cuộc sống của hàng chục nghìn người Triều Tiên đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ sau khi bị mất việc làm, dẫn đến sự mất ổn định khi các công nhân ngành công nghiệp nhẹ đã phải chuyển đến làm việc tại các đồn điền sâm và trong các nhà máy chế biến thực phẩm với điều kiện lao động hết sức ngặt nghèo. Mối lo ngại đang ngày càng tăng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc ở KIC khi họ phụ thuộc vào lao động Triều Tiên với giá rẻ, đây là một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của họ.

Việc công nhân Triều Tiên tiếp tục có việc làm tại KIC, được tiếp xúc với nền kinh tế thị trường và điều kiện lao động tốt hơn sẽ rất có ý nghĩa và giá trị trong việc thúc đẩy cải cách và mở cửa kinh tế của Triều Tiên. KIC cũng đóng một vai trò vô giá như một kênh đối thoại cấp cao và là nền tảng cho giao lưu nhân dân qua biên giới. Thông qua sự tương tác thân mật này, KIC là cơ sở cho việc xây dựng lòng tin giữa hai miền Triều Tiên. Ngoài ra, KIC là cơ hội duy nhất cho các cuộc đối thoại liên Triều và các cuộc đàm phán để đạt được các thỏa thuận.

Huyết mạch liên Triều

Về mặt tinh thần, KIC mang ý nghĩa biểu tượng không thể thay thế trong tâm trí của người Hàn Quốc, như là “huyết mạch” duy nhất còn lại kết nối hai miền Triều Tiên. KIC là sáng kiến ​​hợp tác kinh tế duy nhất còn tồn tại giữa hai miền Nam Bắc. Nó đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể bất chấp những căng thẳng chính trị và quân sự gia tăng giữa hai bên. Nếu KIC bị đóng cửa vĩnh viễn, có nghĩa là hy vọng cuối cùng của sự hòa giải giữa hai miền cũng tiêu tan. Hàng chục nghìn gia đình ly tán và con cháu họ sẽ nhận thấy điều này là quá tàn nhẫn và không thể chấp nhận được.

Chính phủ Hàn Quốc nên cân nhắc lợi và hại của việc đóng cửa vĩnh viễn KIC. Chưa có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên đã sử dụng doanh thu từ KIC cho chương trình vũ khí hạt nhân của mình và việc hy vọng rằng sự đóng cửa KIC sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong hành vi của Triều Tiên quả thật là quá mơ hồ.

Công bằng mà nói, những tổn thất về kinh tế và chính trị của Hàn Quốc khi đóng cửa KIC sẽ lớn hơn nhiều so với lợi ích làm đòn bẩy thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Chính phủ Hàn Quốc nên xem xét nối lại các hoạt động của KIC, đồng thời duy trì một biện pháp tiếp cận có nguyên tắc trên mặt trận an ninh.

Những lo ngại an ninh xung quanh chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã tồn tại kể từ khi KIC bắt đầu hoạt động và đây cũng không phải lần đầu Bình Nhưỡng đe dọa tấn công Seoul. Chắc chắn rằng, các trường hợp cụ thể và cường độ của mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên đã gia tăng đáng kể, song giá trị cơ bản của việc theo đuổi hợp tác kinh tế và duy trì các kênh tiếp xúc liên Triều cũng không nên bị coi nhẹ.

TNB (theo East Asia Forum)

Đọc thêm

Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Người mẫu Ngọc Trinh trở lại hoạt động giải trí, chụp poster cho NTK Đỗ Long

Sau biến cố bị tạm giam, Ngọc Trinh nhận lời làm mẫu ảnh, chụp poster cho show diễn sắp tới của nhà thiết kế Đỗ Long.
Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Điện Biên Phủ tưng bừng cờ hoa đón đại lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng

Gần ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp phố phường Điện Biên nhuộm màu rực rỡ bởi cờ đỏ sao vàng cùng sắc hoa bằng lăng ...
Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong mắt nhiều người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một 'nhà chính trị đi trước nhà quân sự' mà còn là một 'cây đại thụ rợp bóng ...
HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

Chiều 6/5, VFF tổ chức lễ ký kết hợp đồng, công bố ông Kim Sang Sik trở thành tân HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia ...
Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận, đồng Yen có biến động mạnh, nhưng từ chối cho ý kiến về sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động