Hội nghị Điều phối Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (ASCCO) lần thứ 8

Công tác chuẩn bị chu đáo, bài bản là một trong những yếu tố quyết định bảo đảm thành công của Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN 2025. Đó là nhất trí chung đạt được tại Hội nghị Điều phối Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (ASCCO) lần thứ 8 tổ chức ngày 28/01/2016 vừa qua tại Jakarta, Indonesia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
tin nhap 20160131163451

Với thành phần tham dự rộng rãi gồm các quan chức ngoại giao cao cấp từ 10 nước thành viên, đại diện các cơ quan chuyên ngành liên quan và Ban Thư ký ASEAN, Hội nghị đã tập trung thảo luận và đạt nhất trí về nhiều nội dung quan trọng liên quan tới việc tổng kết quá trình triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) 2009-2015 cũng như những phương hướng, biện pháp lớn để triển khai Kế hoạch tổng thể APSC 2025. Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Đại sứ Nguyễn Hoành Năm, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN, dẫn đầu.

Tại Hội nghị, các nước hoan nghênh những kết quả quan trọng đạt được trong quá trình triển khai Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC giai đoạn 2009-2015. Với 100% số dòng hành động được thực thi, Kế hoạch tổng thể APSC 2009-2025 đã giúp nâng hợp tác chính trị-an ninh lên tầm cao mới, đóng góp thiết thực cho hoà bình, an ninh và phát triển ở khu vực. Trong số này có thể kể đến việc nhân rộng và phát huy các quy tắc chuẩn mực ứng xử chung, củng cố và thúc đẩy đi vào chiều sâu những cơ chế, nội dung hợp tác sẵn có (cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Chống tội phạm xuyên quốc gia, Diễn đàn Khu vực ASEAN-ARF, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác-TAC, Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân-SEANWFZ, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông-DOC…) đi đôi với thiết lập các khuôn khổ, công cụ mới nhằm giúp ASEAN ứng phó kịp thời với những thách thức nảy sinh (như Diễn đàn Biển ASEAN và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng-AMF&EAMF, Viện Hoà bình Hoà giải ASEAN-AIPR…). Quan hệ đối ngoại của ASEAN tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu. Trong đó, ASEAN đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 7/10 Đối tác đối thoại, xây dựng Kế hoạch hành động hợp tác giai đoạn mới 2016-2020 và tăng cường hơn nữa Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) với vai trò diễn đàn đối thoại chiến lược cấp cao. Trên cơ sở vai trò trung tâm trong khu vực được giữ vững, ASEAN đang từng bước phát huy vai trò đóng góp trên các diễn đàn toàn cầu. Những kết quả này sẽ tạo đà rất thuận lợi cho việc triển khai Kế hoạch tổng thể APSC 2025, nhất là khi ASEAN đã thống nhất sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp, hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Kế hoạch 2025. Các nước cũng trao đổi về những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện APSC 2015 để áp dụng trong giai đoạn tới. 

Về Kế hoạch tổng thể APSC 2025, các nước nhất trí đánh giá Kế hoạch thể hiện sự tiếp nối và nhân lên những thành quả hợp tác đã đạt, tuy nhắc lại một số nội dung/lĩnh vực hợp tác đã có trong Kế hoạch 2009-2015 nhưng được nâng thêm về chất cho phù hợp với những phát triển mới ở khu vực trên cơ sở cách tiếp cận tổng thể và bổ sung, cập nhật nhiều giải pháp thiết thực. Nổi bật trong số này là các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển (có một mục riêng về an ninh và hợp tác biển), nâng cao khả năng xử lý những tình huống khẩn cấp và tăng cường vai trò toàn cầu của ASEAN. Ngoài ra, phải kể đến một số lĩnh vực ưu tiên mới như thúc đẩy tư tưởng ôn hoà, an ninh và an toàn hạt nhân…Một điểm mới đáng chú ý trong Kế hoạch 2025 lần này nhóm giải pháp hỗ trợ triển khai, gồm tăng cường năng lực thể chế, cải tiến bộ máy và phương thức hoạt động của các cơ quan thực thi cùng với việc thiết lập cơ chế hữu hiệu để theo dõi và báo cáo tiến độ nhằm bảo đảm triển khai đầy đủ, hiệu quả và đúng hạn các dòng hành động đã đề ra.

