Làm sao để Brexit bớt “đau đớn”?

Chuyên gia Mohammed A. El-Erian nêu ra câu hỏi trên và cố gắng đi tìm câu trả lời trong một bài viết đăng trên Project Syndicate ngày 26/9.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
lam sao de brexit bot dau don Giới tài chính Anh lo ngại về tác động tiêu cực liên quan Brexit
lam sao de brexit bot dau don Kinh tế Anh đối mặt với một giai đoạn thách thức

Ông Mohamed A. El-Erian (*) hiện là Chủ tịch của Hội đồng Phát triển toàn cầu Mỹ. Trước đó, ông là CEO của Công ty Quản lý Harvard và Phó Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). El-Erian từng được vinh danh trong top 100 nhà tư tưởng toàn cầu của tạp chí Foreign Policy trong 4 năm liền, từ 2009 đến 2012. Báo TG&VN xin giới thiệu bài viết của ông cùng bạn đọc.

Hệ quả của cuộc trưng cầu ý dân tại Anh về việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đang được cộng đồng quốc tế theo dõi sát sao. Người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, đang trông ngóng xem liệu Brexit sẽ diễn ra như thế nào, không chỉ để hạn chế những tác động không mong muốn của sự kiện này, mà còn để rút kinh nghiệm trong bối cảnh nhiều quốc gia đang đi theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa.

Sự thận trọng của Anh

Ở Đức - quốc gia sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017, sự ủng hộ cho đảng cực hữu Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) đang ngày càng lớn, với bằng chứng là chiến thắng của AfD tại một số cuộc bầu cử cấp bang trong thời gian gần đây. Trong khi đó, tại Pháp, bà Marine Le Pen – lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia, cũng đang cố gắng tận dụng xu hướng dân tộc chủ nghĩa để giành lợi thế trong cuộc đua vào Điện Elyseé vào năm sau.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc không chỉ diễn ra ở châu Âu. Ở Mỹ, ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump đã cam kết rằng, nếu đắc cử, ông sẽ áp đặt thuế quan thương mại đối với Trung Quốc, xây dựng hàng rào dọc biên giới với Mexico, đồng thời cấm những người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ.

Vậy có phải những ảnh hưởng kinh tế đã góp phần vào sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc? Trong trường hợp cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, những tác động tức thời của Brexit bao gồm sự hỗn loạn thị trường tài chính, cú sốc đối với người dân và lòng tin của những nhà đầu tư. Dù tình hình kinh tế - tài chính đã nhanh chóng bình ổn trở lại, nhưng có lẽ nhiều thách thức vẫn chờ đợi nước Anh ở phía trước.

lam sao de brexit bot dau don
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh ở London, Anh. (Nguồn: The Guardian)

Một số chuyên gia đánh giá rằng, mức độ ảnh hưởng của Brexit phụ thuộc nhiều vào quá trình đàm phán giữa Anh và các đối tác châu Âu, đặc biệt là trong vấn đề tự do thương mại và thị trường tài chính. Hiện nay, chính quyền của Thủ tướng Anh Theresa May cũng đang thận trọng từng bước đưa “xứ sở sương mù” rời khỏi EU. Tuy nhiên, bà May nói rõ rằng, bản thân bà và các thành viên nội các sẽ không có trách nhiệm công bố các bản báo cáo về tiến độ Brexit cho công chúng.

Về phần mình, từ sau sự kiện người dân Anh đi bỏ phiếu hôm 23/6, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã lập tức tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, BoE trấn an dư luận rằng ngân hàng này cam kết duy trì sự ổn định tài chính đồng thời phòng ngừa khả năng thị trường rơi vào hỗn loạn.

Sự thận trọng của BoE, cùng với tình hình kinh tế - tài chính vẫn tương đối ổn định ở châu Âu, đã làm yên lòng các công ty cũng như các hộ gia đình. Người dân châu Âu đang trông chờ xem liệu Anh sẽ đàm phán về Brexit theo hướng cứng rắn hay mềm mỏng, để từ đó người dân sẽ có những quyết định của riêng mình nhằm thích nghi mới hoàn cảnh mới.

Các yếu tố chính trị

Ông Daniel Hodson, Chủ tịch Diễn đàn thảo luận về các dịch vụ tài chính (FSNF), nhận định “các động lực chính trị rõ ràng đang hướng tới một quá trình Brexit khó khăn”, và kịch bản này sẽ gây ra thiệt hại đối với người dân Anh. Trong trường hợp Anh quyết định rời khỏi liên minh hải quan EU, London sẽ phải đàm phán lại không chỉ hàng chục thỏa thuận trước đó mà còn phải tăng cường kiểm soát biên giới đối với dòng người và hàng hóa trên các tuyến hàng không, đường sắt và cảng biển.

