"Lửa" Syria lan sang… Lebanon

Lebanon là một điểm đến du lịch được yêu thích ở vùng Vịnh trong mùa Hè với khí hậu Địa Trung Hải mát mẻ. Tuy nhiên, sức nóng của bạo lực ở Syria dường như đã lan sang nước láng giềng này với những vụ nổ súng, pháo kích qua biên giới, bắt cóc trả đũa hay đụng độ sắc tộc giữa các nhóm Sunni và Shi’ite có quan điểm bất đồng về vấn đề Syria.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa

Đây là điều đáng lo ngại cho một Lebanon vốn đã có tình trạng an ninh bất ổn. Hình ảnh những tay súng bịt mặt xuất hiện trên đường phố và thực hiện các vụ bắt cóc gợi nhớ lại cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1990 ở Lebanon khi quốc gia này bị giằng xé bởi các nhóm người Sunni, Shi'ite, Thiên Chúa và Druze. Nạn bắt cóc diễn ra thường xuyên trong cuộc xung đột này và nhiều nạn nhân không bao giờ được tìm thấy.

Khủng hoảng con tin

Thực tế, liên tiếp các vụ bắt cóc người Syria tại Lebanon gần đây có thể châm ngòi cho cuộc khủng hoảng mới ở Trung Đông, đe dọa sự ổn định của toàn khu vực. Với những mâu thuẫn nội bộ sẵn có giữa các nhóm sắc tộc, cùng với vị trí trung tâm các mối quan hệ đan xen tại khu vực, Lebanon đang đối mặt với nguy cơ quay lại vòng xoáy xung đột.

Trong chuyến thăm thủ đô Beirut của Lebanon mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius đã bày tỏ lo ngại về viễn cảnh cuộc khủng hoảng ở Syria lan sang Lebanon. Theo Baltimore Sun, hầu hết các chính trị gia Lebanon cũng nhất trí cho rằng cuộc khủng hoảng Syria có khả năng gây mất ổn định tại Lebanon. Thực tế, những gì đang diễn ra tại nước này có thể ví như đang kề bên miệng ngọn núi lửa chỉ đợi được kích động là phun trào. Vụ bắt cóc 20 người Syria và một người Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực do lực lượng Hezbollah kiểm soát ở Beirut hôm 15/8 đã cho thấy tình hình rất bấp bênh, trong bối cảnh các phe phái thân và chống chính quyền Bashar al-Assad ở nước láng giềng Syria vẫn đang giằng co.

Cuộc "khủng hoảng con tin", như truyền thông Lebanon đặt tên, khởi phát tại Syria từ hôm 13/8, khi Hassan al-Mouqdad, một "tay súng bắn tỉa đánh thuê cho Damascus" bị những người tự xưng thuộc lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) bắt cóc. Hassan - người gốc Lebanon, xuất thân từ một gia đình quyền thế phái Hồi giáo dòng Shiite, thuộc bộ tộc al-Mouqdad gần gũi với lực lượng Hezbollah thân chính quyền Tổng thống Assad. Bộ tộc này còn tuyên bố có cả lực lượng vũ trang riêng. Và để trả đũa vụ việc trên, bộ tộc al-Mouqdad đã tổ chức bắt cóc nhóm người Syria. Người dân Lebanon rùng mình khi thấy trên truyền hình lại xuất hiện những hình ảnh mà họ cố lãng quên của cuộc nội chiến đã xé nát nước này trong 12 năm: một nhóm người mặc quân phục bịt mặt, chĩa súng tiểu liên đe dọa hai con tin. Các khu phố người Shi’ite ở Beirut sục sôi khi canh cánh nỗi lo về sự an toàn của những người Syria, cửa hàng bị đập phá, lao động nước ngoài bị săn đuổi. Sân bay quốc tế buộc phải đóng cửa, một số chuyến bay đêm buộc phải hủy hoặc chuyển hướng vì lý do an ninh.

Thông điệp mà bộ tộc al-Mouqdad đưa ra trên kênh truyền hình Al Mayadeen thân Hezbollah rất rõ ràng: trả tự do cho Hassan, nếu không các con tin sẽ bị xử tử, bắt đầu từ người Thổ Nhĩ Kỳ. Họ còn đe dọa cả công dân Qatar và Saudi Arabia. Hai nước này cùng với Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Bahrain, Kuwait đã kêu gọi công dân nhanh chóng rời khỏi Lebanon.

Hội đồng quân sự của FSA hôm 17/8 đã ra tuyên bố không liên quan đến vụ bắt cóc Hassan al-Mouqdad, nhưng bộ tộc này bác bỏ thông cáo trên. Gia đình Hassan đã yêu cầu Hội Chữ thập đỏ quốc tế (CCIR) can thiệp. CCIR cho biết sẵn sàng tìm kiếm nhưng không tham gia vào bất cứ cuộc đàm phán nào liên quan.

