'La bàn chiến lược': Một phần nhỏ trong 'câu trả lời lớn' của EU trước khủng hoảng Ukraine

Phương Hà
Kế hoạch về an ninh và quốc phòng-La bàn chiến lược của EU vừa được thông qua - những nguy cơ về bất ổn ở châu Âu đã buộc EU phải nâng cao năng lực, sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
'La bàn chiến lược': Một phần nhỏ trong 'câu trả lời lớn' của EU trước khủng hoảng Ukraine
Kế hoạch La bàn chiến lược của EU tập trung vào bốn trụ cột chính gồm hành động, đầu tư, đối tác và bảo mật. (Nguồn: BSG)

"Kim chỉ nam", mở ra hướng đi tham vọng

Ông Josep Borrell, Cao uỷ phụ trách An ninh và Chính sách Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng ở Brussels ngày 21/3 khẳng định: "Các mối đe dọa ngày càng gia tăng và cái giá phải trả cho việc không hành động đã quá rõ ràng. La bàn chiến lược sẽ là kim chỉ nam, mở ra hướng đi tham vọng cho chính sách an ninh và quốc phòng của chúng ta trong thập kỷ tới. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh trước công dân của khối và phần còn lại của thế giới".

Theo Euronews, việc EU thông qua La bàn chiến lược cung cấp cho EU một chương trình hành động đầy tham vọng để tăng cường chính sách an ninh và quốc phòng của liên minh vào năm 2030, chú trọng vào nâng cao quyền tự chủ chiến lược của khối và khả năng làm việc với các đối tác để bảo vệ các giá trị và lợi ích của EU.

Thông cáo của EU có đoạn: “Khối đã thảo luận về kế hoạch suốt hai năm qua và với bối cảnh môi trường an ninh ngày một bất ổn, liên minh buộc phải tăng cường năng lực, nhất là đầu tư vào năng lực phòng vệ để sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào. Đây chỉ là một phần nhỏ trong câu trả lời lớn của EU đối với tình hình tại Ukraine”.

Cụ thể, kế hoạch mà 27 nước thành viên châu Âu thông qua gồm bốn trụ cột chính gồm hành động, đầu tư, đối tác và bảo mật. Trong đó, trọng tâm của kế hoạch là việc sử dụng các nhóm tác chiến được thành lập vào năm 2007 để xây dựng một đơn vị có năng lực điều động nhanh khi cần thiết, lên đến 5.000 binh sĩ trước năm 2025.

Lực lượng này sẽ bao gồm các bộ phận lục quân, không quân và thủy quân lục chiến, có thể được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của một chiến dịch, trong một môi trường không thuận lợi, như xâm nhập lúc đầu, củng cố hoặc dự bị để đảm bảo thoát ra an toàn.

Theo sáng kiến, không nhất thiết toàn bộ 27 quốc gia thành viên phải góp quân vào lực lượng chung, nhưng bất kỳ việc điều động nào cũng cần đạt được sự đồng thuận từ tất cả các bên. Phía Đức ngay sau đó đã bày tỏ mong muốn cung cấp bộ phận nòng cốt của lực lượng phản ứng nhanh trong năm đầu tiên.

Sức ép từ chiến dịch quân sự của Nga

Theo báo Le Soir (Bỉ), chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine đã góp phần thúc đẩy bước đi quyết định của EU, thông qua La bàn chiến lược, nâng cao năng lực quốc phòng và an ninh của châu Âu.

Các nước châu Âu, từ vùng Baltic đến các biên giới của Địa Trung Hải, có những nhận thức khác nhau về “các mối đe dọa”. Chiến dịch quân sự của Nga tạo nên một sự thay đổi mang tính kiến tạo trong lịch sử châu Âu.

Thực ra, từ tháng 11/2021, trước việc binh lính Mỹ rút khỏi Afghanistan theo lệnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và việc Washington bí mật thiết lập một liên minh ba bên với Australia và Vương quốc Anh (AUKUS) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU đã đưa ra chiến lược của riêng mình cho khu vực.

Vào thời điểm đó, ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, tin rằng "sự phụ thuộc quá mức, ngay cả vào những người bạn thân nhất, là không bền vững".

Khủng hoảng Ukraine lại càng khiến EU cảm thấy cần thiết phải có một chiến lược cho riêng mình. Mục đích của La bàn chiến lược là cam kết về một EU có trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh của người châu Âu và bảo vệ lợi ích của châu Âu trong khu vực lân cận.

Bên cạnh đó, La bàn chiến lược củng cố một khía cạnh khác, đó là an ninh của các quốc gia "trung lập", tức là những nước thành viên của EU nhưng không thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như Phần Lan, Thụy Điển, Áo, Ireland, Cyprus và Malta. Theo đó, các nước “trung lập” này sẽ được EU hỗ trợ an ninh theo điều 42.7 của Hiệp ước châu Âu.

Giới chuyên gia đánh giá, hai thập kỷ sau khi các nhà lãnh đạo EU lần đầu tiên đồng ý thành lập một lực lượng 50.000-60.000 quân nhưng không thể hoạt động, chiến lược của người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối Josep Borrell là nỗ lực cụ thể nhất để tạo ra một lực lượng quân sự độc lập.

Tuy nhiên, La bàn chiến lược lưu ý rằng, NATO vẫn là nền tảng trong việc bảo vệ lãnh thổ của Lục địa già, cũng như cho các quốc gia thành viên của liên minh.

Phản bác lại quan điểm về việc thúc đẩy quân sự hóa của EU có thể làm suy yếu sức mạnh của NATO, Cao uỷ Josep Borrell nhấn mạnh các kế hoạch của EU thực sự là “một cách để làm cho NATO mạnh hơn, thông qua việc củng cố sức mạnh phòng thủ”.

Được biết, các cam kết quân sự của EU sẽ tiếp tục được thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 24/3 tại Hội nghị Thượng đỉnh bất thường của NATO. Việc chia sẻ chi phí đồn trú các lực lượng Mỹ ở các nước vùng Baltic như Ba Lan, Romania, Bulgaria và Slovakia sẽ là một trong những chủ đề trong các cuộc thảo luận.

Khủng hoảng năng lượng: LNG có phải 'viên đạn bạc' của EU để nói lời tạm biệt với khí đốt Nga?

Khủng hoảng năng lượng: LNG có phải 'viên đạn bạc' của EU để nói lời tạm biệt với khí đốt Nga?

Liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và các quốc gia khác có thể là giải pháp thay thế hay “viên đạn bạc” ...

EU: Phương Tây đã sai lầm khi hứa kết nạp Ukraine vào NATO

EU: Phương Tây đã sai lầm khi hứa kết nạp Ukraine vào NATO

Ngày 11/3, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách an ninh và đối ngoại Josep Borrell nói rằng, phương Tây đã sai lầm khi ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí ...
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động