Việc Anh có thể duy trì ổn định giữa muôn vàn thách thức kinh tế - tài chính cho thấy rằng, với cách tiếp cận đúng, các yếu tố chính trị có thể ngăn chặn những cú sốc lớn như Brexit. Nếu như các nhà lãnh đạo Anh sớm vứt bỏ hệ thống thương mại cũng như các thỏa thuận kinh tế lâu đời với EU trước khi đạt được những giải pháp thay thế toàn diện và uy tín, tình hình có lẽ đã trở nên tồi tệ hơn hiện tại.

Dĩ nhiên, trong giai đoạn hiện nay, giới lãnh đạo ở Anh cũng đang gặp một số khó khăn nhất định. Một khi những điều khoản chi tiết trong việc Anh rời EU được công khai, các công ty và các hộ gia đình chắc chắn sẽ phản ứng, đặc biệt là khi quan hệ thương mại, kinh tế, tài chính giữa Anh và EU bị thay đổi nhiều. Sự phản ứng đó dường như là điều không thể tránh khỏi, và được dự báo sẽ làm chệch hướng phát triển kinh tế cũng như gây bất ổn thị trường tài chính.

lam sao de brexit bot dau don
Cờ của Anh và EU bên ngoài trụ sở EU ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: VentureBeat)

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, một cách tiếp cận thận trọng, được nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình Brexit bớt “đau đớn”. Chính phủ Anh cần cố gắng hết sức để việc đàm phán những nội dung nhạy cảm với EU diễn ra trong bí mật. Bên cạnh đó, khi đến lúc phải công bố những thay đổi trong quan hệ Anh – EU, London nên làm việc này trong bối cảnh họ cũng đang triển khai những chính sách cải cách trong nước một cách toàn diện và mạnh mẽ.

Một chiếc máy bay sẽ không thể cất cánh nếu động cơ trục trặc. Hoàn cảnh của Chính phủ Anh hiện nay cũng giống như vậy. London đang cố gắng chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho một “động cơ” mới rồi mới tháo dỡ những thỏa thuận thương mại cũ với EU, qua đó nhằm tránh rơi vào những “vùng thời tiết xấu” hay thậm chí là “rơi máy bay”.

Cuối cùng, dù chuẩn bị kỹ lưỡng những phương án đối phó với Brexit, Thủ tướng Theresa May cùng các đồng minh cũng cần phải chứng tỏ sự kiên cường và tính linh hoạt hơn so với những người tiền nhiệm để giúp quá trình chuyển tiếp không đi chệch khỏi con đường phát triển và ổn định.

(*) Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

lam sao de brexit bot dau don Các định chế tài chính Anh có thể mất thị trường chung châu Âu

Quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu của các Ngân hàng Anh sẽ tự động kết thúc khi nước này ra khỏi Khu vực ...

lam sao de brexit bot dau don Vì sao nền kinh tế của các nước phát triển tiếp tục suy thoái?

Khi đã thực hiện những biện pháp nới lỏng tiền tệ trong thời gian dài mà không có hiệu quả, các nền kinh tế phát ...

lam sao de brexit bot dau don Các nước Trung Âu có thể phủ quyết thỏa thuận với Anh

Ngày 17/9, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết 4 nước trung Âu gồm: Slovakia, Hungary, Ba Lan và CH Czech sẽ phủ quyết bất ...

Quang Chinh (dịch)

Bài viết cùng chủ đề

Liên minh châu Âu (EU)

Đọc thêm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa vào lớp 10, nhiều ý kiến cho rằng, đề thi không có sự đổi mới so với ...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Chương trình đào tạo lái xe ô tô gồm những môn học nào? Nội dung chương trình đào tạo lái xe ô tô như thế nào? – Độc giả Trí ...
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Tin thế giới 3/5: Tổng thống Nga sắp gặp Chủ tịch Trung Quốc, Hamas ra điều kiện ngừng bắn với Israel, Hàn Quốc bắn hạ vật thể bay trên biển Hoàng Hải

Tin thế giới 3/5: Tổng thống Nga sắp gặp Chủ tịch Trung Quốc, Hamas ra điều kiện ngừng bắn với Israel, Hàn Quốc bắn hạ vật thể bay trên biển Hoàng Hải

Đức khẳng định có bằng chứng Nga tấn công mạng, Nhật-Mỹ-Australia-Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ, Pháp ủng hộ Philippines ở Biển Đông
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Moscow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Moscow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động