Mỹ có nên chia sẻ vị trí bá chủ của mình? (phần I)

Bài phân tích mới đây của tác giả Michael Lind trên tờ The National Interest (Mỹ) chỉ ra rằng, vị thế số một của nước Mỹ đang lung lay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
my co nen chia se vi tri ba chu cua minh pha n i Khi niềm tin của Thủ tướng Merkel bị lung lay
my co nen chia se vi tri ba chu cua minh pha n i Đông Á: Nơi hội tụ tham vọng của phương Đông và phương Tây

Mỹ đang trong tình trạng suy yếu tương đối về dài hạn. Tuy nhiên về mặt tuyệt đối, cường quốc số một thế giới này vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và các vùng lãnh thổ khác như châu Phi đang ngày càng phát triển, sức mạnh kinh tế Mỹ sẽ ngày càng thu hẹp, kéo theo sức mạnh quân sự của nước này.

my co nen chia se vi tri ba chu cua minh pha n i
Nền kinh tế hàng đầu thế giới của Mỹ đang bị đe dọa. (Nguồn: Xconomy)

Nền kinh tế không còn là số 1

Dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia đến năm 2050 bởi các chuyên gia, ngân hàng đầu tư và công ty tư vấn đều có một điểm chung đó là trong tương lai, thế giới sẽ có ba trụ cột kinh tế chính: Trung Quốc, Mỹ và châu Âu – hoặc cũng có thể là 4 nếu Ấn Độ tiếp tục tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững như hiện nay.

Báo cáo “Thế giới năm 2050” của PwC (Anh) cho thấy, Trung Quốc sẽ chiếm 20% GDP toàn cầu, 14% thuộc về Mỹ và Ấn Độ, và gần 12% thuộc về châu Âu (nếu coi toàn bộ châu Âu là một khối) vào năm 2050. Một dự báo năm 2015 của Tổ chức nghiên cứu kinh tế toàn cầu Economist Intelligence Unit (EIU) cũng đã vẽ nên một bức tranh về nền kinh tế thế giới khá tương đồng. Dự báo cho rằng, “đến năm 2030, ba nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Đến năm 2050, GDP của mỗi nước Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ sẽ lớn hơn tổng GDP của 5 nền kinh tế tiếp theo (gồm Indonesia, Đức, Nhật Bản, Brazil và Anh)”.

Sự chênh lệch về quy mô như vậy trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Thật vậy, nếu cộng những con số trong bản báo cáo của PwC có thể dễ dàng nhận thấy Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và châu Âu chiếm đến 60% GDP toàn cầu.

Cuộc trưng cầu dân ý rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Anh (Brexit) cùng với sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, dân túy tại châu Âu đã và đang hủy hoại công cuộc thiết lập một siêu cường EU trong nền chính trị thế giới. Châu Âu sẽ trở thành một khối các quốc gia giàu có, thịnh vượng nhưng không đồng nhất mà bao quanh nó là các cường quốc lục địa khổng lồ như Mỹ, Trung Quốc và có thể có cả Ấn Độ.

Trật tự thế giới trong tương lai vẫn sẽ là đa cực và không đơn giản chỉ là hai hay ba cực. Sự vươn lên của Trung Quốc và Ấn Độ trở thành các cường quốc trên thế giới sẽ tạo điều kiện cho các cường quốc khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam hay Brazil, phát huy vai trò và theo đuổi những lợi ích riêng của mình.

my co nen chia se vi tri ba chu cua minh pha n i
Cặp quan hệ Mỹ - Trung đã và đang tác động mạnh mẽ đến trật tự thế giới đương đại. (Nguồn: Huffington Post)

Lịch sử đang lặp lại?

Giai đoạn từ năm 1914 - 2014 có thể được coi là “Kỷ nguyên bá chủ của Mỹ”. Tại một thời điểm trong Chiến tranh thế giới I, GDP của Mỹ đã vượt lên GDP của nước Anh – vốn đang là thế lực hàng đầu thế giới lúc bấy giờ. Một thế kỷ sau, vào năm 2014, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo GDP của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ.

Sau một trăm năm tận hưởng những lợi thế vô cùng to lớn về của cải vật chất cũng như quyền lực so với các đối thủ khác, giờ đây với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ cuối cùng đã có thể gặp được một “đối thủ ngang hàng” đích thực.