Chuẩn bị cho thời gian tới, trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn 2009-2015, trong Kế hoạch tổng thể lần này, các nước đã xác định ngay từ đầu cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện cho từng dòng hành động, thời hạn thực hiện và kết quả dự kiến. Bên cạnh đó, các nước cũng trao đổi về một số biện pháp như: gắn kết và lồng ghép những mục tiêu, biện pháp liên quan trong Kế hoạch tổng thể APSC 2025 vào chương trình/kế hoạch công tác của các cơ quan chuyên ngành; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp hoạt động đi đôi với phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan liên quan; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức người dân về mục tiêu, lợi ích của APSC. Nhân dịp này, các nước đã thảo luận những trọng tâm và ưu tiên cần triển khai của APSC trong năm 2016.

tin nhap 20160131163451

Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Nguyễn Hoành Năm nhận định quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể APSC 2009-2015 đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhưng cũng bộc lộ một số tồn tại, do đó cần nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng trong quá trình triển khai Kế hoạch 2025. Về các ưu tiên của APSC trong năm 2016, Đại sứ Nguyễn Hoành Năm đề nghị trên cơ sở đà tiến triển đã đạt, ASEAN cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện những nội dung, biện pháp then chốt trong hợp tác chính trị-an ninh như củng cố TAC, SEANWFZ, ARF, bảo đảm triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm đạt COC…  Đặc biệt, trước những diễn biến gần đây trong tình hình khu vực tác động phức tạp tới môi trường hoà bình và an ninh, Đại sứ Nguyễn Hoành Năm đề nghị ASEAN cần chú trọng nâng cao năng lực ứng phó với tình hình khẩn cấp. Riêng về Biển Đông, ASEAN cần tiếp tục đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy triển khai hiệu quả và đầy đủ DOC và đẩy nhanh đàm phán thực chất với TQ về Bộ quy tắc ứng xử (COC).

Được thông qua ngày 21/11/2015, Kế hoạch tổng thể APSC là một trong 7 văn bản thuộc bộ văn kiện “ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước”. Nội dung chính của Kế hoạch bao gồm 290 dòng hành động (action lines) với mục tiêu xây dựng một Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN vào năm 2025 với 4 đặc điểm chính: i) Một Cộng đồng dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; ii) Một khu vực hoà bình, an ninh và ổn định; iii) ASEAN giữ vai trò trung tâm trong một khu vực năng động và rộng mở hợp tác với bên ngoài; iv) Năng lực thể chế được tăng cường thông cải tiến bộ máy, phương thức hoạt động, nâng cao nhận thức người dân… Tuỳ nội dung, mục đích và thời hạn thực hiện, các dòng hành động này sẽ được phân thành các nhóm cấp bách (immediate), trung hạn (2-5 năm) và dài hạn (trên 5 năm), và sẽ được triển khai cả ở cấp độ quốc gia và khu vực. Trách nhiệm thực hiện Kế hoạch tổng thể APSC 2025 thuộc về các nước thành viên và các cơ quan chuyên ngành liên quan của ASEAN, gồm cả các cơ quan thuộc trụ cột chính trị-an ninh (ngoại giao, quốc phòng, an ninh, chống tội phạm xuyên quốc gia, tư pháp, xuất nhập cảnh…) cũng như trụ cột khác (thanh niên, quản lý thiên tai…).

Được thành lập năm 2006, Hội nghị ASCCO nhằm mục đích tạo diễn đàn để các cơ quan chuyên ngành chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và phối hợp hoạt động trong quá trình xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh. Tương tự như ASCCO, ASEAN đã lập các cơ chế điều phối của trụ cột Kinh tế AEC (COW) và trụ cột Văn hoá-Xã hội ASCC (SOC-COM).

 

PV.

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 28/4/2024: Bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không?

Bài tarot hôm nay 28/4/2024: Bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem bạn có khả năng yêu hoặc kết bạn với người nổi tiếng không nhé!
Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu thu hút hơn 5.000 sinh viên đăng ký tham dự

Cuộc thi tài năng khởi nghiệp toàn cầu thu hút hơn 5.000 sinh viên đăng ký tham dự

Cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu L'Oréal Brandstorm đã thu hút 5.050 sinh viên đăng ký từ hơn 100 trường đại học trên cả nước.
Cận cảnh SUV thuần điện Mercedes-Benz G580 vừa ra mắt

Cận cảnh SUV thuần điện Mercedes-Benz G580 vừa ra mắt

Mercedes-Benz G580 là mẫu G-Class chạy điện đầu tiên trong lịch sử, được ra mắt vào đúng dịp hãng xe sang của Đức kỷ niệm 45 năm ra đời dòng ...
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 vận động viên đã tham gia tranh tài tại Đại hội Thể thao học sinh TP. Hồ Chí Minh - Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - ...
Madrid Open 2024: Carlos Alcaraz thắng nhanh tay vợt hạng 59 ATP

Madrid Open 2024: Carlos Alcaraz thắng nhanh tay vợt hạng 59 ATP

Carlos Alcaraz trở lại sau một tháng nghỉ thi đấu, bắt đầu bảo vệ danh hiệu vô địch Madrid Open, anh giành thắng lợi trước Alexander Shevchenko.
Tìm thấy hóa thạch khủng long ăn cỏ, chạy nhanh, đuôi cong hướng xuống

Tìm thấy hóa thạch khủng long ăn cỏ, chạy nhanh, đuôi cong hướng xuống

Argentina phát hiện hóa thạch loài khủng long ăn cỏ cỡ trung mới, có khả năng chạy nhanh và sống cách đây khoảng 90 triệu năm ở kỷ Phấn Trắng.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động