Cuộc khủng hoảng đã mang cấp độ khu vực và có tính chất cộng đồng tôn giáo. Một số giới lên án lực lượng Hezbollah đồng minh của Syria ngầm thao túng các vụ bắt cóc. Trong khi đó, các vương quốc vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc và số phận của Hassan al-Mouqdad, vì lẽ họ ủng hộ mạnh mẽ FSA. Bị kẹp giữa gọng kìm này, người dân Lebanon có nỗi lo lớn về sự lập lại của một cuộc nội chiến tương tự hồi thập kỷ 1980.

Lebanon hành động

Suốt hơn 17 tháng qua, chính quyền Lebanon đã nỗ lực thực hiện chính sách cân bằng tế nhị đối với cuộc xung đột tại Syria. Một mặt, Chính phủ do có những liên hệ với Hezbollah, nên bị coi là thân Assad, trong khi một bộ phận đáng kể dân chúng lại ủng hộ phe nổi dậy ở nước láng giềng. Mặt khác, chính quyền Syria dường như cố tìm cách gây bất ổn nước láng giềng để kéo họ vào một cuộc chiến nhằm gây vết dầu loang ra toàn bộ khu vực. Sau vụ một dân biểu Lebanon theo đạo Thiên Chúa Michel Samaha bị bắt giữ vào tuần trước vì cáo buộc mang chất nổ vào Lebanon nhằm thực hiện hành vi khủng bố, người dân Lebanon lo ngại các vụ việc can thiệp vào công việc nội bộ của họ có thể sẽ làm sống lại những căng thẳng và làm sâu sắc thêm sự phân cực giữa các cộng đồng tôn giáo.

Tổng thống Lebanon Michel Sleimane đã triệu tập một cuộc họp các quan chức phụ trách ngành an ninh, trong đó có cả lãnh đạo Tổng cục An ninh quốc gia, Cơ quan Tình báo nội địa do người Shiite nắm và trên thực tế phụ thuộc vào Hezbollah. Ông tuyên bố sẽ giải quyết vụ việc bằng con đường ngoại giao, thông qua các Bộ Ngoại giao Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, bộ tộc al-Mouqdad vẫn lên tiếng đe dọa bắt cóc thêm người Syria.

Syria dường như đang trở thành vũ đài cho một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa một bên là chính phủ, còn bên kia do phương Tây và các nước vùng Vịnh hậu thuẫn. Kết quả của nó sẽ định hình lại toàn bộ tương lai khu vực Trung Đông. Lebanon đóng vai phụ, nhưng những mâu thuẫn nội bộ giữa người Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, người Shi’ite với người Sunni, cùng với vị trí trung tâm của nước này giữa các mối quan hệ đan xen tại khu vực có thể đẩy Lebanon quay lại vòng xoáy xung đột.

Trước tình hình trên, bốn quốc gia Ảrập đã thúc giục công dân nước mình hãy rời khỏi Lebanon giữa lúc có những dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột tại Syria đang bùng lan sang Lebanon. Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) và Qatar ngày 15/8 đã yêu cầu công dân các nước này ngay lập tức rời khỏi Lebanon. Hãng thông tấn quốc gia Lebanon dẫn lời Đại sứ Saudi Arabia tại Beirut không chỉ đưa ra yêu cầu trên mà còn khuyến nghị công dân Saudi Arabia không tới Lebanon trong điều kiện hiện nay. Các Đại sứ UAE và Qatar cũng có động thái tương tự. Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao nước này yêu cầu Chính phủ Lebanon cung cấp thông tin về công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt cóc. Được biết, các biện pháp an ninh gần những Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Saudi Arabia ở Beirut được tăng cường đặc biệt sau những vụ bắt cóc.

Tương lai Lebanon sẽ ra sao thì chưa ai dám khẳng định, song không loại trừ khả năng xảy ra kịch bản có thể khiến người Lebanon một lần nữa rơi vào chiến tranh. Nếu xảy ra một cuộc tấn công do Israel tiến hành vào các cơ sở hạt nhân của Iran, hoặc chỉ cần các cuộc khẩu chiến giữa hai bên mất kiểm soát, các bên trong khu vực sẽ có lý do để kích động một cuộc chiến mới giữa nhà nước Do Thái và Hezbollah trên chính lãnh thổ Lebanon.

Viên Hòa

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Bài tarot hôm nay 5/5: Trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong chuyện tình yêu, bạn thường mắc phải sai lầm gì nhé!
Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Xin hỏi Cảnh sát giao thông có được phạt nguội thông qua phương tiện giám sát không? Tra cứu phạt nguội như thế nào? - Độc giả Hoàng Kha
Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 những ngày tháng Tư để lại những cảm xúc tuyệt vời, mà mỗi thành viên chúng tôi sẽ không thể ...
Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Từ ngày 2-3/5, tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2024 và một số hoạt động tại Pháp.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động