Mặc dù về thu nhập bình quân trên đầu người của Bắc Kinh vẫn còn thua xa Washington, tuy nhiên Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn nhất thế giới dựa trên ngang giá sức mua (PPP) và là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới – sản xuất 52% TV màu, 75% điện thoại di động và 87% máy tính cá nhân của toàn thế giới. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Trung Quốc lớn nhất thế giới, gấp đôi Mỹ về quy mô. Ngoài ra, Trung Quốc còn đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại hối. Trong khi Mỹ là đối tác thương mại chính của 76 quốc gia, thì con số của Trung Quốc là 124. Tất nhiên, tiềm lực kinh tế càng lớn thì sức mạnh càng gia tăng, hiện nay Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ trong chi tiêu quốc phòng.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi vượt Anh vào đầu những năm 1900, Mỹ phải đối đầu với một đối thủ, tuy thấp hơn về thu nhập bình quân trên đầu người và thua kém về nhiều mặt, nhưng lại cũng có một nền kinh tế với quy mô ngang bằng với nó. Đây thực sự là một diễn biến chưa từng có. Những đối thủ trước đó của Mỹ như Đức hay Liên Xô dường như không thể nào sánh được với Washington về quy mô cũng cũng như nguồn lực. Các quốc gia khác như Nhật Bản cũng không đủ khả năng để có thể thách thức nền kinh tế cũng như tính ưu việt về tiềm năng quân sự của Mỹ.

my co nen chia se vi tri ba chu cua minh pha n i
Hình minh họa. (Nguồn: E-ir)

Xu hướng dịch chuyển sức mạnh

Bên cạnh đó, nỗi thất vọng ngày càng tăng trong chính sách đối ngoại của Mỹ không chỉ đến từ vấn đề lãnh đạo mà còn xuất phát từ xu hướng dịch chuyển kinh tế và sức mạnh từ Mỹ - châu Âu sang phương Đông.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là nguyên nhân gián tiếp, như một tác nhân xúc tác đối với những thất bại của Mỹ trên nhiều mặt. Trung Quốc đã hậu thuẫn Nga đối kháng với Mỹ và các nước đồng minh châu Âu trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Sự khẳng định sức mạnh của Trung Quốc tại Đông Á đã khiến Mỹ xích lại gần hơn với Nhật Bản, để rồi đề xuất một hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) mà không với sự tham gia của nền kinh tế hàng đầu khu vực này - Trung Quốc.

Tuy nhiên, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi và các nước khác đã cùng Trung Quốc thiết lập lên những thể chế, cơ chế quốc tế thế hệ mới mà trong đó Mỹ không thể phát huy quyền bá chủ của mình. Như “thêm dầu vào lửa”, ngay đến cả những đồng minh thân cận của Mỹ như Anh, Đức và Pháp cũng đã phớt lờ yêu cầu đề nghị từ Washington rồi đi đến tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu.

Mức sống tại Mỹ chắc chắn sẽ cao hơn so với tại Trung Quốc và Ấn Độ cho đến tận cuối thế kỷ XXI, hoặc cũng có thể lâu hơn. Nhưng lời an ủi này vẫn chưa đủ. Ngay cả khi chỉ có một phần nhỏ dân số Trung Quốc và Ấn Độ được hưởng mức sống tại Mỹ thì con số ấy cũng có thể lên tới hàng trăm triệu người. Tuyên bố rằng “nền văn hóa sáng tạo đặc biệt kiểu Mỹ” sẽ luôn là đầu tàu cho sự phát triển công nghệ thế giới dường như đang mâu thuẫn với thực tế tại Thung lũng Silicon, rằng Washington sẽ không thể tiếp tục phát triển, đổi mới nếu thiếu đi số lượng sinh viên và nhân công lành nghề đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác.

Phần II: Các siêu cường không bao giờ rút lui - đón đọc lúc 9 giờ ngày 22/9.

my co nen chia se vi tri ba chu cua minh pha n i Cứu người tị nạn là cứu châu Âu

Cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên ...

my co nen chia se vi tri ba chu cua minh pha n i Ngoại giao quốc phòng của Nhật Bản đối với ASEAN

Chính sách này được thể hiện bằng việc mở rộng sự hiện diện quốc phòng, tăng cường quan hệ đối tác và chia sẻ sự ...

my co nen chia se vi tri ba chu cua minh pha n i 5 câu hỏi về vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên

Vụ thử hạt nhân hôm 9/9 vừa qua của Triều Tiên đã làm dấy lên rất nhiều câu hỏi quan trọng.

 

Minh Tâm (theo the National Interest)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 24/12: Mất bao lâu bạn mới quên được tình cũ?

Bài tarot hôm nay 24/12: Mất bao lâu bạn mới quên được tình cũ?

Hãy rút ngay một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp: Mất bao lâu để bạn có thể quên được tình cũ?
Kết quả xổ số hôm nay, 23/12: XSMN 23/12/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 23/12: XSMN 23/12/24 - Xổ số TP Hồ Chí Minh, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 23/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 23/12/2024. Kết quả xổ số hôm nay 23/12, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Theo quy định mới thì từ 1/1/2025 khi thực hiện thủ tục sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới ...
Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động